Nhỏ Bình thường Lớn

Ẩm thực tỉnh Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn

Trôi cùng dòng chảy 1.300 năm lịch sử, trấn cổ Phượng Hoàng (Hồ Nam, Trung Quốc) mang trong mình một nền ẩm thực cực kỳ phong phú.
Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở phía tây của tỉnh Hồ Nam. Đây là địa điểm thu hút khách Việt vì khoảng cách di chuyển không quá xa.
Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở phía Tây của tỉnh Hồ Nam, là địa điểm thu hút khách du lịch bởi bề dày văn hoá và lịch sử.

Người ta vẫn nói, nếu muốn hiểu về một vùng đất, không gì bằng việc khám phá nền ẩm thực của vùng đất đó. Trong những ngày rong ruổi tại vùng đất Hồ Nam, Trung Quốc, tôi có dịp ghé thăm thị trấn cổ Phượng Hoàng - một vùng đất được thiên nhiên đặc biệt ưu ái khi được nép mình dưới ngọn núi sương giăng mây phủ, đồng thời có con sông Đà Giang xanh biếc uốn lượn bao quanh.

Trôi cùng dòng chảy 1.300 năm lịch sử, trấn cổ Phượng Hoàng không chỉ có bề ày văn hoá, kiến trúc ấn tượng mà còn mang trong mình một nền ẩm thực cực kỳ phong phú. Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, kết hợp cùng địa hình sơn - thuỷ hài hoà, ẩm thực nơi đây có sự kết tinh và giao thoa của nhiều nền văn hoá.

Thời tiết trấn cổ này toát lên nét đặc trưng của vùng Thổ Gia – Miêu Tương Tây: ẩm, mát dịu ban ngày, lạnh về đêm. Do đó, các món ăn sẽ được chế biến theo khuynh hướng cay, ấm từ nguyên liệu tươi địa phương.

Lẩu cá cay

Ẩm thực tỉnh Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Món lẩu cá cay nổi tiếng của Trấn Phượng Hoàng.

Với thời tiết se lạnh của trấn Phượng Hoàng, không gì bằng việc được thưởng thức một nồi lẩu cá cay nghi ngút khói cùng gia đình và bạn bè. Cá được đánh bắt trực tiếp từ con sông Đà Giang nên hương vị rất thơm, thớ thịt trắng, dai và bùi.

Ẩm thực Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Lẩu cá cay thích hợp ăn cùng bạn bè và người thân trong thời tiết lạnh giá.

Không chỉ có vị cay từ ớt, nước lẩu còn được nêm nếm bởi những nguyên liệu địa phương để tạo mùi vị cay nồng, trong đó có hoa tiêu. Đây là gia vị có tính gây tê nóng, khác hoàn toàn với vị cay từ ớt. Bên cạnh nồi lẩu cá cay sẽ được đặt kèm đĩa rau xào, từ các loại rau củ địa phương.

Điểm đặc biệt của món lẩu này là sẽ được dọn ăn cùng cơm chứ không dùng cùng bún, mì như tại Việt Nam.

Đậu phụ thối hỏa cung điện

Ẩm thực Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Món đậu phụ thối Hồ Nam có màu đen tuyền.

Khác với món đậu phụ thối truyền thống thông thường tại Trung Quốc có màu trắng phổ biến, đậu phụ thối Hồ Nam có màu đen tuyền vô cùng độc đáo. Thông qua phương thức ủ cùng các nguyên liệu dân gian như măng tươi, đậu nành, nấm hương và rượu trắng, đậu phụ Hồ Nam có vị đặc sắc hơn đậu phụ phổ thông do thời gian ngâm ủ kéo dài cùng công thức cổ xưa của người dân nơi này.

Ẩm thực Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Món đậu phú thối Hồ Nam hoà quyện cùng dầu mè, rau mùi và sốt ớt.

Được mô tả ở trạng thái “đen như mực, non như pho mát, mềm như nhung”, đây là một món ăn có thể làm chùn bước khách du lịch với mùi hương đặc trưng của mình. Khi thực khách vượt qua được rào cản về mùi, phần thưởng chính là vị béo ngậy của miếng đậu phụ cùng hương thơm ngây ngất toát ra từ lớp vỏ giòn tan. Hoà quyện cùng dầu mè, ngò và sốt ớt, món này không hề khó ăn như chúng ta tưởng tượng và hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm khó quên.

Bánh đồng diệp

Ẩm thực Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Món bánh đồng diệp đặc sắc.

Bánh đồng diệp là một nét ẩm thực quan trọng trong văn hoá dân tộc Miêu. Người Miêu thường mang bánh đồng diệp đi tặng nhau trong các dịp lễ, Tết quan trọng.

Bánh được làm từ gạo nếp, nhân ngọt hoặc mặn, bọc lá và hấp chín. Vị thơm ngọt và kết cấu mềm mại của bánh khiến nó trở thành món quà vặt khoái khẩu khi đi dạo trong những con phố nhỏ của trấn cổ.

Bánh tép nhảy sông Đà Giang

Ẩm thực Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Món bánh tép nhảy được nướng trên đá cuội rang nóng.

Đây là món ăn được xem như biểu tượng ẩm thực của Phượng Hoàng cổ trấn và được tìm kiếm bởi hầu hết các khách du lịch đến với nơi này. Giống như nguyên liệu của món lẩu cá cay, tép nhảy được vớt trực tiếp từ sông Đà Giang nên luôn tươi rói. Người dân địa phương chế biến thành món bánh tép chiên nóng hổi, thơm phức và có vị ngọt từ tép tươi rất đặc trưng.

Xiên nướng shaokao

Ẩm thực Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Các loại xiên nướng được bày bán ở trấn Phượng Hoàng.

Xiên nướng là một nét văn hoá ẩm thực của Trung Quốc nói chung. Tuy nhiên, tại trấn cổ Phượng Hoàng, các món xiên nướng được tẩm ướp với các gia vị truyền thống của vùng Hồ Nam tạo nên hương vị thơm ngon, cay nồng khác lạ. Những que xiên nướng rất phù hợp với tiết trời lạnh hoặc những chuyến khám phá dọc con sông Đà Giang.

Kẹo gừng - Kẹo đậu phụng

Ẩm thực Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Món kẹo truyền thống ở trấn Phượng Hoàng.

Phượng Hoàng cổ trấn có truyền thống làm kẹo từ hơn 100 năm. Các món kẹo đều được làm thủ công trước mặt du khách từ những nguyên liệu đơn giản. Hương thơm từ gừng và vị ngọt dịu từ kẹo rất thích hợp để làm ấm người trong chuyến du lịch.

Thịt xông khói Tương Tây

Thịt xông khói
Món thịt xông khói giống thịt gác bếp của Việt Nam.

Với địa hình rừng núi, thịt xông khói cũng là một trong các đặc sản không thể bỏ qua khi đến Phượng Hoàng. Thịt được tẩm ướp rất cầu kỳ bằng các nguyên liệu truyền thống, sau đó được hun khô bằng củi gỗ tuyết tùng tươi.

Tinh dầu từ gỗ tuyết tùng theo làn khỏi hoà quyện vào từ thớ thịt, tạo nên món ăn có mùi thơm ngọt đặc biệt. Các món thịt xông khói có thể làm được rất nhiều món ngon, nhưng phổ biến nhất phải kể đến thịt xông khói xào. Món ăn thơm đặc trưng mùi khói, béo ngậy, vô cùng đưa cơm.

Ẩm thực Hồ Nam - Nét quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn
Tinh dầu từ gỗ tuyết tùng theo làn khỏi hoà quyện vào từng thớ thịt.

Những ngày dừng chân tại Phượng Hoàng cổ trấn tuy không dài nhưng cũng đủ để tôi được tận hưởng những công trình kiến trúc mang đậm màu sắc dân tộc, cũng như bức tranh thiên nhiên cổ kính, thơ mộng. Nét ẩm thực độc đáo và vô cùng hấp dẫn nơi đây hứa hẹn sẽ là thứ níu chân du khách trong mỗi chuyến khám phá đến vùng đất này.

Phượng Hoàng cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía Tây tỉnh Hồ Nam. Thị trấn nhỏ này cách Cát Thủ khoảng 53 km, cách địa cấp thị Hoài Hóa khoảng 92 km và cách địa cấp thị Trương Gia Giới khoảng 280 km.

Phượng Hoàng cổ trấn có niên đại từ thời Xuân Thu chiến quốc (770-476 trước Công nguyên), là điểm du lịch nổi tiếng và được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2008.

Thắm tình quân dân miền địa đầu Tổ quốc

Thắm tình quân dân miền địa đầu Tổ quốc

Là đảo tiền tiêu canh giữ chủ quyền thiêng liêng phía Tây Nam đất nước, Hòn Chuối không những dần chuyển mình để đáp ứng ...

Đèo Long Lanh (Lâm Đồng): Cung đường thơ mộng uốn lượn quanh dãy núi Lang Biang

Đèo Long Lanh (Lâm Đồng): Cung đường thơ mộng uốn lượn quanh dãy núi Lang Biang

Đèo Long Lanh dài 30 km xuyên qua dãy núi Lang Biang và Vườn quốc gia Bidoup, là một trong những cung đường ngắm cảnh ...

Chương trình 'Gói bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo' tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Chương trình 'Gói bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo' tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Dự kiến sẽ có 200 người tham gia gói bánh và khoảng 500 phần quà từ nguồn huy động tài trợ để trao cho các ...

Giới thiệu du lịch Việt Nam tại Diễn đàn Du lịch ASEAN

Giới thiệu du lịch Việt Nam tại Diễn đàn Du lịch ASEAN

Ngày 23/1, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu ...

Hòn Khoai: Đảo ngọc giữa trùng khơi Đất mũi

Hòn Khoai: Đảo ngọc giữa trùng khơi Đất mũi

Hòn Khoai là tên cụm đảo ở phía Đông Nam mũi Cà Mau, cách đất liền hơn 6 hải lý (14,6km) có vị trí quan ...