AMM Retreat: ‘Tàu’ ASEAN 2024 lăn bánh

Phương Hằng
Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân! Quy luật đó cũng đúng với hành trình của “ngôi nhà” ASEAN, với những “mùa Xuân khởi sự”. Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN đã chia sẻ về mùa Xuân ASEAN 2024 với sự kiện có ý nghĩa khởi đầu - AMM Retreat đưa con tàu ASEAN 2024 lăn bánh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đại sứ Vũ Hồ cho biết, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - AMM Retreat (28-29/1 tại cố đô Luang Prabang) là hoạt động chính thức đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”. Hội nghị có tầm quan trọng định hướng hoạt động, định hình bước đi và định vị vị thế của ASEAN trong suốt một năm.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 2024 sẽ diễn ra tại Luang Prabang, Lào.
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 2024 sẽ diễn ra tại Luang Prabang, Lào.

Giai đoạn chuyển biến, cần “kim chỉ nam”

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang đứng trước những chuyển biến sâu sắc. Vừa bước vào giai đoạn nước rút trong triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, vừa thu xếp “hành trang” cho bước đường mới trong xây dựng các chiến lược đến năm 2045. Bên ngoài, những biến động của thế giới và khu vực mang đến cho ASEAN nhiều thử thách cần vượt qua, nhưng cũng không ít cơ hội để vươn mình bứt phá.

Bởi lẽ đó, vào thời điểm này, yêu cầu đặt ra cho ASEAN là giữ vững và phát huy các thành quả đã đạt được, tiếp tục đổi mới tư duy và hành động theo hướng sáng tạo, bao trùm và bền vững để tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Những khuôn khổ hợp tác được thông qua trong năm 2023 về kinh tế số, kinh tế biển xanh, trung hòa carbon, hệ sinh thái xe điện… cho thấy ASEAN đã chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng để chủ động và thích ứng linh hoạt trong tình hình mới.

Với các nhiệm vụ đặt ra như vậy, Hội nghị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ định hướng cho hoạt động của ASEAN trong cả năm 2024, mà còn định hình rõ nét hơn những bước đi chiến lược trong tương lai, để từ đó, định vị ASEAN là tâm điểm của các tiến trình hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực.

Các vấn đề quan tâm hàng đầu của ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng, quan hệ đối ngoại cũng như về tình hình quốc tế, khu vực sẽ được các Bộ trưởng thảo luận thực chất, sâu rộng trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhằm xây dựng nhận thức chung, tìm kiếm giải pháp và thống nhất hướng ứng xử phù hợp.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) 2023 tại Jakarta, Indonesia, ngày 4/2/2023. (Nguồn: TTXVN)
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) 2023 tại Jakarta, Indonesia, ngày 4/2/2023. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam và sự chuẩn bị bài bản, từ sớm

Có thể nói, đối ngoại đa phương, trong đó có tham gia ASEAN góp phần không nhỏ vào thành công của công tác đối ngoại. Với tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, linh hoạt và sáng tạo, Việt Nam luôn là thành viên uy tín, với nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực cho Cộng đồng ASEAN.

Tiếp nối và phát huy thành công đó, chúng ta đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản từ sớm cho sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác ASEAN năm 2024 nói chung và Hội nghị lần này nói riêng. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dẫn đầu sẽ cùng các nước trao đổi thực chất quan điểm, lập trường về tất cả các nội dung trong chương trình nghị sự.

Cụ thể, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ cùng các nước thống nhất trọng tâm, ưu tiên của ASEAN xoay quanh chủ đề của năm về kết nối và tự cường. Xây dựng các chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 về chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và kết nối sẽ là nội dung chính trong phát biểu của Bộ trưởng; với cách tiếp cận toàn diện, bao trùm, không chỉ đáp ứng nhu cầu và ưu tiên trước mắt của ASEAN mà còn đặt ra những kỳ vọng lớn lao hơn trong tương lai, đặc biệt trước các biến động ngày càng phức tạp, khó lường, thậm chí vượt ngoài dự báo thông thường.

Làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, một mảng công tác lớn của ASEAN cũng sẽ được các nước trao đổi, trong đó có việc xem xét các đề nghị thiết lập, nâng cấp quan hệ của nhiều đối tác. Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng sẽ thảo luận với các nước chủ trương, biện pháp mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, và xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật pháp quốc tế với ASEAN ở vị trí trung tâm.

Cuối cùng, như thường lệ, các vấn đề quốc tế, khu vực cũng sẽ nhận được sự quan tâm của các nước. Trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng và thiện chí, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ cùng các nước đánh giá, nhận định về tình hình, chia sẻ cách tiếp cận cân bằng, khách quan của ASEAN, củng cố lập trường nguyên tắc, phát huy trách nhiệm và tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển.

Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN.
Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN.

“Kết nối” và “tự cường”, hiểu sao cho đủ?

Hai thành tố “kết nối” và “tự cường” được ASEAN quan tâm, thảo luận từ rất sớm. Song, đặt trong bối cảnh hiện nay với đặc trưng phức tạp và khó đoán định hơn bao giờ hết, hai thành tố này sẽ mang những nội hàm và sắc thái mới.

Trước hết, “kết nối” sẽ là một trong bốn chiến lược trung tâm của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, góp phần thúc đẩy về chất liên kết khu vực cũng như gắn kết hiệu quả ASEAN với các đối tác. Nếu trước đây, ASEAN dành ưu tiên cho kết nối thể chế, hạ tầng và con người, Chiến lược Kết nối 2045 sẽ hướng đến một cộng đồng ASEAN kết nối thông suốt, với phạm vi và lĩnh vực được mở rộng như hạ tầng bền vững, kết nối số, chuỗi cung ứng, trao đổi thông tin… ASEAN cũng sẽ áp dụng cách tiếp cận “toàn Cộng đồng” nhằm gia tăng liên kết vùng, gắn hợp tác tiểu vùng với tiến trình chung của ASEAN, mở ra các không gian phát triển rộng lớn hơn và đồng đều hơn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, và tiểu vùng.

Về “tự cường”, hơn bao giờ hết ASEAN nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc bảo đảm và nâng cao khả năng tự cường trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay. Tự cường có thể hiểu theo ba cấp độ, một là ứng phó hiệu quả với các thách thức và cú sốc từ bên ngoài, hai là khả năng độc lập, tự chủ chiến lược trong mọi quyết định của mình và ba là sự chủ động vươn lên dẫn dắt trong mọi hoàn cảnh. Với nội hàm như vậy, “tự cường” đã được đưa thành định hướng xuyên suốt và bao trùm của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, và sẽ tiếp tục được cụ thể hóa trong các chiến lược triển khai trên từng trụ cột và lĩnh vực.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến mối quan hệ biện chứng và tương hỗ giữa “kết nối” và “tự cường”. Kết nối chính là nền tảng cho một ASEAN ngày càng vững mạnh và tự cường. Ở chiều ngược lại, một ASEAN tự cường chính là tiền đề để tạo dựng niềm tin và gắn bó giữa các nước thành viên, cùng nối kết trong ý thức và bản sắc Cộng đồng, phấn đấu vì sứ mệnh và khát vọng chung là hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển cho gần 700 triệu người dân khu vực.

Người anh em Lào sẽ thành công

Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 và là Chủ tịch ASEAN lần thứ ba. Chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam khi tham gia ASEAN là nỗ lực và đóng góp hết mình vì thành công chung.

Trong năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với nước Chủ tịch và các nước thành viên triển khai thành công và hiệu quả các ưu tiên và sáng kiến đề ra. Trong các dịp gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với Lào, Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam nhiều lần khẳng định và cam kết Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN 2024, góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.

Trên tinh thần chung như vậy, các bộ, ngành của Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực hợp tác, trao đổi với Lào và các nước về các nội dung thuộc ưu tiên, quan tâm chung, đưa hợp tác ASEAN ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả, góp phần củng cố đoàn kết và đồng thuận của ASEAN, giữ vững và phát huy các thành quả đã đạt được.

Việt Nam tin tưởng rằng, với bề dày 27 năm là thành viên của ASEAN và kinh nghiệm hai lần là Chủ tịch ASEAN, Lào sẽ phát huy hiệu quả vai trò dẫn dắt, đưa ASEAN vượt qua khó khăn, thách thức và tiếp tục ghi dấu ấn thành công mới trong hành trình liên kết và hội nhập khu vực.

“Xây dựng các chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và kết nối sẽ là nội dung chính trong phát biểu của Bộ trưởng; với cách tiếp cận toàn diện, bao trùm, không chỉ đáp ứng nhu cầu và ưu tiên trước mắt của ASEAN mà còn đặt ra những kỳ vọng lớn lao hơn trong tương lai”.

Vững tay chèo

Tình hình thế giới và khu vực chưa bao giờ hết khó khăn, phức tạp. Nằm ở vị trí địa chiến lược, hơn ai hết, ASEAN hiểu rõ những thách thức đặt ra cho mình. Những trải nghiệm, thăng trầm của gần sáu thập kỷ qua đã đúc rút cho ASEAN nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, có thể gói gọn trong ba từ: Đoàn kết, Thích ứng và Tự cường.

Đoàn kết để tăng cường sức mạnh nội tại của ASEAN, phát huy tinh thần thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn của nhau, và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên đối với công việc chung của ASEAN và vì lợi ích chung của khu vực.

Thích ứng để luôn duy trì sự năng động và linh hoạt của ASEAN trước mọi vấn đề và yêu cầu đặt ra của thời đại.

Tự cường để luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và tự tin trước mọi cơ hội và thách thức.

Trên chặng đường sắp tới, tin tưởng rằng, ASEAN sẽ tiếp tục phát huy tốt ba giá trị nền tảng trên để luôn vững tay chèo trước mọi cơn sóng cả của thời cuộc.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Lào trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Lào trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Chủ tịch Quốc hội cho biết Việt Nam luôn ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, ...

Chuyến thăm khẳng định mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào sẽ tiếp tục ổn định

Chuyến thăm khẳng định mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào sẽ tiếp tục ổn định

Đại sứ Lào Khamphao Ernthavanh khẳng định, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Sonexay Siphandone cùng Phu nhân thể hiện sự coi ...

Cơ hội được đào tạo trực tuyến cho các chuyên gia, cán bộ di sản văn hóa từ Italy và ASEAN

Cơ hội được đào tạo trực tuyến cho các chuyên gia, cán bộ di sản văn hóa từ Italy và ASEAN

Ngày 11 và 12/1, Casa Italia tại Hà Nội đã tổ chức Hội nghị quốc tế về Dự án “Trung tâm đào tạo trực tuyến ...

Phiên họp thường kỳ Ủy ban các nước ASEAN tại Warsaw

Phiên họp thường kỳ Ủy ban các nước ASEAN tại Warsaw

Ngày 16/1, tại Warsaw, Ba Lan, Phiên họp thường kỳ Ủy ban các nước ASEAN (ACW) đã diễn ra tại nhà riêng Đại sứ Indonesia ...

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga: Moscow là đối tác tin cậy của ASEAN hơn 30 năm qua

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga: Moscow là đối tác tin cậy của ASEAN hơn 30 năm qua

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, lãnh đạo đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền, ông Dmitry Medvedev cho biết, Moscow đặc biệt ...

Phương Hằng (ghi)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 28/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 28/4/2024. ket qua xo so Kien Giang. kết quả xổ số Kiên Giang ngày 28 ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động