TIN LIÊN QUAN | |
Con người đã thông minh quá mức cần thiết? | |
Trí tuệ nhân tạo có triệt tiêu ý chí con người? |
Theo các chuyên gia, mọi thứ từ công nghệ hiện đại đến thói quen ăn uống và cuộc sống hiện tại đang làm xói mòn bộ não của chúng ta, khiến chúng ta suy nghĩ chậm chạp hơn, kém nhạy bén hơn và dần mất đi suy nghĩ của chính mình.
Những thói quen tưởng như vô hại lại ảnh hưởng xấu đến bộ não của bạn. (Nguồn:Telegraph) |
Một nghiên cứu mới do Đại học Montreal (Canada) tiến hành vừa phát hiện ra rằng, nếu ăn một số lượng lớn chất béo bão hòa sẽ có tác động lớn đến các chức năng của não bộ, cụ thể như phá hủy các mạch thần kinh có nhiệm vụ điều chỉnh hành vi của con người và thậm chí có thể dẫn đến một chứng nghiện nào đó.
Kể từ những năm 30 của thế kỷ XX, chỉ số IQ trên khắp thế giới đã gia tăng đáng kể nhờ vào điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng và tình hình giáo dục được cải thiện. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, chỉ số thông minh của con người đang ngày càng giảm sút. Cụ thể là trong 50 năm qua, “trí tuệ tập thể” đã giảm 1 điểm IQ.
Các nhà khoa học cho rằng, những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại dưới đây đang ngấm ngầm hủy hoại trí thông minh cũng như khả năng nhận thức của chúng ta.
Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa như thịt lợn xông khói, bánh mì nướng bơ và trứng chiên có thể cản trở chức năng của chất dopamine - chất dẫn truyền thần kinh quan trọng chịu trách nhiệm tạo ra động lực cho cơ thể. Các nghiên cứu trên chuột và các động vật khác cho thấy, chế độ ăn nhiều chất béo làm suy yếu khả năng nhận thức, khả năng phản ứng, phá hoại trí nhớ và mang lại cảm giác suy nhược, buồn rầu...
Nghiên cứu của Đại học Montreal còn phát hiện ra rằng, chế độ ăn giàu chất béo có thể gây ra “sự suy nhược chức năng tuần hoàn não, biểu hiện qua các triệu chứng rối loạn tâm trạng, nghiện thuốc và ăn uống quá đà”. Giống như chất gây nghiện heroin, bạn càng ăn nhiều chất béo bão hòa, bạn càng mong muốn ăn thêm nhiều nữa.
Làm quá nhiều việc cùng lúc
Chúng ta không nên làm quá nhiều việc cùng lúc. (Nguồn: Telegraph) |
Earl Miller, một chuyên gia về phân tán nhận thức và là nhà thần kinh học tại Học viện Công nghệ Massachusetts cho rằng: “Não bộ không được lập trình để giải quyết nhiều việc cùng một lúc. Khi mọi người làm nhiều việc cùng lúc, họ chuyển từ một công việc này sang công việc khác quá nhanh và mỗi khi họ chuyển sang một việc khác, khả năng nhận thức, suy nghĩ sẽ bị mất đi phần nào".
Điều đó có nghĩa là chúng ta dùng hết lượng glucose (năng lượng não bộ) nhanh hơn, từ đó khiến não chúng ta mệt mỏi nhanh hơn. “Làm nhiều việc cùng lúc ngăn trở những suy nghĩ sâu sắc và sáng tạo vì chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu mỗi lần chúng ta thay đổi hoạt động. Từ đó, những suy nghĩ của chúng ta sẽ ít sáng tạo hơn và nông cạn hơn” - ông Miller giải thích.
Khi chúng ta ôm đồm quá nhiều việc, não bộ sẽ sản xuất ra quá nhiều chất cortisol (hormone gây căng thẳng) và adrenalin (hormone gây cảm xúc). Những loại hormone này đều ngăn cản những suy nghĩ rõ ràng.
Chỉ tra thông tin bằng Google
Có được thông tin mọi lúc mọi nơi chỉ với vài thao tác trên điện thoại hoặc máy vi tính vừa là một sự tiện lợi, vừa là một nguyên nhân gây nguy hại cho não bộ. Do có thể truy nhập Google dễ dàng, chúng ta không cần phải ghi nhớ số điện thoại, công thức món ăn, tên tuổi, sự kiện nữa.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy, hiện nay chúng ta có xu hướng ghi nhớ rằng chúng ta đã lưu giữ thông tin đó ở đâu thay vì nhớ trực tiếp thông tin ấy. Nghiên cứu của Tập đoàn Microsoft cũng cho thấy, thời lượng tập trung của chúng ta đang suy giảm nghiêm trọng, từ khoảng 12 giây cách đây 15 năm nhưng giờ đây chỉ còn 8 giây.
Ăn quá nhiều đồ ngọt
Một nghiên cứu trên loài chuột của trường Đại học Calofornia (Mỹ) vào năm 2012 cho thấy, tiêu thụ quá nhiều fructose – một loại đường đơn được tìm thấy trong trái cây, mật ong và rau quả – có thể làm chậm hoạt động của não bộ. Nguyên nhân là loại đường này có thể tác động đến khả năng của insulin - một chất giúp tế bào não chuyển đổi đường thành năng lượng cho não bộ.
Nhưng ăn những chất béo giàu omega-3 (như hạt lanh, cá thu, cá trích, cá hồi) có thể giúp ngăn chặn quá trình này bằng cách bảo vệ các xinap – những đường dẫn hóa học trong não bộ. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng, các tế bào não cần glucose để hoạt động nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt trong một thời gian ngắn sẽ khiến lượng đường bị dư thừa và do đó khiến bạn cảm thấy bị kích thích quá mức.
Xem TV quá nhiều
Dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng có lẽ xem tivi quá nhiều sẽ làm hỏng não bộ của chúng ta. Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học người Áo Markus Appel, 81 người tham gia được cho xem một kịch bản phim về những việc mà một tên hooligan bóng đá làm trong một ngày. Sau đó, Appel yêu cầu họ làm một bài kiểm tra kiến thức tổng quát. Kết quả là những người đã xem kịch bản đó làm bài tệ hơn so với những người không được xem.
Nói cách khác, những gì chúng ta xem, thấy và nghe sẽ ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Nhà tâm lý học Joanne Cantor nói: “Những gì chúng ta suy nghĩ hoặc thấy gần đây sẽ có một vị trí cao hơn trong ý thức của chúng ta, vì thế não bộ sẽ có xu hướng nghĩ thiên về điều đó”.
Đi máy bay và bị quấy rầy vào ban đêm
Chúng ta đều biết rằng sự mệt mỏi sau một chuyến bay xa sẽ khiến bạn cảm thấy mệt nhọc, uể oải sau khi đáp xuống đất sau khoảng 1 hay 2 ngày. Nhưng thực chất, những triệu chứng do hiện tượng này gây ra còn kéo dài hàng tuần lễ. Những nghiên cứu trên chuột hamster cho thấy, sự gián đoạn nhịp sinh học bên trong cơ thể có thể làm giảm một nửa tỷ lệ tái tạo neuron ở vùng não chịu trách nhiệm xử lý trí nhớ và những tác động này vẫn còn thấy rõ sau một tháng kể từ sau lần cuối cùng bị quấy rầy. Khả năng học tập của chuột hamster cũng suy giảm rõ rệt.
Giáo sư Lance Kriegsfeld từ trường Đại học California nhận định: “Những phát hiện trên cho thấy những gián đoạn lặp lại trong nhịp sinh học sẽ có tác động lâu dài lên khả năng và chức năng nhận thức của chúng ta”.
Nhai kẹo cao su
Cách đây không lâu chúng ta nghĩ rằng nhai kẹo cao su tốt cho sức khỏe. Nhà khoa học thần kinh Earl Miller còn từng nói “kẹo cao su là một bài tập thể lực làm tăng lượng máu lên não, thúc đẩy chức năng nhận thức bằng cách cung cấp thêm năng lượng cho não”.
Nhưng một thí nghiệm gần đây lại khẳng định, hành động nhai kẹo cao su khiến người tham gia thí nghiệm giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn. Bác sĩ Sarah Brewer nói rằng, “Khi một người nhai kẹo trong hàng giờ liền, họ có thể sẽ bị gián đoạn về mặt nhận thức. Vì vậy, tốt hơn hết là chúng ta nên bỏ bã kẹo khi nó bắt đầu mất hết mùi vị”.
Những người lo lắng thường thông minh hơn Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, sự lo lắng không phải là xấu mà còn có thể giúp cho con người có ... |
Sự không hoàn hảo của trí thông minh Đôi khi, việc sở hữu một trí thông minh vượt trội không thực sự hạnh phúc như bạn tưởng... |
Sự thật ít biết về trí thông minh Trí thông minh không quyết định khả năng thành công hay thất bại của mỗi cá nhân, thức khuya nhiều sẽ thông minh hơn… Kiểm ... |