ADMM+ sau 10 năm (Kỳ II): Tầm nhìn chiến lược trong giai đoạn mới

Vũ Đăng Minh
TGVN. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, ADMM+ thực sự là một cơ chế có tầm vóc vô cùng lớn lao, đã và đang phát huy hiệu quả vai trò là cơ chế tham vấn cấp chính sách và hợp tác thực chất về quốc phòng-an ninh cấp Bộ trưởng Quốc phòng...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ADMM+ sau 10 năm (Kỳ I): Hành trình dài, thành tựu lớn

ADMM+ sau 10 năm (Kỳ I): Hành trình dài, thành tựu lớn

TGVN. Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) đã khẳng định ...

Thách thức mới, tầm nhìn chiến lược mới

Năm 2020 có ý nghĩa quan trọng, kỷ niệm 10 năm ra đời ADMM+, tổng kết 1 giai đoạn để kế thừa, xác định tầm nhìn chiến lược an ninh trong giai đoạn mới. Cộng đồng ASEAN và các đối tác bước vào thập kỷ thứ ba, bên cạnh cơ hội là những thách thức an ninh toàn cầu. Đặc biệt là khủng hoảng do đại dịch Covid-19, sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, dân tộc cực đoan, sự suy giảm của chủ nghĩa đa phương và mâu thuẫn Mỹ - Trung đang ở đỉnh cao.

10 năm qua, ADMM+ là điểm sáng trong hợp tác quốc phòng, an ninh. Nhưng trong bối cảnh mới, dừng lại, không điều chỉnh thích ứng với tình hình là thụt lùi, là tự đánh mất mình.

Với quan điểm đó, các quốc gia thành viên ADMM+ đã vượt qua khác biệt, thảo luận, trao đổi thẳng thắn, thống nhất ra Tuyên bố chung của ADMM+ lần thứ 7 (10/12) gồm 7 điểm về tầm nhìn chiến lược an ninh của ADMM+.

Trên cơ sở thống nhất nhận thức về cơ hội và thách thức, Tuyên bố chung nhấn mạnh các bên cần “tránh làm trầm trọng hơn việc để mất lòng tin, tính toán sai lầm và hành xử theo kiểu trò chơi có tổng bằng không”. Đó vừa là nguyên nhân của tác động tiêu cực vừa là yêu cầu đặt ra cho các quốc gia thành viên trong giai đoạn mới.

Tuyên bố chung ghi nhận tầm quan trọng của gắn kết khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với ASEAN ở trung tâm. Cơ sở của sự gắn kết khu vực là tư tưởng “tự do, rộng mở, dung nạp và tôn trọng luật pháp quốc tế”. Tuyên bố chung tái khẳng định nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực là quy tắc ứng xử then chốt trong quan hệ quốc tế, chìa khóa kiềm chế, hóa giải mâu thuẫn, hạn chế xung đột.

Từ bài học những năm qua, Tuyên bố chung khẳng định ý nghĩa, vai trò của ADMM+ là cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương trong cấu trúc khu vực với ASEAN làm trung tâm. Các Bộ trưởng Quốc phòng thống nhất tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác thông qua ADMM+, tạo động lực mới cho các cơ chế an ninh do ASEAN dẫn dắt để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức an ninh ngày càng phức tạp.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam chủ trì Hội nghị ADMM+ lần thứ 10 theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam chủ trì Hội nghị ADMM+ lần thứ 7 theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội.

Thách thức an ninh ở Biển Đông luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và tồn tại những khác biệt trong các kỳ ADMM+ và các diễn đàn khác. ADMM+ lần thứ 7 tiếp tục khẳng định những quan điểm, nguyên tắc của Hội nghị cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan khác giữa ASEAN với các đối tác, mà cốt lõi là: tăng cường lòng tin, sự tin cậy lẫn nhau, thực hiện tự kiềm chế trong các hoạt động, tránh làm phức tạp thêm tình hình; giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, nhằm duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Nội dung Tuyên bố chung bao hàm những vấn đề cốt lõi ở Biển Đông, thể hiện sự quan tâm, quan ngại của khu vực và là nền tảng để kiềm chế xung đột, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp ở một “điểm nóng”.

Bên cạnh đó, ADMM+ cũng còn nhiều vấn đề hệ trọng cần giải quyết. Thừa nhận vai trò, ý nghĩa của ADMM+, ngày càng có nhiều nước, trong đó có những nước lớn muốn tham gia. Điều đó cũng phù hợp với tinh thần rộng mở, linh hoạt của ADMM+.

Nhưng cũng có thành viên vì động cơ riêng, dựa vào nguyên tắc đồng thuận để hạn chế việc mở rộng ADMM+ cho một số quốc gia khác ngoài khu vực. Cũng có quốc gia tìm cách giải thích, vận dụng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, thỏa thuận của ADMM+ theo hướng có lợi cho mình.

Điều đó cản trở việc phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, hiệu quả của ADMM+, là vấn đề mà các quốc gia thành viên phải tính đến vì lợi ích chung trong giai đoạn mới.

Tuyên bố chung của ADMM+ lần thứ 7 thể hiện sự thống nhất cao, cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của các quốc gia thành viên trong tăng cường hợp tác quốc phòng, đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tuyên bố chung của ADMM+ lần thứ 7 chứa đựng, thống nhất với nhiều nội dung trong Tuyên bố chung của ADMM-14, thể hiện sự kết nối giữa 10 nước ASEAN với các đối tác.

Kết quả đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dịp kỷ niệm 10 năm ra đời ADMM+, là sự kiên trì giữ vững nguyên tắc, kế thừa, phát triển theo tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng của hành trình 10 năm.

Trong lễ kỷ niệm 10 năm ADMM+, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: ADMM+ thực sự là một cơ chế có tầm vóc vô cùng lớn lao, đã và đang phát huy hiệu quả vai trò là cơ chế tham vấn cấp chính sách và hợp tác thực chất về quốc phòng-an ninh cấp Bộ trưởng Quốc phòng, đồng thời có những bước chuyển mình, phát triển phù hợp với nhu cầu cũng như tình hình thực tế nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên”.

Thành công đó là kết quả của sự đồng thuận, hợp tác chặt chẽ giữa 10 nước ASEAN và 8 quốc gia đối tác, đặt nền tảng cho một giai đoạn mới của ADMM+, vượt qua khó khăn, thách thức, hoạt động ngày càng thiết thực, hiệu quả. Đồng thời chứng tỏ vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động dẫn dắt của Việt Nam trong việc ra đời, trong hành trình 10 năm của ADMM+, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên.

Tin tức ASEAN buổi sáng 11/12: ASEAN-Nhật Bản hợp tác tăng cường năng lực an ninh mạng, Singapore đánh giá cao Việt Nam tổ chức thành công ADMM

Tin tức ASEAN buổi sáng 11/12: ASEAN-Nhật Bản hợp tác tăng cường năng lực an ninh mạng, Singapore đánh giá cao Việt Nam tổ chức thành công ADMM

TGVN. ASEAN-Nhật Bản hợp tác tăng cường năng lực an ninh mạng, Singapore đánh giá cao Việt Nam tổ chức thành công ADMM và ADMM+… ...

Hội nghị ADMM+: Hợp tác quốc phòng ASEAN và đối tác vững vàng trước Covid-19

Hội nghị ADMM+: Hợp tác quốc phòng ASEAN và đối tác vững vàng trước Covid-19

TGVN. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đã khẳng định cam kết của các bên về duy trì, mở rộng hợp ...

ADMM+ sau 10 năm: Vai trò được thừa nhận, nhưng không mặc nhiên đảm bảo

ADMM+ sau 10 năm: Vai trò được thừa nhận, nhưng không mặc nhiên đảm bảo

TGVN. Sáng 10/12, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã chủ trì Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội nghị ...

Vũ Đăng Minh

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động