TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Ấn Độ sau 25 năm tự do hóa | |
Ấn Độ tăng 16 bậc về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia |
Tình cảnh này đang diễn ra ở Ấn Độ, sau tuyên bố bất ngờ của Thủ tướng Modi vào tối ngày 8/11 là hai đồng tiền giấy mệnh giá lớn nhất thời điểm này là 500 và 1.000 Rupee không còn giá trị pháp lý, ngoại trừ một số nơi như trạm xăng, bệnh viện công… vẫn chấp nhận thanh toán bằng tiền mệnh giá trên trong 72 giờ.
Tuyên chiến với “kinh tế ngầm”?
Quyết định trên có giá trị ngay kể từ 0 giờ sáng ngày 9/11. Động thái này được cho là để kiểm soát nền kinh tế ngầm, tiền đen, tham nhũng, các hoạt động buôn bán phi pháp và tiền giả.
Cảnh xếp hàng trước ngân hàng. (Nguồn: Indian Express) |
Theo thông cáo của Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ 2011 đến 2016, tổng giá trị tiền mặt đưa vào lưu hành đã tăng lên 40%, trong đó loại tiền giấy 500 Rupee tăng 76%, đồng 1.000 Rupee tăng 109%, nhưng tổng quy mô kinh tế chỉ tăng 30% trong thời gian đó.
Tổng giá trị tiền đang lưu hành tính đến ngày 14/10 khoảng 16,98 nghìn tỷ Rupee, tương đương khoảng 257 tỷ USD, trong đó 88% loại tiền là 500 và 1.000 Rupee, khoảng 16,5 tỷ tờ 500 Rupee và 6,7 tỷ tờ 1000 Rupee, còn lại là các mệnh giá nhỏ dưới 100 Rupee.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2010, tổng giá trị nền kinh tế ngầm của Ấn Độ đã tăng từ 20,7% GDP năm 1999 lên 23,2% năm 2007. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số hiện tại đã lên đến khoảng gần 40% GDP.
Đồng thời, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) phát hành đồng tiền 500 Rupee mới và tiền 2.000 Rupee vào ngày 10/11.
Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ cũng hướng dẫn quy trình và cách thức gửi tiền vào ngân hàng và rút tiền từ mệnh giá nhỏ. Theo đó, người dân chỉ được rút 2.000 Rupee từ thẻ ATM mỗi ngày, từ ngày 19/11 số tiền sẽ tăng lên 4.000 Rupee. Nếu rút từ tài khoản ngân hàng, số tiền được nhận tối đa 10.000 Rupee mỗi lần và không quá 20.000 Rupee một tuần đến ngày 24/11. Đồng thời, mỗi người dân chỉ được nộp tối đa là 250.000 Rupee, vượt quá số tiền trên phải chứng minh được nguồn gốc tiền.
Quyết định này đã ảnh hưởng không nhỏ đến người dân. Tất cả các trung tâm mua sắm, quán ăn, thậm chí cửa hàng rau… từ chối nhận thanh toán bằng tiền với các mệnh giá 500 và 1.000 Rupee. Việc bệnh viện tư nhân không chấp nhận tiền mệnh giá lớn cũng khiến nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nước ngoài trở tay không kịp, Nhiều người phải túc trực ở trước cửa ngân hàng hay cây ATM từ rất sớm để “lấy chỗ” xếp hàng…
Những điều cần lưu ý
Trước thay đổi bất ngờ này của Chính phủ Ấn Độ, các doanh nghiệp đang kinh doanh xuất nhập khẩu với đối tác Ấn Độ cần hết sức lưu ý việc chuyển đổi từ đồng Rupee sang đồng ngoại tệ có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn. Đặc biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra lại ngay với các đối tác về khả năng thanh toán do hiện tại tính thanh khoản khá thấp, người dân xếp hàng dài tại các ngân hàng, máy ATM để rút tiền. Đàm phán lại với các đối tác về điều kiện thanh toán, nên sử dụng hình thức thanh toán bằng tín dụng thư, hạn chế sử dụng hình thức đổi chứng từ D/A, D/P…
Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần lưu ý về thời hạn và khả năng cung ứng hàng hóa của người xuất khẩu, các công ty môi giới, trung gian có thể gặp khó khăn trong thanh toán bằng tiền mặt với nhà sản xuất.
Các doanh nghiệp lữ hành cần trao đổi lại với đối tác trước khi đưa khách Việt Nam sang Ấn Độ, khuyến nghị các khách hàng không nên đổi trước hoặc mang tiền mệnh giá 500 và 1.000 Rupee vào Ấn Độ. Khách du lịch tại Ấn Độ có thể đổi tiền tại điểm đổi tiền trong các sân bay, nhưng mỗi người chỉ đổi được tối đa 5.000 Rupee và phải chứng minh được đã đổi tiền trước đó.
Tiền mệnh giá 500 và 1000 Rupee trở nên vô giá trị… sau một đêm. (Nguồn: Financial Express) |
Với các ngân hàng, đại lý đổi tiền ủy thác tại Việt Nam, cần kiểm tra lại số tiền Rupee mệnh giá 500 và 1.000 Rupee và trao đổi với các ngân hàng đối tác tại Ấn Độ để có hướng giải quyết sớm. Chính phủ Ấn Độ chỉ đồng ý nhận đặt cọc vào tài khoản ngân hàng, hoặc chuyển tiền thông qua bưu điện đối với các tờ tiền cũ 500 và 1.000 Rupee đến hết ngày 30/12/2016. Ngoài thời hạn trên chỉ tiếp nhận ở số ít điểm do Ngân hàng Dự trữ chỉ định.
Các hoạt động thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán qua ngân hàng, ví điện tử… vẫn diễn ra bình thường.
Ấn Độ chính thức ban hành đạo Luật GST Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã chính thức ký lệnh ban hành đạo Luật Thuế hàng hóa và Dịch vụ (GST) sau khi Viện ... |
Đầu tư từ 100 triệu Rupee sẽ trở thành công dân Ấn Độ Chính phủ Ấn Độ vừa có thêm một động thái hấp dẫn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. |
Ấn Độ dự kiến xây dựng thành phố dệt may đầu tiên Học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Ấn Độ dự kiến thành lập thành phố dệt may đầu tiên tại bang Andhra Pradesh. |