ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng: Chúng ta không nên ‘ăn xổi ở thì’ với thiên nhiên

Yến Nguyệt
TGVN. Theo ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng, chúng ta phải lấy thước đo an toàn của con người, xã hội, của nền kinh tế, tránh tình trạng 'kiếm củi ba năm thiêu một giờ', vì 'lợi ích nhỏ mà bỏ lợi ích lớn', vì cái lợi ích trước mắt mà bỏ cái lợi ích lâu dài, để cắm cúi vào phá rừng, phá núi để làm thủy điện, hay để làm các dự án khác…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
dbqh luu binh nhuong chung ta khong nen an xoi o thi voi thien nhien
ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, nếu chỉ quản lý trên giấy, để rồi đất vẫn lở, dân vẫn chết, của cải vẫn bị trôi, bị vùi thì mọi sự chỉ đạo đều vô giá trị. (Ảnh: NVCC)

Vấn đề thủy điện, rừng và bảo vệ môi trường làm nóng diễn đàn quốc hội. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Nhiều đại biểu cho rằng, một trong những nguyên nhân do lũ lụt gây ra có sự tác động của con người, mà cụ thể trong đó có nguyên nhân của phá rừng, thủy điện. Các dự án liên quan đến phá rừng cũng như việc bảo vệ, quản lý rừng của chúng ta chưa có kết quả, dẫn đến hủy hoại môi trường, nảy sinh những thảm họa trong thời gian qua.

Vấn đề này làm nóng diễn đàn xuất phát từ việc nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đến miếng cơm manh áo, đến sự an nguy của người dân. Nhất là sau khi xảy ra lở đất làm thiệt hại rất lớn về người, tài sản ở một số tỉnh miền Trung.

Tôi cho rằng, không được phép phiến diện và cực đoan khi đánh giá vấn đề này. Bởi vì đây là một vấn đề rất lớn, nó không chỉ tác động đến vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước mà còn liên quan cả đến đời sống của người dân, vấn đề khoa học...

Quả thực, không thể nói hoàn toàn nguyên nhân của hậu quả lũ lụt tại miền Trung vừa qua do phá rừng, làm thủy điện hay làm một cái gì đó. Một điều gì đó cũng không thể làm nên thảm họa như thời gian qua, đó là vấn đề có sự tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Khách quan là do càng ngày càng biến đổi khí hậu khắc nghiệt, khó lường. Bão liên tiếp, bão chồng bão, lũ chồng lũ, tác hại đó cộng hưởng với nhau, gây tiêu cực về thiên nhiên vô cùng lớn.

Bên cạnh đó, do tính chất việc bảo vệ hồ đập, quyết định tính toán phân lũ ở các hồ chứa nước cũng là một trong những tác nhân bổ sung gây nên lũ lụt trong thời gian vừa qua.

Cho đến bây giờ, bão vẫn chưa dứt nhưng không thể không nói đến tác nhân chính - yếu tố con người. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo nhiều lần về địa hình, địa chất, địa khí hậu của chúng ta có những bất thường. Họ đã cảnh báo rằng, đó là khu vực có tiềm ẩn nguy cơ lở đất của Việt Nam. Chính vì thế, cần có sự bảo vệ, không được tác động mạnh mẽ các yếu tố con người vào đó để gây ra những tác động xấu.

Tuy nhiên, theo thông tin báo chí, các nhà quản lý của chúng ta dường như đã không chịu lắng nghe, bỏ ra ngoài tai những cảnh báo đó. Việc quy hoạch, phê duyệt, cho thực hiện những dự án ở các vùng lõi rừng phòng hộ đã tác động vào tự nhiên, đó là yếu tố con người.

Bởi vì rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trong tình trạng biến đổi khí hậu, bão lũ đương nhiên có sức chịu đựng, chống chọi tốt hơn nhiều lần so với những rừng thưa, rừng mới trồng, đồi trọc.

Khi tiến hành các dự án, người ta phải tác động, nổ mìn, đóng cọc, đào bới, làm đường, phải cắt núi, cắt rừng, phải cắt đồi, phải xén chỗ nọ, phải xén chỗ kia, nhiều chỗ phải cắt chân núi, triền đồi. Từ đó sẽ có độ rung, tác động kết cấu thay đổi, địa hình thay đổi thì đương nhiên khi gặp những tác nhân mạnh mẽ như bão lũ rất dễ xảy ra tình trạng sụt lở đất cũng như những thảm họa. Thử nghĩ xem tại sao nó không sụt lở chỗ khác mà cứ lở loanh quanh chỗ đóng thủy điện?

Do đó, chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan những yếu tố mới rút ra được bài học để xử lý những vấn đề có liên quan đến lũ lụt, lở đất, thiên tai… và xử lý trách nhiệm đối với từng người cụ thể.

Trước sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão đã cảnh báo điều gì, thưa ông?

Vấn đề biến đổi khí hậu được đưa ra như một cảnh báo lớn. Đây là vấn đề bắt buộc chúng ta phải có tầm nhìn xa hơn, linh hoạt hơn về mặt dự báo.

Khi tính toán, thiết kế các dự án, chúng ta phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố để đảm bảo, tránh việc “đổ dầu vào lửa”, thiên nhiên đã khắc nghiệt rồi, con người càng phải cẩn trọng hơn. Nếu bây giờ con người không thận trọng nữa, chủ quan, vì những cái lợi trước mắt lại bỏ cái lợi lâu dài, để thiệt hại xảy ra như thế thì con người thực sự đang “ăn xổi ở thì” với thiên nhiên.

Chúng ta đã có một nguyên tắc, phương châm là không đánh đổi sự phát triển bằng mọi giá, đặc biệt là không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển. Vấn đề này đã được đưa ra thành phương châm, thành nguyên tắc sống nhưng bây giờ chính chúng ta lại vi phạm, các nhà quản lý lại vi phạm, đã tiếp tay làm những điều không phù hợp với những nguyên tắc chúng ta đã đặt ra.

Từ việc quy hoạch, thẩm định, cho ý kiến, cấp phép cho thực hiện các dự án xâm hại rừng đầu nguồn, làm thay đổi kết cấu tự nhiên khu vực cảnh báo nguy hiểm… mà không có giải pháp căn cơ, sẽ rất khó chủ động trong phòng chống, khắc phục hậu quả.

Bài học là phải luôn luôn có thái độ, tinh thần, kế hoạch, phải nghiên cứu sâu và dự báo, tôn trọng các cảnh báo, các kết quả nghiên cứu khoa học để xây dựng những kịch bản đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, khi những thảm họa xảy ra, phải kịp thời; phải có sự vào cuộc của các nhà chính trị, phải có một thái độ chính trị rõ ràng. Nhà nước phải phản ứng kịp thời bằng mọi phương tiện và chúng ta phải coi đấy là các “mặt trận”, biết huy động các nguồn lực. Phải khẩn trương khắc phục các hậu quả, đồng thời phải có biện pháp để ổn định nhằm phát triển.

Từ vấn đề này phải tiến hành quy hoạch lại tất cả những vị trí, những nơi, những điểm tiềm ẩn nguy cơ. Qua đó, chúng ta đánh giá lại từ những vấn đề làm ăn kinh tế đến tổ chức đời sống dân cư, làm thế nào, dù phát triển, nhưng để người dân phải chịu thảm họa như thế quả thật phải thay đổi, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm ngay.

Vấn đề đặt ra, con người phải ứng xử với thiên nhiên ra sao? Chúng ta phải thay đổi như thế nào? Bài học nào dành cho con người?

Con người muốn ứng xử với thiên nhiên được trước hết phải nhìn nhận cách ứng xử với con người, lấy mục tiêu của con người để ứng xử với thiên nhiên. Như vậy anh phải đánh giá những vấn đề của bản thân nền kinh tế-xã hội và quyền lợi của con người, sự an toàn của con người để đánh giá ngược trở lại đối với thiên nhiên, chứ không phải vì thiên nhiên mà đánh giá con người.

Cho nên, chúng ta phải lấy thước đo an toàn của con người, sự an sinh của con người, sự an toàn của xã hội, sự an toàn của nền kinh tế, tránh tình trạng “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”, vì lợi ích nhỏ mà bỏ lợi ích lớn, vì cái lợi ích trước mắt mà bỏ cái lợi ích lâu dài để cắm cúi vào phá rừng, phá núi để làm thủy điện, hay để làm các dự án khác. Như vậy, chúng ta phải có một chiến lược bảo vệ thiên nhiên tốt hơn.

Chúng ta cần có giải pháp căn cơ, bền vững, chiến lược lâu dài để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt thế nào?

Ở đây, chúng ta phải lưu ý là phải phát triển bền vững, nếu phát triển mà đổi một mạng người, vài mạng người, vài chục mạng người, vài trăm mạng người để lấy một công trình, một dự án thì đấy là điều không thể chấp nhận được, nếu không muốn nói là cái giá quá đắt.

Phương châm “không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển” thực tế ở nước ta hiện tại ra sao, thưa ông?

Tôi cho rằng, đây là phương châm đang được mọi người tôn trọng. Tuy nhiên, ở một số công trình, dự án người ta chưa thể hiện được vấn đề này. Hay nói cách khác, vẫn có ở đâu đó việc sẵn sàng bỏ qua hoặc tìm cách nói dối để người ta vượt qua được cái “cửa ải” rất khó cả về mặt tâm lý cũng như về mặt chính trị để “kiếm chác” các lợi ích khác.

Vì lợi ích che mờ, người ta không màng đến, không còn tầm nhìn xa hơn nữa. Tôi cho rằng, chính bản thân những người đầu tư này đến một lúc nào đó họ sẽ mất hết, bản thân họ sẽ bị “sập bẫy” do chính cái bẫy mà họ giương ra.

Điều đáng nói không phải ở chỗ ta có văn bản gì, quy định gì, chỉ đạo gì… Cái quan trọng chính là nhìn vào kết quả, những hậu quả để đánh giá. Nếu chỉ quản lý trên giấy, để rồi đất vẫn lở, dân vẫn chết, của cải vẫn bị trôi, bị vùi thì mọi sự chỉ đạo đều vô giá trị.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, “bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hằng năm như là một quy luật của thiên nhiên. Chính vì vậy, không thể dùng lòng tốt để khắc phục được những hậu quả của bão lũ từ năm này sang năm khác”. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Đương nhiên, lòng tốt không thể thay thế cho mọi cái được. Lòng tốt chỉ có thể tạo nên sự trắc ẩn, có thể giảm nhẹ, hàn gắn những vết thương. Con người ta phải biết khôn ngoan, phải thông thái, phải sống không chỉ dựa vào lòng tốt mà phải tôn trọng và thực thi đúng những nguyên tắc.

Nếu chúng ta phá bỏ các nguyên tắc mà chỉ dựa vào lòng tốt, khi nào thấy hoạn nạn thì cho người ta miếng ăn hoặc thấy lũ lụt thì đem đồ cứu trợ thì tôi cho rằng đó chỉ là giải quyết về mặt tình thế thôi.

Còn con người ta sống với nhau phải có pháp luật, phải có nguyên tắc. Nếu chúng ta từ bỏ, cố tình quên hoặc vi phạm các nguyên tắc, để xảy ra những vấn đề hoặc hậu quả nặng nề là không thể chấp nhận được. Không thể lấy lòng tốt làm thước đo để khắc phục hậu quả của bão lũ là vì thế.

Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Mất rừng không có nghĩa là cứ nghĩ đến thủy điện'

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Mất rừng không có nghĩa là cứ nghĩ đến thủy điện'

TGVN. Trả lời chất vấn chiều 6/11, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, mất rừng không có nghĩa là cứ nghĩ đến thủy điện…

Sách giáo khoa lớp 1: 'Không thể trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm'

Sách giáo khoa lớp 1: 'Không thể trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm'

TGVN. Đó là quan điểm của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) trên hội trường Quốc hội ngày 4/11 liên quan đến ...

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nếu chúng ta không thay đổi...

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nếu chúng ta không thay đổi...

TGVN. ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho biết, vừa trở về từ miền Trung, ông thấu hiểu tình cảm của cả nước hướng về khúc ruột ...

Yến Nguyệt (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động