AMM-55: ‘ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung’

Anh Sơn
Sáng nay (3/8), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 đã khai mạc tại Phnompenh, Campuchia. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã chào xã giao Thủ tướng Campuchia Hun Sen và dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sau lễ khai mạc, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tham dự các phiên họp trong khuôn khổ Hội nghị AMM-55.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tham dự các phiên họp trong khuôn khổ Hội nghị AMM-55. (Ảnh: Tuấn Anh)

Với tinh thần “ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung”, các nước cam kết nỗ lực triển các Kế hoạch xây dựng Cộng đồng, xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2025.

Theo đó, các nước thảo luận về kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, hợp tác hàng hải, ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, năng lượng…. Các nước nhất trí ASEAN cần phát huy trách nhiệm, duy trì đoàn kết, hành động thống nhất và phản ứng linh hoạt trong mọi tình huống.

Cùng với các nỗ lực phục hồi, các Bộ trưởng nhấn mạnh hợp tác nghiên cứu, sản xuất vaccine, củng cố hệ thống y tế; đồng thời, cần chú ý kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, năng lượng.

Trong quan hệ đối ngoại, các Bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN cần tiếp cận cân bằng, có tiếng nói chung, phát huy hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đề cao đối thoại, thúc đẩy tin cậy và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Myanmar, các nước hoan nghênh và ủng hộ nỗ lực của Chủ tịch ASEAN và Đặc phái viên của Chủ tịch trong hỗ trợ thực hiện Đồng thuận 5 điểm. Các Bộ trưởng dành nhiều thời gian trao đổi về các giải pháp để ASEAN tham gia hiệu quả, xây dựng môi trường thuận lợi cho đối thoại ở Myanmar.

Các nước cũng trao đổi về một số vấn đề đang nổi lên tại khu vực, đặc biệt là những diễn biến mới trên Biển Đông, trong cạnh tranh nước lớn, xung đột Ucraina và bán đảo Triều Tiên.

Các nước kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh hành động gây phức tạp tình hình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tinh thần và nguyên tắc các văn kiện chung như Hiến chương Liên hợp quốc, TAC, UNCLOS 1982…

* Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã chứng kiến lễ ký kết văn kiện mở rộng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cho Đan Mạch, Hy Lạp, Hà Lan, Oman, các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Qatar.

AMM-55: ‘ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung’
(Ảnh: Tuấn Anh)

* Chia sẻ nhận định về duy trì đoàn kết và cân bằng của ASEAN, nhất là vai trò “trung gian thực tâm”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khuyến khích các nước kiên trì lập trường chung về Biển Đông, phấn đấu duy trì môi trường thuận lợi cho bộ Qui tắc Ứng xử COC hiệu lực và hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.

Bộ trưởng cũng tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực như xung đột tại Ucraina, cạnh tranh nước lớn và tình hình Myanmar.

Toàn cảnh Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự khai mạc AMM-55 qua ảnh
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55. (Ảnh: Tuấn Anh)

* Cùng ngày, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta, Bộ trưởng Thương mại quốc tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Amanda Milling trao đổi thúc đẩy hợp tác và phối hợp lập trường tại các Hội nghị.

AMM-55: ‘ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung’
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta. (Ảnh: Tuấn Anh)

Với New Zealand, hai Bộ trưởng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, triển khai các cơ chế thường niên; đưa hợp tác kinh tế đạt tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm xứng tầm với quan hệ Đối tác Chiến lược; khôi phục các lĩnh vực hợp tác như giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ….

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn New Zealand hỗ trợ Việt Nam 2 triệu đô-la New Zealand để phục hồi. Bộ trưởng Nanaia Mahuta khẳng định New Zealand sẽ duy trì ODA và các suất học bổng cho Việt Nam và tăng cường hợp tác tại Mekong.

Hai Bộ trưởng thảo luận thêm về phương hướng phối hợp tại các diễn đàn của ASEAN.

Bộ trưởng Nanaia Mahuta mời Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm New Zealand và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ nhất.

* Với Canada, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị tăng cường hợp tác trong các cơ chế khu vực, trong đó có diễn đàn Khu vực ASEAN, hỗ trợ Mê Kong phát triển bền vững...

AMM-55: ‘ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung’
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Thương mại quốc tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng. (Ảnh: Tuấn Anh)

Việt Nam mong Canada hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, viện trợ phát triển cho và các doanh nghiệp Canada tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ, hai bên nhất trí triển khai nhiều biện pháp trong đó có, tăng cường tiếp xúc cấp cao, triển khai các cơ chế đối thoại song phương, tận dụng hiệu quả Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ (CPTPP). Hai Bộ trưởng cũng trao đổi thêm về các biện pháp hỗ trợ Canada tham gia hiệu quả hơn vào hợp tác khu vực.

* Với Vương quốc Anh, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, đẩy mạnh hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại và đầu tư, triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA) hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ năm 2023.

AMM-55: ‘ASEAN Hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung’
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Amanda Milling. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Anh ủng hộ Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với Nhóm G7, hỗ trợ Việt Nam về tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm về quản trị; mong muốn các doanh nghiệp Anh đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực năng lượng tái tạo, tài chính ngân hàng, dược phẩm, công nghệ thông tin, khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng…

Đáp lại, bà Amanda Milling nhất trí đây sẽ là những lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong thời gian tới.

* Ngày mai, 4/8, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và các đối tác sẽ tham dự các Hội nghị ASEAN+1 và Hội nghị ASEAN+3.

Toàn cảnh Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự khai mạc AMM-55 qua ảnh

Toàn cảnh Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự khai mạc AMM-55 qua ảnh

Ngày 3/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ...

AMM-55: Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55

AMM-55: Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55

Ngày 3/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) đã khai mạc trọng thể tại Phnompenh, Campuchia, với sự tham dự ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động