Công nhân tại một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. (Nguồn: Thời báo Tài chính) |
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng từ con số ít ỏi 2 triệu USD năm 1988, lên mức 524 tỷ USD vào cuối năm 2022. Với hơn 36.000 dự án FDI đang hoạt động và tổng vốn là 441 tỷ USD, 57% trong số đó được giải ngân, Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng chủ động thu hút và quản lý FDI.
Việt Nam thành công trong chiến lược FDI là do nhiều yếu tố, trong đó có cải cách chính sách và phát triển hạ tầng.
Hiện tại, trong ba trụ cột của tăng trưởng kinh tế, gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, FDI đóng vai trò then chốt, đặc biệt là trong xuất khẩu. Khu vực FDI không chỉ có đóng góp lớn mà còn vượt trội so với các doanh nghiệp trong nước ở một số khía cạnh.
Tất nhiên, dù vẫn phải đối mặt với những thách thức từ hoàn cảnh bất lợi ở trong nước và toàn cầu nhưng là một nền kinh tế mở phụ thuộc vào xuất khẩu, Việt Nam cần duy trì vị thế là điểm đến lâu dài hấp dẫn cho các doanh nghiệp đa quốc gia.
Thuế tối thiểu toàn cầu nhằm ngăn chặn chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Việt Nam đã có kế hoạch áp dụng sắc thuế này. Đây là động thái cho thấy, Việt Nam sẵn sàng điều chỉnh khung chính sách đầu tư phù hợp với xu hướng toàn cầu.