Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: Báo Xây dựng) |
Theo đó, danh mục các thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam bao gồm: 56 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 1038/QĐ-BKHĐT ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)…
Cùng với đó, 2 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 814/QĐ-BKHĐT ngày 25/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án sân golf thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án sân golf thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng công bố 65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam bao gồm: 10 thủ tục hành chính cấp Trung ương (thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ)…
Bên cạnh đó, 55 thủ tục hành chính cấp tỉnh (22 thủ tục hành chính do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện và 23 thủ tục hành chính do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký 2/6/2021.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 20,9 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4% và vốn địa phương quản lý đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5 gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.