Nhỏ Bình thường Lớn

7 câu hỏi đặt ra với Trung Quốc trong năm 2017

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đứng trước nhiều mối quan tâm.
TIN LIÊN QUAN
7 cau hoi dat ra voi trung quoc trong nam 2017 Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 6 tháng liên tiếp
7 cau hoi dat ra voi trung quoc trong nam 2017 5 từ khóa định hình chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Kinh tế giảm tốc, Trung Quốc liệu có duy trì được mục tiêu tăng trưởng?

Trong quý III/2016, Trung Quốc đã kiểm soát để kinh tế tăng trưởng ổn định trong ngưỡng 6,7%. Tuy nhiên cùng với áp lực đi xuống ngày càng lớn, kinh tế Trung Quốc năm 2017 sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong khi vẫn muốn kiểm soát mức độ tăng trưởng của GDP ở mức trên 6,5%.

Trong bối cảnh chính sách tài khóa tích cực sẽ trở thành công cụ ủng hộ tăng trưởng, Trung Quốc sẽ đề cao cảnh giác với bong bóng tài sản, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Nước này có thể sẽ áp dụng những biện pháp như nâng chi phí ban đầu khi mua nhà và thuế nhà đất... để giảm xu thế đầu cơ trong ngành bất động sản. Tuy nhiên, một trong những điều đáng lo ngại với kinh tế nước này gần đây là những biện pháp hạn chế trong ngành nhà đất đã làm giảm sức mua.

7 cau hoi dat ra voi trung quoc trong nam 2017
Nền kinh tế Trung Quốc suy giảm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ của thế giới. (Nguồn: Economic Times)

Vấn đề Đài Loan sẽ ra sao?

Quan hệ hai bờ trong năm 2017 sẽ chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó bao gồm cả chính sách đối với Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, quyết tâm của Bắc Kinh cũng như những biểu hiện của Đảng Dân Tiến của Đài Loan. Hiện lãnh thổ Đài Loan có "quan hệ ngoại giao” với hơn 21 nước nhỏ. Cùng với việc Bắc Kinh có thái độ cứng rắn với việc Đài Loan đòi độc lập, tình hình kinh tế Đài Loan ảm đạm dẫn đến không gian quốc tế của lãnh thổ này của Trung Quốc cũng bị thu hẹp. Cần quan sát thêm liệu trong năm 2017, lập trường của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn sẽ cứng rắn hay linh hoạt hơn trong mối quan hệ với Đại lục.

Quan hệ Trung - Mỹ thời Tổng thống Trump sẽ đi về đâu?

Qua những phát ngôn mang tính thách thức của ông Donald Trump liên quan đến Trung Quốc và việc vị Tổng thống đắc cử Mỹ mời học giả theo phái diều hâu làm Cố vấn chính sách với Trung Quốc cho thấy mối quan hệ Trung - Mỹ thời Trump sẽ gập ghềnh và không suôn sẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu ông Trump trừng phạt Trung Quốc về mặt thương mại, Bắc Kinh có thể sẽ giảm nhập khẩu từ Mỹ hoặc trừng phạt các tập đoàn của Mỹ, từ đó có khả năng nảy sinh “cuộc chiến thương mại”.

7 cau hoi dat ra voi trung quoc trong nam 2017
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: USA Today)

Số phận của TPP và RCEP sẽ như thế nào?

Giới quan sát nhận định, nếu Mỹ không tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì nhiều khả năng TPP với 12 nước thành viên sẽ “giải tán”. Hiện tiêu điểm đang chuyển sang Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zeland). Hiệp định RCEP có khả năng sẽ kết thúc vào trước cuối năm 2017, hiện có Peru và Chile cũng bày tỏ chuẩn bị bắt đầu đàm phán để tham gia vào Hiệp định này.

Brexit sẽ có tác động gì đối với Trung Quốc?

Thủ tướng Anh cho biết tiến trình rời EU của Anh (Brexit) sẽ bắt đầu vào cuối tháng 3, tuy nhiên thời gian cụ thể chưa được xác định. Những tác động của sự kiện Brexit đối với Trung Quốc rõ nhất là việc tỷ giá đồng Bảng Anh giảm so với Nhân dân tệ. Điều này khiến nhiều người Trung Quốc và học sinh Trung Quốc lựa chọn đến Anh, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào thị trường bất động sản tại Anh. Brexit có thể sẽ khiến Anh phải đàm phán ký thỏa thuận thương mại với các nước đơn lẻ. Với quy mô to lớn của thị trường Trung Quốc, nước này có nhiều khả năng sẽ là đối tác được Anh coi trọng.

Trung Quốc sẽ triển khai ngoại giao Biển Đông và ngoại giao với các nước láng giềng châu Á như thế nào?

Cùng với việc Philippines sẽ trở thành nước Chủ tịch luân phiên tại ASEAN trong năm 2017, Trung Quốc sẽ tiếp tục hàn gắn quan hệ với các nước tranh chấp trên Biển Đông như thế nào sẽ là trọng tâm cần theo dõi. Bên cạnh đó, quan hệ Trung - Mỹ liên quan đến vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông có thể sẽ tiếp tục căng thẳng trong năm nay.

Ngoài ra, tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên cũng là một vấn đề nan giải khác của Trung Quốc.

Diễn đàn thượng đỉnh về hợp tác quốc tế “Một vành đai, một con đường” sẽ diễn ra như thế nào?

Diễn đàn Thượng đỉnh này được coi là cơ hội để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng. Nhiều khả năng Mỹ sẽ xem xét lại việc tham gia sáng kiến về “Một vành đai, một con đường” cũng như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc.

7 cau hoi dat ra voi trung quoc trong nam 2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 24. (Nguồn: Xinhua)
7 cau hoi dat ra voi trung quoc trong nam 2017 Tại sao Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng toàn cầu?

Trung Quốc hiện là một trong những nhà nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới, tham gia vào việc thiết lập giá vàng tại sàn ...

7 cau hoi dat ra voi trung quoc trong nam 2017 Quốc hội Trung Quốc thông qua "thuế xanh"

Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật Thuế bảo vệ môi trường và có hiệu lực từ năm 2018. Đây là một phần trong ...

7 cau hoi dat ra voi trung quoc trong nam 2017 Năm 2017: Nhật khôi phục sức mạnh, Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy

Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đều sẽ có những điều chỉnh chiến lược trong năm tới, đặc biệt là Nhật Bản ...

Huyền Trâm (theo South China Morning Post)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc