Nhỏ Bình thường Lớn

Afghanistan: Đặc phái viên Mỹ từ chức, Washington không tham gia hội nghị quốc tế do Nga tổ chức, vì sao?

Ngày 18/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Đặc phái viên kỳ cựu của nước này về Afghanistan Zalmay Khalilzad đã từ chức.
Afghanistan: Đặc phái viên Mỹ từ chức, Washington không tham gia hội nghị quốc tế do Nga tổ chức, vì sao? (Nguồn: Getty Images)
Đặc phái viên Mỹ về Afghanistan Zalmay Khalilzad từ chức. (Nguồn: Getty Images)

Ông Thomas West, người từng là Phó Đặc phái viên, sẽ tiếp quản công việc của ông Khalilzad.

Sinh ra ở Afghanistan, ông Khalilzad trở thành nhà ngoại giao Mỹ và đảm nhận các vị trí cấp cao dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush. Ông cũng từng giữ vị trí Đại sứ Mỹ tại Kabul.

Khi cựu Tổng thống Donald Trump thúc đẩy việc rút quân khỏi Afghanistan, ông Khalilzad dẫn đầu các cuộc đàm phán với Taliban mà không có sự tham gia của chính phủ quốc gia Tây Nam Á.

Các cuộc đàm phán dẫn tới việc đạt được thỏa thuận vào tháng 2/2020, theo đó Mỹ rút quân khỏi Afghanistan trong năm 2021.

Cùng ngày, người phát ngôn Văn phòng Tổng thanh tra thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, cơ quan này sẽ xem xét việc chấm dứt các hoạt động ngoại giao của chính quyền Tổng thống Joe Biden ở Afghanistan, trong đó có hoạt động sơ tán khẩn cấp Đại sứ quán ở Kabul.

Trong diễn biến khác, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington sẽ không tham dự hội nghị quốc tế về Afghanistan do Nga tổ chức trong tuần này ở Moscow, song sẽ tham dự diễn đàn tương tự trong tương lai.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nhấn mạnh, những khó khăn về mặt hậu cần khiến nước này không thể tham gia hội nghị.

Trước đó, ngày 15/10, truyền thông dẫn lời Đặc phái viên Nga về Afghanistan Zamir Kabulov cho biết, Moscow sẽ tổ chức hội nghị quốc tế vào ngày 19/10 và các bên tham gia thảo luận để thống nhất quan điểm chung "về những biến động chính trị tại Afghanistan".

Tháng 3 vừa qua, Nga cũng đã tổ chức một hội nghị quốc tế về Afghanistan với sự tham dự của Mỹ, Trung Quốc và Pakistan. Tại sự kiện, các bên đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi các bên liên quan tiến tới một thỏa thuận hòa bình và kiềm chế bạo lực.

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh rút quân khỏi Afghanistan sau 20 năm đồn trú, lực lượng Taliban đã nhanh chóng giành được quyền kiểm soát đát nước.

Hiện Mỹ và các nước phương Tây đang đứng trước những lựa chọn khó khăn trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng nhân đạo lớn sắp xảy ra ở Afghanistan. Các nước đang tìm cách vừa can dự với Taliban mà không tạo tính hợp pháp cho phong trào Hồi giáo, vừa đảm bảo dòng viện trợ nhân đạo vào quốc gia Tây Nam Á.

Tin thế giới 18/10: Nga cảnh báo giới hạn đỏ; phái bộ OSCE ở miền Đông Ukraine bị giam lỏng; Thổ Nhĩ Kỳ lật bài ngửa với Mỹ

Tin thế giới 18/10: Nga cảnh báo giới hạn đỏ; phái bộ OSCE ở miền Đông Ukraine bị giam lỏng; Thổ Nhĩ Kỳ lật bài ngửa với Mỹ

Nga gửi thông điệp gì với châu Âu? Quan hệ Nga-Ukraine, Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản-Nga, tình hình miền Đông Ukraine, Afghanistan, Myanmar, Trung Đông ...

Ảnh ấn tượng tuần 11-17/10: Quan hệ Nga với Ukraine và EU thêm căng vì khủng hoảng năng lượng, Triều Tiên khoe vũ khí, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan

Ảnh ấn tượng tuần 11-17/10: Quan hệ Nga với Ukraine và EU thêm căng vì khủng hoảng năng lượng, Triều Tiên khoe vũ khí, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan

Tổng thống Ukraine gặp các nhà lãnh đạo EU, diễn đàn Năng lượng quốc tế Nga, đánh bom liều chết ở Afghanistan, cựu Tổng thống ...

(theo AFP, Axios)