4 năm sau phán quyết PCA: Trung Quốc vẫn hung hăng tại Biển Đông nhưng pháp luật sẽ được thượng tôn

TGVN. Đã 4 năm kể từ khi PCA ra phán quyết về Biển Đông, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục có các động thái khiêu khích nhưng phán quyết của PCA vẫn sẽ được nhắc đến như một sự ngợi ca tính thượng tôn pháp luật, như là phương thức để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và chỉ rõ ai là người sai lầm khi cố đeo bám những yêu sách đi ngược lại phán quyết này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Học giả Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông
Philippines gửi thông điệp đanh thép nhất tới Trung Quốc về Biển Đông
4 năm sau phán quyết PCA: Trung Quốc vẫn hung hăng tại Biển Đông nhưng pháp luật sẽ được thượng tôn
Đoàn đại biểu Philippines dự phiên điều trần trước PCA vào tháng 7/2015. (Nguồn: AP)

Phán quyết chỉ rõ "ai là người sai"

Ngày 12/7, Philippines đã một lần nữa kêu gọi tuân thủ phán quyết 4 năm trước của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye, trong đó vô hiệu hóa những yêu sách tham lam của Trung Quốc tại Biển Đông dựa trên các căn cứ lịch sử mà không có bất kỳ khả năng thỏa hiệp nào.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. đã đưa ra lời kêu gọi nói trên nhân lễ kỷ niệm ngày 12/7/2016, ngày PCA ra phán quyết mà ông cho rằng đã giải quyết một cách thuyết phục vấn đề quyền lịch sử và các quyền hàng hải tại Biển Đông dựa theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ông Locsin tuyên bố: "Phán quyết này là không thể đem ra thương lượng. Tòa án có thẩm quyền đã phán quyết rằng, những tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong vùng biển này là không có cơ sở pháp lý". Đây là tuyên bố đanh thép nhất mà Philippines đưa ra cho tới nay trong việc đánh dấu bước ngoặt này.

Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa án và đã từ chối tham gia vào tiến trình phân xử sau khi Chính quyền của tổng thống Philippines thời điểm đó, ông Benigno Aquino III, thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ vùng biển này hồi năm 2013. Trung Quốc đến nay vẫn không tuân thủ phán quyết của PCA, tiếp tục có những động thái hung hăng dẫn tới các tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Philippines và Malaysia trong những năm gần đây.

Tổng thống Philippines đương nhiệm Rodrigo Duterte, người đã ủng hộ quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền năm 2016, nêu ra vấn đề này trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi năm ngoái, tuy nhiên nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thẳng thừng đáp rằng "Chúng tôi sẽ không thay đổi lập trường".

Ông Duterte từ lâu đã bị những người theo chủ nghĩa dân tộc và các nhóm cánh tả ở Philippines chỉ trích vì không ngay lập tức và mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA. Ông Duterte ban đầu đã hạ thấp mức độ ưu tiên của phán quyết này nhằm khôi phục mối quan hệ với Trung Quốc, vốn đã trở nên căng thẳng do xảy ra các tranh chấp lãnh thổ kéo dài. Ông tìm tới Trung Quốc vì lý do thương mại, đầu tư và viện trợ, đồng thời thường xuyên đả kích các chính sách an ninh của Mỹ.

Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển chiến lược này. Mỹ không tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, nhưng nhiều thập kỷ qua đã triển khai tàu và máy bay chiến đấu để tuần tra và thúc đẩy quyền tự do hàng hải tại vùng biển đông đúc này.

Phán quyết của PCA cũng ủng hộ quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của nước này, nơi những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đã khiến kế hoạch khai thác dầu mỏ và khí đốt của Manila bị trì hoãn nhiều năm.

Ngoại trưởng Locsin nhấn mạnh, PCA đã phán quyết rằng, các hành động diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines là xâm phạm quyền chủ quyền của nước này và do đó "là bất hợp pháp".

Ông cũng nêu ra những vi phạm khác của Trung Quốc được PCA viện dẫn, trong đó có cải tạo quy mô lớn và xây dựng các đảo nhân tạo gây tổn hại môi trường nghiêm trọng. Ông nói: "Sự tuân thủ có thiện chí đối với phán quyết này sẽ phù hợp với những nghĩa vụ của Philippines và Trung Quốc theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi kỷ niệm việc ban hành phán quyết này như một sự ngợi ca tính thượng tôn pháp luật, như là phương thức để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và chỉ rõ ai là người sai lầm khi cố đeo bám những yêu sách đi ngược lại phán quyết này".

Tiếp tục các động thái khiêu khích

Đã 4 năm kể từ khi PCA ra phán quyết về Biển Đông, song theo các nhà phân tích, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục có các động thái khiêu khích và áp dụng chiến thuật sử dụng sức mạnh tại vùng biển này.

Theo trang mạng Times of India, nhằm khiêu khích các nước láng giềng cũng như phương Tây, Trung Quốc gần đây đã điều một tàu hải cảnh tới các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Trang Express.co.uk đưa tin, tàu hải cảnh 5402 của Trung Quốc ngày 1/7 đã rời cảng Sanya ở tỉnh Hải Nam, các dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy, con tàu này đã dừng ở Đá Subi- một trong số những căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV) ngày 2/7.

Andrew Scobell, nhà phân tích khoa học chính trị cấp cao của Tập đoàn RAND có trụ sở tại Mỹ, đồng thời cũng là giáo sư Đại học Thủy quân Lục chiến- đánh giá, đây là các động thái của Bắc Kinh nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình, sử dụng mọi sức mạnh của quốc gia.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và hung hăng khẳng định các tuyên bố chủ quyền này trong những năm gần đây. Ngày 23/4, trong một cuộc họp trực tuyến với ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Trung Quốc tiếp tục áp dụng chiến thuật hăm dọa ở Biển Đông trong khi cộng đồng quốc tế đang phải đối phó với đại dịch Covid-19.

ASEAN - Trung Quốc cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC

ASEAN - Trung Quốc cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC

TGVN. Hội nghị Tham vấn Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc (ACSOC) lần thứ 26 đã được tổ chức vào ngày 1/7 theo hình thức trực tuyến.

Quan tâm cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyên gia Australia ủng hộ gia tăng chi tiêu quốc phòng

Quan tâm cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyên gia Australia ủng hộ gia tăng chi tiêu quốc phòng

TGVN. Ngày 30/6, Giám đốc điều hành của Viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Jennings đã bình luận về việc Chính phủ liên bang công ...

Mỹ thể hiện quyết tâm đối mặt với bất cứ ai thách thức các chuẩn mực quốc tế tại Biển Đông và khu vực

Mỹ thể hiện quyết tâm đối mặt với bất cứ ai thách thức các chuẩn mực quốc tế tại Biển Đông và khu vực

TGVN. Mỹ đang không chỉ "đề cập nhiều hơn" đến vấn đề Biển Đông mà còn gia tăng những hoạt động của Hải quân tại ...

Thu Hiền (theo AP)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 27/11. Lịch âm 27/11/2024? Âm lịch hôm nay 27/11. Lịch vạn niên 27/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi hôm nay 27/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Xem tử vi 27/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria mong muốn chia sẻ, gợi mở với thành phố Hải Phòng những kinh nghiệm, giải pháp, hợp tác về phát triển công nghiệp, cảng biển...
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động