ASEAN 2022: 'Con tàu' ASEAN vững vàng vượt thách thức, hình mẫu của thành công

Vy Vy
ASEAN đã vượt qua một năm đầy thách thức, khẳng định được vai trò trung tâm và cùng các đối tác chứng minh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng kết những thành tựu nổi bật của ASEAN trong năm 2022
Hội nghị Cấp cao ASEAN - Đông Á (EAS) lần thứ 17 tại Campuchia tháng 11/2022. (Nguồn: TTXVN)

Cùng ứng phó các thách thức chung

Campuchia đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan vào tháng 11/2022, sau một thời gian dài gián đoạn do đại dịch Covid-19. Sự hỗ trợ và giúp đỡ, hợp tác và linh hoạt của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các đối tác bên ngoài đã giúp Campuchia chèo lái thành công con tàu ASEAN trong suốt năm 2022 với chủ đề “ASEAN hành động: Cùng ứng phó các thách thức chung”.

Mọi người đều có thể nhất trí rằng 2022 là một năm vô cùng khó khăn, với nhiều vấn đề rất nan giải, tác động đến khu vực và thế giới, cùng lúc với các vấn đề địa chính trị đang nổi lên khác như tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, khủng hoảng Myanmar, căng thẳng leo thang ở Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan, trong khi chúng ta đang nỗ lực để phục hồi sau đại dịch Covid-19, tác động của biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề khác.

Tuy vậy, ASEAN và các đối tác đã thành công trong việc thể hiện cho thế giới thấy rằng chủ nghĩa đa phương là giải pháp tốt nhất cho các vấn đề toàn cầu.

Tháng 1/2022, Campuchia bắt đầu đảm nhiệm vai trò chủ tịch trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực. Đây là một điểm sáng rất tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm.

Tổng hợp những thành tựu đạt được từ các hội nghị cấp cao và hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), hơn 130 văn kiện đã được thông qua và ghi nhận; 7 quốc gia mới gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), nâng số thành viên lên tổng cộng 50; Mỹ và Ấn Độ trở thành Đối tác chiến lược toàn diện của ASEAN; Brazil và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trở thành đối tác đối thoại theo lĩnh vực; Timor Leste đã được chấp thuận về nguyên tắc để trở thành thành viên thứ 11 của ASEAN.

Việc Timor Leste được chấp nhận sau hơn một thập kỷ nộp đơn xin gia nhập ASEAN là một thành tựu quan trọng. Trong năm chủ tịch của Campuchia, vấn đề này đã được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN.

ASEAN tiếp tục nối lại quan hệ hợp tác hiệu quả với tất cả 11 đối tác đối thoại. Bên cạnh nhiệm vụ nặng nề là đồng chủ trì nhiều hội nghị cấp cao với các đối tác đối thoại tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen cũng đã cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden đồng chủ trì thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ, lần đầu tiên được tổ chức tại Washington từ ngày 12-13/5/2022. Ngoài ra, ông còn cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đồng chủ trì Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ASEAN-EU ngày 14/12/2022.

Về cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar, các cuộc họp đã biểu dương những nỗ lực của Campuchia trên cương vị Chủ tịch ASEAN và Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN trong việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm của ASEAN (5PC) nhằm giúp Myanmar khôi phục hòa bình, ổn định và trở lại cuộc sống bình thường.

Nỗ lực vì hòa bình, ổn định

Liên quan đến Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Năm ngoái, Campuchia đã tổ chức 2 cuộc họp liên tiếp để đàm phán về COC, lần đầu vào tháng 5 tại Siem Reap và lần sau vào tháng 10 tại Phnom Penh. Các cuộc họp này là lần đầu tiên các cuộc đàm phán thực tế về COC được nối lại sau hai năm gián đoạn vì đại dịch.

Tuyên bố chung kỷ niệm 20 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 25, trong đó tái khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của văn kiện này đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông.

Về cạnh tranh giữa các siêu cường, đáng chú ý là ngày 22/11/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc, Tướng Ngụy Phượng Hòa, đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Siem Reap. Cuộc gặp được mô tả là “hiệu quả và chuyên nghiệp” và là “một cuộc đối thoại thực chất về giảm rủi ro chiến lược và tăng cường an ninh cho các hoạt động”.

Đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ASEAN hoan nghênh mọi sáng kiến từ các đối tác bên ngoài nhằm đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về lồng ghép 4 lĩnh vực ưu tiên của Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Lộ trình ASEAN về Thúc đẩy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trên đây là những ví dụ thực tế về vai trò của ASEAN trong nỗ lực chung vì hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Thành công của các hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan dưới sự chủ trì của Campuchia đã góp phần tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực; đồng thời ủng hộ tính phù hợp của cơ chế ASEAN trong việc cung cấp một nền tảng mở và toàn diện cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm giải quyết mối lo ngại chung, các khác biệt và giảm căng thẳng.

Khi năm 2025 đang đến gần, ASEAN cũng cần xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Campuchia đã cùng Malaysia - quốc gia giữ vai trò chỉ đạo thường trực Nhóm đặc trách cấp cao về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 (HLTF-ACV) đồng chủ trì 5 cuộc họp của HLTF-ACV. Các cuộc họp đã thông qua khuyến nghị về tăng cường năng lực của ASEAN và hiệu quả của thể chế, đồng thời lưu ý các yếu tố cốt lõi được đề xuất trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, cho phép ASEAN phản ứng nhanh chóng và thích ứng tốt hơn với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ.

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc Timor Leste xin trở thành thành viên của ASEAN

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc Timor Leste xin trở thành thành viên của ASEAN

Các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua Tuyên bố về việc Timor Leste xin trở thành thành viên của ASEAN.

ASEAN hình thành khuôn khổ quan trọng, thực hiện tầm nhìn về bình đẳng giới

ASEAN hình thành khuôn khổ quan trọng, thực hiện tầm nhìn về bình đẳng giới

Ngày 5/12, trong một tuyên bố chung, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định đã bắt đầu triển khai kế hoạch ...

Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức

Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ ...

Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc: Một hình mẫu thành công dựa trên sự chân thành, tin cậy

Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc: Một hình mẫu thành công dựa trên sự chân thành, tin cậy

Theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là một hình mẫu thành công dựa trên sự ...

Tân Tổng thư ký ASEAN: Các xu hướng mới và đang nổi lên sẽ góp phần định hình ASEAN

Tân Tổng thư ký ASEAN: Các xu hướng mới và đang nổi lên sẽ góp phần định hình ASEAN

Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kao Kim Hourn cho rằng, các xu hướng mới và đang nổi lên ...

(theo khmertimeskh.com)

Xem nhiều

Đọc thêm

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine huấ

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc Anh đưa người sang Ukraine huấ

Ukraine đã tấn công bằng UAV vào thành phố Kazan của Nga, ngày 21/12, gây thiệt hại cho các tòa nhà dân cư và tạm thời đóng cửa sân bay.
Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng kỳ vọng Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng trở thành biểu tượng thôn kiểu mẫu

Thủ tướng tin rằng 3 khu dân cư Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ phát triển toàn diện, trở thành hình mẫu của những thôn làng hạnh phúc và ...
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế, người dân cần lưu ý gì?

Ban Tổ chức vừa ký quyết định sẽ mở cửa Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam thêm 1 ngày – ngày 23/12 để bà con nhân dân vào ...
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động