Lắng nghe... thiên tai

Tấn Khôi
TGVN. Lắng nghe thiên tai là lắng nghe những chất vấn không 'êm tai' của đại biểu nhân dân, dù có chưa trọn vẹn thì đó cũng là một lời đề nghị, một thỉnh cầu tha thiết, rằng thiên tai có mối liên hệ nào không với những hoạt động kinh tế của con người như dự án thủy điện, với mất mát rừng tự nhiên…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
lang nghe thien tai
Hàng nghìn ngôi nhà của người dân ở Quảng Trị bị nước lũ thiên tai nhấn chìm. (Nguồn: VOV)

Nghị trường Quốc hội ngày 6/11 và trong dư luận các ngày sau đó được làm nóng với chất vấn của Đại biểu Quốc hội Ksor H'Bơ Khăp (Gia Lai) đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về vấn đề mất rừng, phát triển thủy điện hiện nay.

Sở dĩ chất vấn của bà Ksor H'Bơ Khăp trở thành đề tài nóng được bàn luận đa chiều trên mạng xã hội lẫn báo giới, cùng dư luận là vì, miền Trung vừa liên tiếp trải qua lũ lụt, bão dữ, rồi đến sạt lở núi nghiêm trọng khiến nhiều người thiệt mạng tại Huế, Quảng Trị, Quảng Nam…

Thiên tai, mất mát, bao năm rồi miền Trung vẫn phải gánh chịu nạn này như một niềm đau được hẹn trước. Đó vừa là do vị trí địa lý, nhưng khi bão lũ, thiên tai ngày càng khắc nghiệt thì không thể phủ nhận sự tác động từ hoạt động của con người.

Nạn phá rừng, các dự án thủy điện mọc lên, độc canh trong trồng rừng… đã làm dấy lên nỗi lo, bất kể việc này bắt đầu vì ai, vì điều gì thì cũng thấy ở đó có những mối nguy.

Và thật vậy, sạt lở núi, lũ lụt lớn… vừa qua khiến mọi người có thêm lý do để tin vào những tác nhân đến từ con người trong biểu hiện của thiên tai khắc nghiệt bất thường càng ngày càng nguy hiểm, khó lường.

Cũng chính vì vậy, mặc dù có những luận cứ chất vấn của bà Ksor H'Bơ Khăp còn những điểm cần tìm hiểu thêm liên quan đến lập luận về rừng trồng, cây cao su, khí thải từ loại cây này… nhưng lại được một bộ phận đông đảo trong dư luận đồng tình. Có lẽ, bà đã nói đúng vào niềm tâm tư của họ, những người dân chứng kiến lũ lụt, sạt lở gây mất mát cho đồng bào mình ở miền Trung.

Từ những sự đồng thuận trong dư luận này, có lẽ việc của các cơ quan chức năng liên quan đến tài nguyên, môi trường là cần tìm ra nguyên nhân, giải pháp để trả lời cho người dân bằng thực tiễn. Có phải vì rừng mất đi nhiều và thủy điện nở rộ, trồng rừng thiếu khoa học… đã là nguyên nhân dẫn đến của thiên tai bất thường, gây hậu quả kinh hoàng hiện nay?

Nếu thế thì ai chịu trách nhiệm cho những sự cố được gọi tên “thiên tai” nhưng có phần góp mặt của bàn tay con người, trong đó có trách nhiệm của các bộ ngành liên quan?

Lắng nghe thiên tai vì thế cũng là lắng nghe dân, lắng nghe nỗi khổ mà người dân đang gánh chịu. Nỗi khổ đó không chỉ của một số ít người cá biệt mà cả một miền Trung trắng trời mưa bão, nhìn xuống chỉ thấy một màu đục ngầu của nước lụt.

Lắng nghe thiên tai là để tìm cho được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mà chính nó làm hao người, tốn của cả đất nước không biết bao nhiêu kể này. Và từ đó có sự điều chỉnh trong chính sách phát triển, công tác quản lý và khai thác nguồn tài nguyên rừng của đất nước.

Việt Nam từ xưa đã tự hào là có “rừng vàng biển bạc”, những tài nguyên vô giá đến từ thiên nhiên vốn là thế mạnh này có lẽ đã không còn vẹn nguyên. Và có lẽ, vì quá “tự tin” vào sự dồi dào của tài nguyên rừng mà chúng ta đã có thời gian khai thác thái quá, thiếu quản lý một cách khoa học và bền vững?

Cách đây khoảng vài chục năm, những vùng quê miền Trung có rừng nhiều, thanh niên trai tráng làm nghề “đi núi” săn những bảng cây lớn. Họ giàu lên từ rừng nhưng rừng nghèo đi vì họ. Sau đó là thủy điện, rồi đến những rừng keo lá tràm được quy hoạch trồng vi vút khắp các miền quê. Nhưng cây keo lá tràm không phải là cây lâu năm và hút nước nhiều, rễ không bám sâu nên khi mưa lâu không có độ bám chắc. Trồng rừng keo độc canh nên thảm thực vật không đa dạng…

Rất nhiều những trăn trở đó cũng là nỗi lo chưa thể nào hóa giải của người dân trước nạn thiên tai, khi những cơn bão vẫn lăm le ngoài Biển Đông, rồi đến áp thấp nhiệt đới, mưa to kéo dài trong tháng 11 này…

Những ngày vừa qua, cả nước hướng về miền Trung để cứu trợ khẩn cấp. Những chuyến hàng nặng trĩu ân tình của người dân đã, đang và sẽ xoa dịu bớt nỗi đau, mất mát, phần nào giúp đồng bào khắc phục khó khăn. Nhưng rồi sao nữa, sau bão lụt, rừng vẫn tiếp tục mất, thủy điện tiếp tục nở rộ… thì nguy cơ bão lụt, sạt lở sẽ lại rơi xuống những mái nhà dân.

Lắng nghe thiên tai còn là lắng nghe những chất vấn không êm tai của đại biểu nhân dân, dù có chưa thật trọn vẹn thì đó cũng là một lời đề nghị, một thỉnh cầu tha thiết, rằng thiên tai có mối liên hệ nào không với những dự án thủy điện kia, với mất mát rừng tự nhiên…

Lắng nghe thiên tai vì thế cũng là lắng nghe dân, lắng nghe nỗi khổ mà người dân đang gánh chịu. Nỗi khổ đó không chỉ của một số ít người cá biệt mà cả một miền Trung trắng trời mưa bão, nhìn xuống chỉ thấy một màu đục ngầu của nước lụt. Là những cái gục đầu, thảng thốt của những em bé mất cha mẹ chỉ sau một cơn lũ quét qua mái nhà. Là nỗi lo bạc mái đầu người dân dải đất cong cong và cả thao thức của hàng triệu con người khác.

Nếu thiên tai không nghiêm trọng như vừa rồi thì nguồn lực dành cho cứu trợ có thể để lo cho những chuyện quốc kế dân sinh khác. Lúc đó, người dân đã nghèo cũng đỡ một cái eo, bớt thắt ngặt khi đang phải gánh chịu khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Lắng nghe thiên tai còn là lắng nghe những chất vấn không êm tai của đại biểu nhân dân, dù có chưa thật trọn vẹn thì đó cũng là một lời đề nghị, một thỉnh cầu tha thiết, rằng thiên tai có mối liên hệ nào không với những dự án thủy điện kia, với mất mát rừng tự nhiên… Nếu có thì phải có giải pháp chứ không phải vòng vo, nói tránh, nói giảm đi để yên lòng dư luận một cách tạm thời, trong khi nguy cơ vẫn còn đó, chưa được ngăn lại bằng những chính sách căn cơ, mang tầm quốc gia và hướng tới những mục tiêu bền vững.

ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng: Chúng ta không nên ‘ăn xổi ở thì’ với thiên nhiên

ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng: Chúng ta không nên ‘ăn xổi ở thì’ với thiên nhiên

TGVN. Theo ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng, chúng ta phải lấy thước đo an toàn của con người, xã hội, của nền kinh tế, tránh tình ...

Sách giáo khoa lớp 1: 'Không thể trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm'

Sách giáo khoa lớp 1: 'Không thể trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm'

TGVN. Đó là quan điểm của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) trên hội trường Quốc hội ngày 4/11 liên quan đến ...

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nếu chúng ta không thay đổi...

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nếu chúng ta không thay đổi...

TGVN. ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho biết, vừa trở về từ miền Trung, ông thấu hiểu tình cảm của cả nước hướng về khúc ruột ...

Tấn Khôi

Xem nhiều

Đọc thêm

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Cách để làm video TikTok thu hút và lên xu hướng là gi? Hãy cùng khám phá 4 cách tạo video TikTok triệu view từ hình ảnh và video có ...
Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động