Ấn Độ mở rộng hạn mức tín dụng trị giá 1 tỷ USD cho Sri Lanka

Kim Liên
Sự hỗ trợ này nhằm giúp Sri Lanka nhập khẩu lương thực, thuốc men và các mặt hàng thiết yếu khác từ Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka Basil Rajapaksa và Bộ trưởng Ngoại giao S. Jaishankar, Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sithraman tại lễ ký kết thỏa thuận giữa SBI và chính phủ Sri Lanka cho khoản vay tín dụng trị giá 1 tỷ USD để mua sắm thực phẩm, thuốc men và các mặt hàng thiết yếu khác tại New Delhi. (Nguồn: PTI)
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sithraman và Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka Basil Rajapaksa tại lễ ký kết thỏa thuận về khoản tín dụng trị giá 1 tỷ USD. (Nguồn: PTI)

Ngày 17/3, Ấn Độ đã mở rộng hạn mức gói hỗ trợ trị giá 1 tỷ USD cho Sri Lanka – quốc gia đang lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng do thiếu hụt dự trữ ngoại hối.

Hai bên đã ký kết thỏa thuận trên trong chuyến thăm New Delhi của Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka Basil Rajapaksa. Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman và Ngoại trưởng S Jaishankar cũng đã có mặt tại lễ ký kết.

Chia sẻ trên trang Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Jaishankar viết: “Láng giềng là trên hết, Ấn Độ kề vai sát cánh cùng Sri Lanka" và việc ký kết mở rộng hạn mức của gói hỗ trợ lên 1 tỷ USD "nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu”.

Giới chức Ấn Độ mô tả đây là “biện pháp nhân đạo để giúp đỡ người dân Sri Lanka trong thời kỳ khó khăn”.

Như vậy, New Delhi đã cung cấp tổng hỗ trợ tài chính lên tới 2,4 tỷ USD cho Sri Lanka kể từ tháng Giêng. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ phần nào giúp giảm thiểu suy thoái kinh tế ở đất nước Nam Á.

Vào ngày 16/3, khi ông Basil Rajapaksa đến New Delhi để hoàn tất hạn mức tín dụng, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cho biết rằng chính phủ của ông sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để khắc phục cuộc khủng hoảng.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Rajapaksa cho biết Sri Lanka dự kiến thâm hụt thương mại 10 tỷ USD trong năm nay và “tình hình sẽ tiếp tục vì những lý do ngoài tầm kiểm soát”, mặc dù chính phủ của ông đang “nỗ lực tối đa”.

Nhiều ngày qua, người dân Sri Lanka biểu tình rầm rộ về tình trạng thiếu nhiên liệu và giá cả leo thang, gây nên bất ổn trên khắp đất nước.

Theo nguồn tin, Ấn Độ đã đồng ý hỗ trợ Sri Lanka trong các cuộc đàm phán với IMF.

Một thông cáo báo chí từ Đại sứ quán Sri Lanka ở New Delhi cho biết, hai bên đã đồng ý thiết lập một khuôn khổ cho “hợp tác kinh tế ngắn hạn, trung hạn và dài hạn giữa hai nước, nhằm giải quyết những thách thức kinh tế hiện tại của Sri Lanka”.

Ba bộ trưởng – ông Rajapaksa, bà Sitharaman và ông Jaishankar - đã “nhất trí giữ liên lạc thường xuyên và một cơ chế phối hợp bao gồm các quan chức cấp cao của hai nước đã được thiết lập để duy trì đối thoại thường xuyên”.

Ngoại trưởng Jaishankar dự kiến tới Colombo vào cuối tháng này, tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng BIMSTEC và “tiếp tục thảo luận" song phương.

Cùng với sự hỗ trợ tài chính khẩn cấp của Ấn Độ, New Delhi cũng đã chuyển thông điệp tới Colombo rằng các khoản đầu tư của Ấn Độ vào năng lượng tái tạo, cảng, hậu cần, cơ sở hạ tầng và kết nối sẽ giúp Sri Lanka xây dựng năng lực “một cách toàn diện”, khắc phục nền kinh tế.

Tuần trước, Tập đoàn Nhiệt điện quốc gia Ấn Độ đã ký thỏa thuận thiết lập một nhà máy năng lượng mặt trời ở Sampur, tỉnhTrincomalee còn Tập đoàn Adani đã đăng ký dự án năng lượng gió/mặt trời khác ở khu vực Mannar và Ponneryn phía Bắc Sri Lanka.

Công ty con của Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ-Lanka và Tập đoàn Dầu khí Ceylong đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển bể chứa dầu Trincomalee.

New Delhi cũng đang thúc đẩy cùng phát triển sân bay Palaly và bến cảng Kankesanthurai ở phía Bắc bán đảo Jaffna.

Ấn Độ luôn sát cánh với Sri Lanka

Ấn Độ luôn sát cánh với Sri Lanka

Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka GL Peiris bắt đầu chuyến ​​thăm Ấn Độ từ hôm nay (6/2) nhằm tăng cường quan hệ song phương.

Lục quân Ấn Độ và Sri Lanka tập trận chung chống khủng bố và nổi dậy

Lục quân Ấn Độ và Sri Lanka tập trận chung chống khủng bố và nổi dậy

Tuyên bố ngày 2/10 của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay, cuộc tập trận chung Mitra Shakti lần thứ 8 sẽ diễn ra tại ...

(theo Indian Express)

Đọc thêm

U23 Nhật Bản lần thứ hai vô địch giải U23 châu Á

U23 Nhật Bản lần thứ hai vô địch giải U23 châu Á

U23 Nhật Bản bất ngờ mở tỷ số ở phút bù giờ, U23 Uzbekistan thực hiện không thành công quả phạt đền, nhìn U23 Nhật Bản vô địch U23 châu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ, gặp gỡ cộng đồng, bạn bè Pháp

Ngày 3/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ và gặp mặt cộng đồng, sinh viên, hội hữu nghị và bạn bè ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm trụ sở OIF và gặp Tổng Thư ký Louise Mushikiwabo

Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong đào tạo tiếng Pháp cho lực lượng gìn giữ hòa bình và cán bộ ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại ...
VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bên vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bên vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

Ngày 03/05/2024, tại Đại học Ulsan Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Sao Việt ...
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động