Ấn Độ lên kế hoạch tổ chức Thượng đỉnh SCO, hé lộ ý định của Tổng thống Nga Putin

Hà Thu
Ấn Độ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) trong hai ngày 3-4/7 tại thủ đô New Delhi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ lê kế hoạch tổ chức Thượng đỉnh SCO, hé lộ ý định của Tổng thống Nga Putin. (Nguồn: Times of India)
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng SCO ngày 28/4 tại New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: Times of India)

Theo tài liệu tờ The Economic Times có được, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao SCO tại Goa vào ngày 4-5/5 tới sẽ đưa ra những bước cuối cùng cho chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh SCO.

Dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ tập trung vào các vấn đề như chống khủng bố, bình ổn Afghanistan, các sáng kiến kết nối toàn diện bao gồm Cảng Chabahar & Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC) bên cạnh các hoạt động đa dạng của Ấn Độ tiếp cận với Á-Âu.

Trước đó, các cố vấn an ninh quốc gia SCO đã gặp nhau tại Ấn Độ để thảo luận về những yếu tố chính của quan hệ đối tác an ninh.

Dự kiến, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO, lần đầu tiên kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong khi chưa có dấu hiệu cụ thể cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có trực tiếp tham dự sự kiện này hay không.

Thủ tướng Pakistan cũng không cho biết sẽ tham dự hội nghị theo hình thức trực tiếp hay trực tuyến.

Điểm nhấn của Thượng đỉnh sẽ là cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Narendra Modi khi Nga và Ấn Độ tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại trong bối cảnh New Delhi giữ quan điểm trung lập về cuộc xung đột Ukraine.

Lần gần đây nhất ông Putin tới Ấn Độ là vào tháng 12/2021 để tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên. Hai nhà lãnh đạo đã nhiều lần điện đàm trong năm 2022 và tổ chức một cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO tại Samarkand của Uzbekistan vào tháng 9 năm ngoái.

* Trong diễn biến khác, ngày 28/4, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng SCO đã diễn ra ở New Delhi.

Trong bài phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã kêu gọi các quốc gia thành viên cùng hợp tác để loại bỏ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.

Ông kêu gọi các Bộ trưởng Quốc phòng SCO quy trách nhiệm cho những đối tượng tài trợ hoặc hỗ trợ hoạt động khủng bố và tuyên bố rằng, bất kỳ hành động khủng bố nào dưới mọi hình thức đều là tội ác chống lại loài người.

Theo Bộ trưởng Singh, hòa bình và thịnh vượng không thể cùng tồn tại với mối đe dọa khủng bố.

Xét từ góc độ an ninh, Bộ trưởng Singh cho rằng, tình trạng cực đoan hóa trong thanh niên là vấn đề đáng lo ngại và cũng là trở ngại lớn trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của xã hội.

Trong khi khẳng định New Delhi đang nỗ lực tăng cường hợp tác giữa các thành viên SCO, duy trì hòa bình và an ninh dựa theo Hiến chương Liên hợp quốc, ông Singh cho biết, Ấn Độ dự kiến xây dựng một khuôn khổ hợp tác khu vực mạnh mẽ, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Singh đã hối thúc các quốc gia thành viên SCO đảm bảo an ninh lương thực theo một kế hoạch tổng hợp vì điều này sẽ khiến SCO trở thành hình mẫu cho thế giới.

Về vấn đề biến đổi khí hậu, quan chức quốc phòng Ấn Độ kêu gọi các thành viên xây dựng một chiến lược chung, trong đó an ninh năng lượng phải là một phần trong đó, đồng thời, cần ưu tiên cho thích ứng và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị, New Delhi tỏ rõ cam kết hướng tới xây dựng năng lực quốc phòng thông qua hợp tác sản xuất và hợp tác phát triển các mặt hàng, cũng như đào tạo.

Theo ông Singh, những thách thức an ninh không chỉ giới hạn ở bất kỳ quốc gia nào và để luôn ghi nhớ những lợi ích chung, Ấn Độ đang tiến tới một cách tiếp cận hợp tác trong lĩnh vực đối tác quốc phòng.

Bên lề hội nghị, Bộ trưởng Singh đã tổ chức các cuộc gặp song phương với những người đồng cấp Bakhodir Kurbanov (Uzbekistan), Bekbolotov B Asankalievich (Kyzgyzstan) và Victor Khrenin (Belarus).

Một tuyên bố cho biết, Ấn Độ đã xem xét toàn bộ phạm vi hợp tác quốc phòng với 3 nước trong các cuộc gặp, với trọng tâm là xác định các con đường có lợi để thúc đẩy quan hệ song phương.

Bên cạnh đó, các cuộc gặp song phương còn thảo luận về những vấn đề cùng quan tâm.

Căng thẳng với Trung Quốc, Australia dùng ‘vũ khí’ năng lượng, ‘uốn’ thành công dòng chảy thương mại, vẫn kiếm bộn tiền

Căng thẳng với Trung Quốc, Australia dùng ‘vũ khí’ năng lượng, ‘uốn’ thành công dòng chảy thương mại, vẫn kiếm bộn tiền

Australia đã có sự chuyển hướng thương mại thực sự “phi thường” sang các thị trường châu Á trong bối cảnh căng thẳng với Trung ...

Tổng thư ký SCO: Cần thiết phải tăng cường hợp tác với ASEAN hơn bao giờ hết

Tổng thư ký SCO: Cần thiết phải tăng cường hợp tác với ASEAN hơn bao giờ hết

Ngày 5/1, hãng tin Sputnik dẫn lời Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) Trương Minh khẳng định, cần phải tăng cường ...

Ấn Độ gửi thư mời họp ngoại trưởng SCO, Pakistan chưa tỏ thái độ

Ấn Độ gửi thư mời họp ngoại trưởng SCO, Pakistan chưa tỏ thái độ

Theo Wion, Ấn Độ đã chính thức gửi lời mời tới tất cả thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) tham dự cuộc ...

20 quốc gia muốn gia nhập BRICS và SCO

20 quốc gia muốn gia nhập BRICS và SCO

Ngày 27/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, số lượng các quốc gia mong muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi ...

Tin thế giới 28/4: Ukraine liên tiếp bắn hạ nhiều tên lửa và UAV của Nga; Australia cam kết một điều về AUKUS

Tin thế giới 28/4: Ukraine liên tiếp bắn hạ nhiều tên lửa và UAV của Nga; Australia cam kết một điều về AUKUS

Quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc "ấm" trở lại, Australia cam kết một điều về AUKUS, Anh-Ba Lan ký thỏa thuận tên lửa… là một số ...

(theo Times of India, Hindustan Times)

Đọc thêm

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện nghiêm túc và dứt khoát biện pháp mới cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu trợ nhân đạo Dải ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động