|
Người phụ nữ đang thu hoạch chè ở Dooars. Theo cuộc khảo sát năm 2013 của Chính phủ Ấn Độ, 150 trong số 273 khu sản xuất chè ở phía Bắc Bengal nằm trong khu vực Dooars. (Nguồn: Al Jazeera) |
Tồn tại từ thời thuộc địa Anh, những vườn chè trải dài nằm ở chân đồi xanh tươi của vùng Dooars, bang Tây Bengal ở miền Đông Ấn Độ là một trong những đơn vị sản xuất chủ lực của ngành chè đen xứ sở sắc màu. Trung bình mỗi năm, các vườn chè ở Dooars xuất xưởng khoảng 325.000 tấn chè, chiếm khoảng 38% tổng sản lượng chè của Ấn Độ.
Không nghi ngờ rằng những vườn chè ở Dooars đã mang lại kế sinh nhai cho phần lớn người dân trong các bộ lạc. Tuy nhiên, 15 năm trở lại đây, việc các địa điểm thu hoạch chè dần dần phải đóng cửa đã khiến cho không ít lao động địa phương bị mất việc và buộc phải di cư.
Trong bài phát biểu tranh cử vào đầu năm 2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người tự gọi mình là "chaiwalla" - người bán chè, hứa sẽ xem xét các vấn đề của công nhân đồn điền, song tình trạng trên đã không có thay đổi rõ rệt.
Trong khi hầu hết người dân chọn giải pháp di cư, một số người ở lại đã phải tìm công việc khác với tiền công thấp hơn nhiều so với mức lương cơ bản của Chính phủ Ấn Độ.
Mặc dù một đạo luật được thông qua vào tháng Tám vừa qua đã nâng mức lương tối thiểu cho tất cả lao động trên khắp quốc gia Nam Á này, song vẫn chưa được triển khai tại những vườn chè ở Dooars.
Ông Neil Chhetri, một quan chức Chính phủ cho hay: "Thị phần giảm cùng với vấn đề chi phí lao động chiếm khoảng 60% tổng chi phí sản xuất đã khiến cho nhiều vườn chè phải đóng cửa, buộc người lao động phải tìm kiếm các nguồn thu nhập khác".
|
Những nông dân trồng chè trở về nhà sau một ngày làm việc. Trong khi một số người được sở hữu chế độ chăm sóc sức khỏe cơ bản, những người lao động làm thuê khác lại không nhận được bất kỳ đãi ngộ nào. (Nguồn: Al Jazeera) |
|
Nhiều trẻ em trong bộ lạc đã phải bỏ học và nhận làm những công việc vặt để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Trong bức hình, những đứa trẻ đang mạo hiểm mạng sống để mò được những khúc gỗ dưới sông mang ra chợ bán. (Nguồn: Al Jazeera) |
|
Nhìn xuống dòng sông trong giờ nghỉ làm việc, người này có thể đang nhớ tới hàng chục nông dân vùng Dooars đã tự sát hoặc chết đói, sau khi hàng loạt vườn chè bị đóng cửa. (Nguồn: Al Jazeera) |
|
Băng qua con sông Dooars, chiếc xe tải đang chở đá từ những ngọn đồi của quốc gia láng giềng Bhutan, cách vùng Dooars khoảng 20km, đến cơ sở nghiền đá Birpara. Tại đây, những tảng đá lớn sẽ được nghiền nhỏ và được chở bằng tàu hỏa đến các công trường trên khắp đất nước. Đây là một công việc mới ở Dooars. (Nguồn: Al Jazeera) |
|
Hiện nay, công việc nghiền đá đang trở thành nguồn thu nhập thay thế của nhiều lao động trong khu vực. (Nguồn: Al Jazeera) |
|
Kể từ khi các đồi chè bị đóng cửa, không ít người dân đã lựa chọn thoát ly, bỏ lại con cái của họ để đi tìm việc làm mới. Những đứa trẻ này thường phải bỏ học để tự chăm lo việc gia đình và chăm nuôi các em. Trong thời gian tới, nếu Chính phủ Ấn Độ không có quyết sách phù hợp cho sinh kế của người dân và chấm dứt được tình trạng này, dự báo nhiều hậu quả nghiêm trọng sẽ tiếp diễn. (Nguồn: Al Jazeera) |
(theo Al Jazeera)