Thời hạn cuối cùng cho Facebook phản hồi là ngày 7/4. Theo trang mạng The Hindu Bussiness Lines, hôm 21/3 vừa qua, sau khi xuất hiện các báo cáo về việc Facebook vi phạm quy định bảo mật, ảnh hưởng đến tiến trình bầu cử tại Ấn Độ, Chính phủ Ấn Độ đã cảnh báo sẽ triệu tập người đứng đầu Facebook Mark Zuckerberg.
Các thông tin sau đó cho biết công ty Cambridge Analytica thông qua Facebook đã tác động đến các cuộc bầu cử tại Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Facebook báo cáo về khả năng thông tin cá nhân của công dân và cử tri. (Nguồn: Reuters) |
Facebook là mạng xã hội rất được yêu thích tại Ấn Độ với lượng người dùng đông đảo. Chính phủ Ấn Độ nêu rõ yêu cầu trên được gửi tới Mark Zuckerberg chứ không phải trưởng bộ phận Facebook tại Ấn Độ.
Ngày 28/3, Facebook thông báo sẽ thay đổi các công cụ cài đặt bảo mật để giúp người dùng kiểm soát thông tin cá nhân.
Các cập nhật bao gồm cải thiện truy cập vào các cài đặt người dùng của Facebook và các công cụ để dễ dàng tìm kiếm, tải xuống và xóa các dữ liệu cá nhân được Facebook lưu trữ.
* Cùng ngày, tòa án thành phố Rio de Janeiro của Brazil cũng yêu cầu Facebook gỡ bỏ những thông tin giả mạo đang lan truyền trên mạng xã hội này liên quan nữ chính trị gia Marielle Franco.
Lệnh của tòa án nêu rõ, Facebook phải gỡ bỏ các thông tin trên trong vòng 24 giờ. Facebook đã ngay lập tức gửi phản hồi và đồng ý dỡ bỏ những thông tin này.
Đây là những đăng tải liên quan tới bà Franco, người được xem là biểu tượng vươn lên của phụ nữ da màu tại Brazil, phá vỡ những rào cản để trở thành thành viên da màu hiếm hoi trong Hội đồng thành phố Rio de Janeiro.
Bà đã bị sát hại hôm 14/3 và cho tới nay cuộc điều tra về vụ việc vẫn chưa có nhiều tiến triển.