AMMR 2023: ASEAN củng cố cộng đồng, vượt qua khó khăn, phát huy vị thế

Bảo Chi
Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN trả lời phỏng vấn báo chí về Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) 2023.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Vũ Hồ: (Nguồn: BTK ASEAN)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Timor Leste chụp ảnh chung tại AMMR 2023. (Nguồn: BTK ASEAN)

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa và kết quả của các Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần này?

Đây là những hoạt động đầu tiên có ý nghĩa định hướng quan trọng cho ASEAN trong cả năm 2023.

Các hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình đang đặt ra cho ASEAN nhiều bài toán phải giải quyết, từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, bất ổn và nguy cơ suy thoái kinh tế, các vấn đề phi truyền thống đến diễn biến phức tạp tại nhiều điểm nóng. Do đó, điều quan trọng nhất là làm sao duy trì đoàn kết, vai trò trung tâm và nâng cao khả năng ứng phó của ASEAN trước tác động cộng hưởng của rất nhiều thách thức cả bên trong và bên ngoài.

Với chủ đề được Indonesia lựa chọn cho năm 2023 “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, các nước đã thảo luận tích cực, thống nhất các ưu tiên của ASEAN trong năm nay và nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho nhiều vấn đề mà ASEAN đang phải đối mặt. Các Hội nghị lần này đã đạt được các kết quả chính sau:

Một là, trong 2023, ASEAN sẽ chú trọng hợp tác bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tự cường y tế và ổn định tài chính-kinh tế. Những vấn đề này không chỉ phù hợp quan tâm và lợi ích của các nước mà còn được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở khu vực, duy trì vị thế của ASEAN là động lực tăng trưởng toàn cầu, nâng cao năng lực ứng phó và tự cường của ASEAN trong môi trường khu vực, quốc tế đầy biến động.

Đại sứ Vũ Hồ: (Nguồn: BTK ASEAN)
Bộ trường Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Lào tại Hội nghị AMMR 2023. (Nguồn: BTK ASEAN)

Để thực hiện thành công các ưu tiên đề ra, các nước đều cho rằng hơn bao giờ hết, ASEAN cần một môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phục hồi và phát triển. ASEAN cần giữ vững độc lập, tự cường, duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm, đề cao đối thoại, hợp tác, hành xử trách nhiệm phù hợp với luật pháp quốc tế, và khuyến khích các đối tác đóng góp xây dựng, cùng giải quyết các thách thức chung.

Hai là, Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Trong đó, các nước đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực thể chế của ASEAN để từng bước chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo của ASEAN; theo đó, trước mắt sẽ nghiên cứu biện pháp tăng cường chức năng, vai trò của một số cơ quan trong ASEAN, nâng cao hiệu quả của cơ chế ra quyết định và thúc đẩy các giải pháp huy động nguồn lực.

Ba là, trên cơ sở các quyết định của Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 vừa qua, các Bộ trưởng đã thảo luận cụ thể về kế hoạch triển khai Đồng thuận 5 điểm về Myanmar, khẳng định tiếp tục hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp hòa bình và bền vững vì lợi ích của người dân Myanmar, nhấn mạnh cần sớm chấm dứt bạo lực, thúc đẩy đối thoại giữa các bên liên quan.

Hội nghị đã hoàn tất Tài liệu hướng dẫn quy chế quan sát viên cho Timor Leste và nhất trí xây dựng lộ trình kết nạp nước này.

Sự tham dự lần đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác Timor Leste với tư cách quan sát viên cả ở Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN và Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là dấu mốc quan trọng trong quá trình chuẩn bị và hỗ trợ Timor Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN.

Cuối cùng là trên tinh thần cởi mở và thẳng thắn, các nước đã chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề được quan tâm ở khu vực và thế giới, từ những điểm nóng tiềm ẩn nhiều hệ lụy phức tạp như Biển Đông, Myanmar, xung đột Nga-Ukraine đến các thách thức đang nổi lên hiện nay như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, môi trường….

Nhìn chung, các nước đều nhận định ASEAN cần duy trì đoàn kết, củng cố lập trường nguyên tắc, đồng thời có sự chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó kịp thời và hiệu quả với những biến động khó lường, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Xin ông cho biết sự tham gia và đóng góp của đoàn Việt Nam?

Ngay từ sớm, chúng ta đã khởi động quá trình chuẩn bị tổng thể cho sự tham gia của Việt Nam trong cả năm 2023, trong đó các hội nghị lần này được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng với cả ASEAN và Việt Nam.

Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, linh hoạt và sáng tạo, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã tham gia, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng tại các hội nghị, thúc đẩy hợp tác ASEAN và với các đối tác, góp phần vào thành công chung của các hội nghị.

Đại sứ Vũ Hồ: (Nguồn: BTK ASEAN)
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chụp ảnh cùng phóng viên tác nghiệp tại AMMR 2023. (Nguồn: BTK ASEAN)

Thứ nhất, không chỉ cùng các nước tham gia thảo luận, xác định các trọng tâm, ưu tiên của ASEAN, Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực, phù hợp quan tâm chung của các nước và khu vực. Bộ trưởng đã thông báo kế hoạch Việt Nam tổ chức một số hoạt động về thúc đẩy phục hồi bao trùm trong ASEAN, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, cũng như một số hoạt động hợp tác với các đối tác như Ngày ASEAN-Hàn Quốc, họp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC…

Thứ hai, trong tổng thể các nỗ lực xây dựng Cộng đồng, Bộ trưởng nhấn mạnh ý nghĩa của một Cộng đồng thực sự phục vụ người dân và vì lợi ích của người dân. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị ASEAN chú trọng và dành nhiều quan tâm hơn tới hợp tác và phát triển đồng đều, bao trùm tại các tiểu vùng, góp phần bảo đảm người dân được thụ hưởng một cách công bằng các thành quả của tiến trình xây dựng Cộng đồng.

AMMR 2023: ASEAN củng cố cộng đồng, vượt qua khó khăn, phát huy vị thế
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AMMR 2023. (Ảnh: Bảo Chi)

Thứ ba, chia sẻ quan ngại chung của các nước về các biến động phức tạp và khó lường, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã chủ động nêu quan điểm, lập trường của Việt Nam về nhiều vấn đề tác động trực tiếp đến ASEAN và hòa bình, an ninh ở khu vực.

Những chia sẻ của Việt Nam về Biển Đông, Myanmar… được đánh giá cân bằng, xây dựng, thúc đẩy các giá trị đối thoại, hợp tác, đề cao luật pháp quốc tế, vừa phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, vừa củng cố lập trường nguyên tắc của ASEAN.

Đoàn Việt Nam cũng tích cực tham gia thảo luận, góp phần tạo dựng đồng thuận của ASEAN về nhiều quyết định quan trọng như về các biện pháp nâng cao hiệu quả thể chế của ASEAN, triển khai Đồng thuận 5 điểm, hỗ trợ Timor Leste…, qua đó, nâng cao thêm một bước hình ảnh, uy tín và vị thế của ASEAN ở khu vực và quốc tế.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Khởi đầu một năm nhộn nhịp của ASEAN

Khởi đầu một năm nhộn nhịp của ASEAN

Chia sẻ về Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Jakarta, Indonesia từ ngày 3-4/2, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ...

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Thảo luận cởi mở, thực chất nhiều vấn đề quốc tế và khu vực

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Thảo luận cởi mở, thực chất nhiều vấn đề quốc tế và khu vực

Sáng 4/2, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Thủ đô Jakarta, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác Timor-Leste

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác Timor-Leste

Trong khuôn khổ Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) 2023, ngày 4/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc ...

Báo Mỹ: Kinh tế Nga kiên cường vượt trừng phạt chưa từng có nhờ bè bạn

Báo Mỹ: Kinh tế Nga kiên cường vượt trừng phạt chưa từng có nhờ bè bạn

Quan hệ giao thương với các nước láng giềng và đồng minh đã giúp nền kinh tế Nga kiên cường trụ vững, bất chấp hàng ...

Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngừng xuất khẩu sang LB Nga, Moscow chứng tỏ 'sự kiên cường một cách đáng ngạc nhiên'

Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngừng xuất khẩu sang LB Nga, Moscow chứng tỏ 'sự kiên cường một cách đáng ngạc nhiên'

Thứ trưởng Tài chính Mỹ Brian Nelson đã gặp các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ vào các ngày 2-3/2 để thảo luận về những lo ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (20/4): Chiều, tối mưa, giông vài nơi; ngày nắng nóng diện rộng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động