Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngọc Anh
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty gặp mặt bà Sigrid Kaag, Trưởng điều phối viên của Liên Hợp Quốc về các vấn đề nhân đạo và tái thiết ở Gaza. (Nguồn: Ahram Online)
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty gặp mặt bà Sigrid Kaag, Điều phối viên cấp cao Liên hợp quốc phụ trách nhân đạo và tái thiết cho Gaza (SHRC). (Nguồn: Ahram Online)

Ông Abdelatty đưa ra tuyên bố này trong cuộc gặp ngày 12/11 tại Cairo với bà Sigrid Kaag, Điều phối viên cấp cao Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách nhân đạo và tái thiết Gaza (SHRC).

Tin liên quan
NATO và G7 bàn cách tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, hối thúc Iran ngừng hỗ trợ NATO và G7 bàn cách tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, hối thúc Iran ngừng hỗ trợ 'Trục kháng chiến'

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập, cuộc họp tập trung vào các cách giải quyết thảm họa nhân đạo ở Gaza và đảm bảo phân phối hiệu quả viện trợ.

Ông Abdelatty nhấn mạnh, lượng viện trợ hàng ngày vào Gaza là không đủ để đối phó với mức độ thảm họa nhân đạo hiện nay tại khu vực này.

Ngoại trưởng Ai Cập chỉ trích việc Israel tiếp tục kiểm soát quân sự tại cửa khẩu Rafah và không mở hoàn toàn các cửa khẩu khác với Gaza, xem đây là hành động cố tình cản trở tiếp cận viện trợ, vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế.

Ngoài ra, ông Abdelatty cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực, buộc Israel phải thực hiện nghĩa vụ đối với người dân Palestine tại Gaza, đồng thời lên án việc Tel Aviv rút khỏi thỏa thuận điều chỉnh hoạt động của Cơ quan cứu trợ và việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).

Lệnh phong tỏa của Israel đối với Dải Gaza từ tháng 10/2023 đã hạn chế việc nhập khẩu lương thực, nước sạch và thuốc men, đẩy 2,3 triệu cư dân tới bờ vực của nạn đói. Tình hình ở phía Bắc Gaza còn trầm trọng hơn khi nguồn viện trợ bị chặn hoàn toàn từ cuối tháng 9/2024, khiến cuộc khủng hoảng càng thêm khốc liệt.

Vào ngày 12/11, các tổ chức cứu trợ quốc tế đã chỉ trích Israel vì không đáp ứng yêu cầu của Mỹ về việc mở rộng tiếp cận nhân đạo, đồng thời chỉ rõ, điều kiện ở Gaza hiện đang tồi tệ hơn bất kỳ thời điểm nào trong suốt 13 tháng xung đột.

Theo Israel, trung bình mỗi ngày có 57 xe tải viện trợ cho Gaza vào tháng 10/2024 và 81 xe vào đầu tháng 11/2024. Tuy nhiên, LHQ lại đưa ra con số thấp hơn nhiều, chỉ 37 xe/ngày kể từ tháng 10/2024.

Các tổ chức cứu trợ quốc tế ước tính, cần ít nhất 350 xe tải viện trợ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu sinh tồn tối thiểu cho 2,2 triệu người Palestine tại dải đất này.

Cũng trong cuộc họp với bà Sigrid Kaag, Ngoại trưởng Ai Cập đã đề cập những nỗ lực gần đây của Cairo nhằm thúc đẩy hòa giải nội bộ Palestine.

Theo ông Abdelatty, Ai Cập phản đối việc Israel cưỡng bức di dời người Palestine, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện giải pháp hai nhà nước.

Tình hình Lebanon: LHQ tăng cường viện trợ, Ai Cập bắt đầu sơ tán dân

Tình hình Lebanon: LHQ tăng cường viện trợ, Ai Cập bắt đầu sơ tán dân

Máy bay chở 55 tấn hàng viện trợ và thuốc men y tế đã tới Lebanon, một nỗ lực cung cấp viện trợ do Tổ ...

Trước tin đồn bán một số sân bay cho nước ngoài, Ai Cập nói gì?

Trước tin đồn bán một số sân bay cho nước ngoài, Ai Cập nói gì?

Tất cả các sân bay của Ai Cập đều không phải để bán, chúng hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước.

Tình hình Gaza: Người dân không tiếp cận được viện trợ lương thực thiết yếu

Tình hình Gaza: Người dân không tiếp cận được viện trợ lương thực thiết yếu

Người dân Gaza không nhận được thực phẩm viện trợ trong tháng này do hạn chế về tiếp cận nguồn cung, các tuyến đường cứu ...

Việt Nam nêu 5 định hướng ưu tiên để phát huy vai trò nghị viện trong tăng cường kết nối

Việt Nam nêu 5 định hướng ưu tiên để phát huy vai trò nghị viện trong tăng cường kết nối

Với mong muốn phát huy hơn nữa vai trò của các nghị viện trong việc tăng cường kết nối, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh ...

(theo Ahram Online)

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/1/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 6/1. Lịch âm 6/1/2025? Âm lịch hôm nay 6/1. Lịch vạn niên 6/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/1/2025: Bạch Dương nên kiểm soát cảm xúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/1/2025: Bạch Dương nên kiểm soát cảm xúc

Tử vi hôm nay 6/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lễ trao giải Diên Hồng lần thứ ba - 2025: Vinh danh 83 tác phẩm xuất sắc nhất

Lễ trao giải Diên Hồng lần thứ ba - 2025: Vinh danh 83 tác phẩm xuất sắc nhất

Các tác phẩm đoạt giải Diên Hồng có sự tìm tòi, mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn, thuyết phục, được độc giả đón nhận và Hội đồng chấm giải đánh ...
Hạ gục Thái Lan thuyết phục ngay trên sân khách, Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2024

Hạ gục Thái Lan thuyết phục ngay trên sân khách, Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đã 'gieo sầu' cho Thái Lan ngay trên sân nhà bằng chiến thắng thuyết phục, để giành chức vô địch ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025: Tiếp tục tăng, thị trường cạn nguồn cung, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu ngày càng bị cạnh tranh

Giá tiêu hôm nay 6/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, 'cơn sóng' Bitcoin sẽ tiếp tục dâng trào vào 2025?

Giá vàng hôm nay 6/1/2025: Giá vàng 'lặng lẽ' khởi động năm mới, ít ồn ào hơn những gì nó đạt được trong năm qua. Thay vào đó, giá Bitcoin ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động