30 năm quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc: Những bước tiến nổi trội và kỳ vọng tạo bước ngoặt mới

Nguyễn Hồng
30 năm sau ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992-22/12/2022), đặc biệt là trong năm 2022, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc có những bước tiến nổi bật. Nhân dịp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp nhà nước Hàn Quốc từ ngày 4-6/12, cùng nhìn lại những ấn tượng đó.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
30 năm quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc: Những bước tiến nổi trội và kỳ vọng tạo bước ngoặt mới
Quan hệ hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc đã đi được chặng đường 30 năm với rất nhiều dấu ấn quan trọng và nổi bật. (Nguồn: Shutterstock)

Nâng tầm cao mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Yoon Suk Yeol, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 4-6/12/2022.

Đây là chuyến thăm chính thức Hàn Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới, là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch nước đến Hàn Quốc sau 11 năm và là chuyến thăm cấp cao nhất của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Hàn Quốc kể từ khi nước này có Tổng thống mới.

Theo đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là quốc khách đầu tiên của Tổng thống Hàn quốc Yoon Suk Yeol kể từ khi ông nhậm chức.

Trong thông điệp in trên Đặc san “30 năm quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc: Cùng hướng tới tương lai” do Báo Thế giới & Việt Nam xuất bản (tháng 12/2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc viết: Quan hệ hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc đã đi được chặng đường 30 năm với rất nhiều dấu ấn quan trọng và nổi bật, được coi là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ bang giao. Tin cậy, hiểu biết giữa hai nước ngày càng được củng cố, chúng ta đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực.

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, với quyết tâm và nỗ lực chung của hai nước, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua, hai bên sẽ cùng bước tiếp chặng đường mới với tầm nhìn, mục tiêu to lớn hơn, toàn diện hơn, chiến lược hơn, tạo dựng dấu ấn mới tương xứng tầm mức quan hệ hai nước, mang lại lợi ích thiết thực cho hai dân tộc, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và những kết quả hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc đang ở giai đoạn hết sức tốt đẹp. Đây cũng là thời điểm Việt Nam đang chủ động triển khai đường lối đối ngoại mà Đại hội XIII của Đảng đã thông qua.

Kể từ tháng 10/2009, sau khi nâng cấp lên quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược, hợp tác hai nước ngày càng gặt hái nhiều “trái ngọt”, từ chính trị, an ninh và quốc phòng đến đầu tư, thương mại, giáo dục, du lịch, hợp tác địa phương.

Quãng thời gian 30 năm tuy chưa phải là dài, nhưng đủ để chứng kiến những bước tiến trong quan hệ hai nước. Đặc biệt, Việt Nam-Hàn Quốc đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực, tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau không ngừng được củng cố.

Trong năm 2022, hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương được duy trì theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp. Đặc biệt, cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo.

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần này được đánh giá là “sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ Việt-Hàn”.

Chính quyền mới của Tổng thống Yoon Suk Yeol về cơ bản đã hình thành những định hướng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc thời gian tới, trong đó coi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng nhất trong chính sách toàn cầu của Hàn Quốc; đồng thời coi ASEAN là trung tâm của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Việt Nam là nước trọng điểm trong ASEAN.

Trong điện đàm giữa Tổng thống Yoon Suk Yeol với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 23/3 và hội đàm trực tuyến giữa Tổng thống Yoon Suk Yeol với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 8/6, Tổng thống Hàn quốc đã bày tỏ hy vọng chuyến thăm Hàn Quốc trong năm nay của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo bước chuyển quan trọng cho sự phát triển bước ngoặt của quan hệ hai nước nhân kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc.

Tổng thống Yoon Suk Yeol mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, đối tác quan trọng trong Chính sách đối với ASEAN của Hàn Quốc và cũng là nước điều phối quan hệ Hàn Quốc-ASEAN vì tự do, hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Điểm sáng 30 năm

Hợp tác thương mại-đầu tư là điểm sáng khi Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ 1 về đầu tư, thứ 2 về ODA, thứ 3 về thương mại.

Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam với 79,9 tỷ USD tổng vốn đăng ký, hơn 9.200 dự án còn hiệu lực. Trong năm 2021, đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 4,95 tỷ USD, với gần 361 dự án mới.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc đứng thứ 2 (sau Singapore) về đầu tư mới với vốn đăng ký cấp mới đạt 3,5 tỷ USD.

Mặc dù ảnh hưởng bởi Covid-19, song kim ngạch thương mại song phương vẫn duy trì ở mức cao từ 66,2 tỷ USD (năm 2018) lên 78 tỷ USD (năm 2021). Trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 51,18 tỷ USD.

Hợp tác trong lao động giữa hai nước chính thức khởi động từ năm 1993 thông qua chương trình phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt.

Tính đến tháng 9/2022 đã có khoảng 115.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc và 28.674 lao động hiện đang làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS).

Trong những năm qua, hai nước đã triển khai nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi tăng cường trao đổi khách. Hàn Quốc nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam.

Trung bình mỗi tháng có hơn 1.000 chuyến bay thẳng Việt Nam-Hàn Quốc. Năm 2019, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam đạt 4,2 triệu lượt; khách Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 550 nghìn lượt người.

Lượng khách Hàn Quốc tới Việt Nam giai đoạn 2020-2021 giảm do tác động của dịch Covid-19 song đang tăng trở lại từ đầu năm 2022. Trong 10 tháng đầu năm 2022, đã có 423.420 lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam, đứng đầu trong các thị trường gửi khách và dự kiến đà tăng trưởng sẽ còn tiếp diễn trong năm tới.

Quan hệ hợp tác giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án Hàn Quốc được triển khai từ năm 2002. Chính phủ hai nước đang thúc đẩy đàm phán ký Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, tạo điều kiện để công dân mỗi nước yên tâm sinh sống, làm việc tại nước kia.

Trong hợp tác giáo dục, hai nước đã ký nhiều văn bản hợp tác. Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội; ký Thỏa thuận dạy thí điểm tiếng Hàn ở cấp trung học.

Việt Nam đã áp dụng chương trình giáo dục phổ thông tiếng Hàn-ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam-Hàn Quốc cũng được đẩy mạnh.

Theo thống kê của Cục quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc, hiện cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc có hơn 216.000 người, gồm hơn 37.000 lao động phổ thông theo Chương trình EPS và lao động thuyền viên, gần 2.000 lao động kỹ thuật, hơn 60.000 người kết hôn di trú, hơn 14.000 sinh viên, hơn 35.000 thực tập thông thường và nghiên cứu sinh, hơn 32.000 người thăm thân.

Hàn Quốc cũng có cộng đồng hơn 180 nghìn kiều dân tại Việt Nam, phần lớn là doanh nhân. Hai bên thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị tại mỗi nước, góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước.

Cộng đồng phật giáo Việt Nam tại Hàn Quốc phát triển và có nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về quê hương, Tổ quốc. Hiện đa số các tỉnh, thành, địa phương của ta đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều địa phương, tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc. Các nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở 59 địa phương, tập trung nhiều nhất ở Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng, Thái Nguyên, TP. Hồ Chí Minh.

Như vậy, hiệu quả hợp tác trên các mặt trong 30 năm qua đã tạo nền tảng vững chắc với những cơ hội hợp tác phong phú, mới mẻ đang được mở ra và sẽ trở thành động lực phát triển, tạo đà, mở rộng không gian hợp tác cho quan hệ song phương trong tương lai.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các tổ chức người Hàn Quốc tại Việt Nam

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các tổ chức người Hàn Quốc tại Việt Nam

Chủ tịch nước khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ quyền lợi chính đáng cũng như tạo mọi điều kiện thuận ...

Kỷ niệm Quốc khánh Hàn Quốc, 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc

Kỷ niệm Quốc khánh Hàn Quốc, 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc

Năm 2022 không chỉ là năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao mà còn là dấu mốc quan trọng, mở ra ...

Việt Nam-Hàn Quốc: Kỳ vọng nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam-Hàn Quốc: Kỳ vọng nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện

“Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Hàn Quốc đúng lúc hai nước đang sôi nổi tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm ...

Nguyên Đại sứ tại Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Tiến Vân: ‘Nơi tôi ngưỡng mộ và gắn bó hơn nửa cuộc đời…’

Nguyên Đại sứ tại Việt Nam tại Hàn Quốc Phạm Tiến Vân: ‘Nơi tôi ngưỡng mộ và gắn bó hơn nửa cuộc đời…’

Với Đại sứ Phạm Tiến Vân, đất nước Hàn Quốc chính là quê hương thứ hai, nơi ông gắn bó mật thiết, lâu dài và ...

Ươm mầm tiếng Việt cho con em gia đình Việt-Hàn

Ươm mầm tiếng Việt cho con em gia đình Việt-Hàn

Mong muốn góp phần lưu giữ và ươm mầm tiếng Việt trong thế hệ con em thuộc gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc, ...

Đọc thêm

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động