Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Những xu hướng chính và “ứng xử” của ASEAN

TGVN. ASEAN coi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với Đông Nam Á nằm ở trung tâm, là một trong những khu vực có tầm quan trọng chính trị, kinh tế và chiến lược nổi bật.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
an do duong thai binh duong nhung xu huong chinh va ung xu cua asean Tiếp tục thúc đẩy quan hệ gắn kết giữa ASEAN với EU
an do duong thai binh duong nhung xu huong chinh va ung xu cua asean Việt Nam nỗ lực không ngừng thực hiện cam kết tại ASEAN và Liên hợp quốc
an do duong thai binh duong nhung xu huong chinh va ung xu cua asean
ASEAN coi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với Đông Nam Á nằm ở trung tâm, là một trong những khu vực có tầm quan trọng chính trị, kinh tế và chiến lược nổi bật. (Nguồn: AP)

4 xu hướng chính

Môi trường bên ngoài ngày càng phức tạp sẽ khiến các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hướng tới các quy trình hoạch định chiến lược nhiều sắc thái hơn, trong đó có cả xu hướng giảm sự phụ thuộc vào các cường quốc lớn cũng như xây dựng các năng lực nội tại để thích ứng với sự thay đổi.

Có 4 xu hướng chính định hình bối cảnh an ninh khu vực trong vài năm qua và trong tương lai gần, bao gồm:

Thứ nhất, cạnh tranh nước lớn đã trở nên gay gắt hơn với những hậu quả lớn tương ứng, phần nào không thể lường trước và đoán trước. Đáng chú ý nhất là cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ ngày một gay gắt. Nhận thức rập khuôn lâu nay là quan hệ Trung-Mỹ có đặc trưng là vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đã thay đổi và hiện tại, mối quan hệ này đang vô cùng phức tạp và khó lường.

Thứ hai, toàn cầu hóa, từng được coi là một đặc trưng tất yếu và không thể đảo ngược của hệ thống quốc tế, đã vấp phải những hoài nghi và chống lại. Thương mại tự do, một đặc trưng của toàn cầu hóa, không còn được coi là điều hiển nhiên nữa. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chịu sức ép khi ngày càng nhiều người hoài nghi về khả năng tạo ra các thỏa thuận mới cũng như khả năng quản lý và giải quyết tranh chấp với WTO.

Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang xuất hiện tràn lan khắp các châu lục với những thực tế mới như Internet vạn vật, blockchain, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, giống như hầu hết các cuộc cách mạng, nó tạo ra các tác động khác nhau ở những nơi khác nhau. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dường như có lợi hơn là gây bất lợi cho các nước phát triển hơn như Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc. Các nước đang bắt kịp khác như Malaysia và Singapore chịu tác động vừa tốt vừa xấu trong khi các nước nhỏ hơn như Lào và Timor Leste phải đối mặt với nguy cơ bị mắc kẹt và tụt lại phía sau.

Thứ tư, các thách thức an ninh đương đại truyền thống và phi truyền thống ngày càng đòi hỏi nhiều nguồn lực quốc gia hơn để giải quyết. Không có giải pháp lâu dài nào cho bất cứ điểm nóng an ninh khu vực như bán đảo Triều Tiên, tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc... Tội phạm công nghệ cao khiến khu vực thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Biến đổi khí hậu cũng là một mối đe dọa leo thang (theo Liên hợp quốc) trong khi chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa siêu quốc gia tiếp tục đặt ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho nhiều nơi trong khu vực.

Phản ứng và chính sách linh hoạt của ASEAN

Tất cả những xu hướng này đặt các nước trong khu vực, trong đó có ASEAN vào tình trạng buộc phải thay đổi và điều chỉnh các chiến lược an ninh.

Các cường quốc cũng vậy. Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong khi Trung Quốc thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường. Quan niệm cho rằng các cường quốc này đang trong quá trình từ cạnh tranh tới đối đầu đã lan truyền trong cộng đồng chính sách của cả hai nước.

an do duong thai binh duong nhung xu huong chinh va ung xu cua asean
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) là một diễn đàn quan trọng trong khu vực. (Nguồn: Ban thư ký ASEAN)

Tuy nhiên, thay vì thận trọng hơn, chúng ta có thể thấy hai nước này có lập trường cứng rắn và dùng đến các biện pháp mạnh. Chẳng hạn, các mức thuế rất cao mà hai nước áp đặt lẫn nhau đã dẫn đến những rủi ro kinh tế không chỉ cho chính mình mà còn cả các nước khác.

Trong bối cảnh này, các chiến lược tránh và quản lý rủi ro cũng như ngoại giao đa phương đã trở nên hấp dẫn hơn. Các chiến lược phòng ngừa rủi ro rất hữu ích theo nghĩa các nước trong khu vực có thể thúc đẩy mối quan hệ với cả Mỹ lẫn Trung Quốc mà không cần phải do dự.

Một đánh giá phổ biến là nhiều quốc gia đang hết sức nỗ lực duy trì hoặc đạt được sự đảm bảo an ninh từ Washington trong khi tối đa hóa những kết nối kinh tế với Bắc Kinh. Tuy nhiên, chỉ sử dụng cách đó cũng không đảm bảo cho các nước trong khu vực giảm thiểu tác động bất lợi do cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ gây ra.

Các cơ chế đa phương có sẵn trong cấu trúc an ninh khu vực ngày một phát triển và có ý nghĩa. Do đó, ASEAN mong muốn nâng cao vai trò và tính trung tâm của mình. Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vẫn là diễn đàn duy nhất để các nhà lãnh đạo thảo luận về các vấn đề chiến lược trong khu vực này.

Tóm lại, các xu hướng mà khu vực này phải đối mặt trong năm nay không hoàn toàn khác biệt với trước đây. Tuy nhiên, đáng chú ý là một số xu hướng đang trở nên gay gắt hơn. Một trong số đó là sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động nhanh hơn và rộng hơn đến cuộc sống hàng ngày.

Về phản ứng, các nước khác ngoài Mỹ và Trung Quốc đã tăng cường hợp tác và phối hợp với nhau để giảm sự phụ thuộc vào một trong hai cường quốc này. Dù là ASEAN nói chung hay các nước thành viên nói riêng, nhu cầu về tư duy chiến lược và kế hoạch độc lập có thể được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

an do duong thai binh duong nhung xu huong chinh va ung xu cua asean Tin tức ASEAN buổi sáng 12/2

TGVN. ASEAN đẩy mạnh quan hệ với EU, Anh; Trung Quốc và ASEAN có thể họp mặt khẩn cấp về tình hình dịch virus corona ...

an do duong thai binh duong nhung xu huong chinh va ung xu cua asean Phái đoàn Việt Nam chủ trì Ủy ban điều phối ASEAN tại Geneva

TGVN. Sáng ngày 11/2, tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva (Thụy Sỹ), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê ...

an do duong thai binh duong nhung xu huong chinh va ung xu cua asean Tin tức ASEAN buổi sáng 11/2

TGVN. Cập nhật tình hình virus corona ở Đông Nam Á, WEF ASEAN 2020 đi vào khâu chuẩn bị...

Thu Hiền (theo Council for Security Cooperation in the Asia Pacific)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động