7 điều 'đầu tiên' trong lịch sử bầu cử Mỹ

Lê Ngọc
TGVN. Lịch sử Tổng thống Mỹ gồm đầy ắp những 'đầu tiên'. Hãy cùng TG&VN điểm lại những điều 'đầu tiên' thú vị trong lịch sử bầu cử của cường quốc này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Có những “lần đầu tiên” trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ đã đánh dấu sự thay đổi của quốc gia này, dù không phải chúng đều liên quan đến các đảng lớn. Trong một thời gian dài, do các tàn dư của tư tưởng phân biệt sắc tộc mà các ứng viên cho vị trí ông chủ Nhà Trắng đã phải thông qua các đảng thứ ba nếu không phải là người da trắng.

Dưới đây là bảy ví dụ chính về những "lần đầu tiên" trong lịch sử bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ.

7 điều 'đầu tiên' trong lịch sử bầu cử Mỹ
Victoria Woodhull - người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống. (Nguồn: History)

Người phụ nữ đầu tiên được đề cử

Người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống là Victoria Woodhull - ứng cử viên của Đảng Bình quyền năm 1872. Đảng này đã đề cử Frederick Douglass liên danh tranh cử cùng Woodhull, và ông trở thành ứng cử viên Phó Tổng thống da màu đầu tiên. Tuy nhiên, Douglas đã không chấp nhận đề cử và ông đã có những bài phát biểu có lợi cho ứng viên của Đảng Cộng hòa Ulysses S. Grant - người đã thắng trong cuộc bầu cử đó.

Người Mỹ da màu đầu tiên được đề cử

Mặc dù Frederick Douglass từng là ứng cử viên cho đề cử tổng thống tại một số đại hội - tại đại hội của Đảng Tự do năm 1848 và tại đại hội của Đảng Cộng hòa năm 1888 (người được đề cử năm 1888 là Benjamin Harrison, người đã trở thành Tổng thống). Tuy nhiên, người Mỹ da màu đầu tiên được đề cử cho vị trí Tổng thống là George Edwin Taylor, vào năm 1904. Taylor - con trai của một người từng là nô lệ, là một nhà báo và chính trị gia, người đã từng là đại biểu dự khuyết tại Đại hội Đảng Cộng hòa Quốc gia năm 1892. Năm 1904, Taylor giành được đề cử Tổng thống tại đại hội của Đảng Tự do Da màu Quốc gia, còn được gọi là Đảng Tự do Quốc gia.

7 điều 'đầu tiên' trong lịch sử bầu cử Mỹ
George Edwin Taylor - người Mỹ da màu đầu tiên được đề cử tổng thống. (Nguồn: History)

Tổng thống Công giáo đầu tiên

Đầu thế kỷ 20, làn sóng bài Công giáo tràn lan trong những người theo đạo Tin lành da trắng. Trong bối cảnh đó, người Công giáo đầu tiên nhận được đề cử tổng thống từ một đảng lớn là Thống đốc New York Al Smith - một đảng viên đảng Dân chủ. Tuy nhiên, Al Smith đã thua cuộc trước Herbert Hoover của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 1928.

7 điều 'đầu tiên' trong lịch sử bầu cử Mỹ
Kennedy - Tổng thống người Công giáo đầu tiên. (Nguồn: History)

Đến năm 1960, Thượng nghị sĩ người Công giáo John F. Kennedy tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Khi đó, nhiều người theo đạo Tin lành tin rằng người Công giáo có “lòng trung thành kép” với Vatican và Mỹ. Do đó, nếu được bầu, một Tổng thống Công giáo sẽ tuân theo lệnh của Giáo hoàng. Tuy nhiên, sau chiến thắng West Virginia trong cuộc bầu cử sơ bộ, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ ngày càng tin tưởng vào Kennedy và ông đã trở thành Tổng thống người Công giáo đầu tiên.

Phụ nữ Mỹ da màu đầu tiên tìm kiếm sự đề cử của đảng Dân chủ

Năm mà Richard Nixon giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của mình, Shirley Chisholm đã trở thành phụ nữ da màu đầu tiên giành được một ghế trong Quốc hội. Bốn năm sau, vị đại diện này của New York tham gia bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ và trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên tìm kiếm đề cử của đảng này.

bay dau tien trong lich su bau cu nuoc my
Shirley Chisholm - người phụ nữ da màu đầu tiên tìm kiếm đề cử của đảng Dân chủ. (Nguồn: History)

Tuy nhiên, Chisholm đã mất đề cử vào tay Thượng nghị sĩ George McGovern, người sau đó đã thua Richard Nixon trong một “trận động đất” lịch sử. Mặc dù không giành thắng lợi, nhưng chiến dịch tranh cử Tổng thống tiên phong của Chisholm đã mở ra cánh cửa cho những người Mỹ da màu và phụ nữ khác tranh cử trong tương lai.

Tổng thống da màu đầu tiên

Người Mỹ da màu đầu tiên giành được đề cử cho chức danh Tổng thống từ một đảng lớn và cũng là người Mỹ da màu đầu tiên trở thành Tổng thống là Barack Obama. Là ứng cử viên đảng Dân chủ, ông đã đánh bại các đối thủ da trắng trong cuộc bầu cử năm 2008 và 2012, phục vụ hai nhiệm kỳ với tư cách là Tổng thống thứ 44 của Mỹ.

bay dau tien trong lich su bau cu nuoc my
Obama - Tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ. (Nguồn: Getty Images)

Việc Obama ứng cử (và làm tổng thống) là một cột mốc lịch sử đối với Mỹ, nhưng nó cũng gây ra phản ứng dữ dội. Ví dụ, một chiến dịch đã quảng bá thuyết âm mưu “nơi sinh” vô căn cứ rằng Obama không sinh ra ở Mỹ.

Người phụ nữ đầu tiên nhận được đề cử bởi một Đảng lớn

Năm 2016, Hillary Clinton trở thành người phụ nữ đầu tiên vận động tranh cử Tổng thống với với tư cách đại diện của một đảng lớn. Cựu đệ nhất phu nhân, Thượng nghị sĩ New York và Ngoại trưởng dưới thời Obama đã tranh cử với tư cách là ứng cử viên đảng Dân chủ chống lại ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.

Chiến dịch tranh cử lịch sử của Hillary Clinton đã kết thúc với chiến thắng thuộc về đối thủ của bà - ông Donald Trump.

bay dau tien trong lich su bau cu nuoc my
Hillary Clinton - người phụ nữ đầu tiên vận động tranh cử Tổng thống với tư cách đại diện của một đảng lớn. (Nguồn: History)

Người Mỹ gốc nhập cư đầu tiên được một Đảng lớn đề cử

Tháng Tám vừa qua, trong đại hội Toàn quốc “trực tuyến” đầu tiên của đảng Dân chủ, Kamala Harris đã chấp nhận đề cử của đảng để tranh cử Phó Tổng thống cùng với ứng cử viên Tổng thống Joe Biden. Harris, có mẹ nhập cư vào Mỹ từ Ấn Độ và cha nhập cư từ Jamaica (một quốc đảo ở Caribbean), là người Mỹ gốc nhập cư đầu tiên trở thành ứng cử viên Phó Tổng thống của một đảng lớn.

bay dau tien trong lich su bau cu nuoc my
Harris - người Mỹ da màu và Nam Á đầu tiên được một Đảng lớn đề cử vào chức danh Phó Tổng thống. ( Nguồn: History)

Bà cũng là người phụ nữ thứ ba nhận được đề cử Phó Tổng thống từ một đảng lớn. Người đầu tiên là Geraldine Ferraro - người đã tranh cử cùng với Walter Mondale của đảng Dân chủ năm 1984, thua Ronald Reagan đương nhiệm của đảng Cộng hòa và Phó Tổng thống George H.W. Bush. Người thứ hai là Sarah Palin - người đã tranh cử với John McCain của Đảng Cộng hòa năm 2008 - năm chiến thắng lịch sử của Barack Obama.

Bầu cử Mỹ: Nếu không tái đắc cử, Covid-19 không phải là lý do duy nhất để Tổng thống Trump đổ lỗi

Bầu cử Mỹ: Nếu không tái đắc cử, Covid-19 không phải là lý do duy nhất để Tổng thống Trump đổ lỗi

TGVN. Rõ ràng, Covid-19 là một "tiếng sét" bất thình lình không mong muốn đến với Tổng thống Trump trong những giai đoạn quan trọng ...

Bầu cử Mỹ năm 2020: Một số bang quan trọng bắt đầu tổ chức bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Bầu cử Mỹ năm 2020: Một số bang quan trọng bắt đầu tổ chức bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

TGVN. Các trung tâm bỏ phiếu tại 4 bang của Mỹ gồm Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho ...

Bầu cử Mỹ 2020: Mục đích thần thánh hoá công cụ

Bầu cử Mỹ 2020: Mục đích thần thánh hoá công cụ

TGVN. Bầu cử Mỹ 2020 hiện đã rất “nóng” với nhiều chiêu thức mới được cả ứng viên Donald Trump và Joe Biden tung ra ...

(theo History)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 13/11: Nga 'nóng mặt' vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Tin thế giới 13/11: Nga 'nóng mặt' vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ ...
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ đánh giá cao sự ưu tiên của Việt Nam đối với Ấn Độ trong việc tăng cường thúc đẩy quan ...
Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Baoquocte.vn. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô.
Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (14/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tin thế giới 13/11: Nga 'nóng mặt' vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Tin thế giới 13/11: Nga 'nóng mặt' vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan.
Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden 'gặp hạn'?

Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden 'gặp hạn'?

Đảng Cộng hòa đã khép lại một mùa bầu cử thắng lợi với việc giành quyền kiểm soát lưỡng viện ở Quốc hội Mỹ và cuộc đua vào Nhà Trắng.
Sudan 'mắc kẹt trong cơn ác mộng' tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Sudan 'mắc kẹt trong cơn ác mộng' tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Liên hợp quốc cảnh báo cuộc nội chiến ở Sudan đang tiếp tục gây ra "tình trạng bạo lực nghiêm trọng và đau khổ" cho hàng triệu dân thường.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Brazil từ ngày 18-19/11.
Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Ông Trump tuyên bố sẽ thành lập Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cơ quan hành pháp này trong nhiệm kỳ 2025-2029.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động