TIN LIÊN QUAN | |
Covid-19: APEC tái khẳng định ưu tiên phục hồi kinh tế | |
APEC quyết tâm xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020 |
Đại diện các nền kinh tế tham dự Hội nghị. |
Hội nghị đã diễn ra sáng ngày 25/7 (giờ Hà Nội), do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng phụ trách Thương mại và đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), và Ban Thư ký ASEAN.
Trước đó, đã diễn ra Hội nghị các Quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 và các hội nghị liên quan từ ngày 16-24/7 dưới hình thức trực tuyến.
Trao đổi tại Hội nghị, các Trưởng đoàn khẳng định APEC tiếp tục là diễn đàn hàng đầu thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực; nhấn mạnh cần xử lý hài hòa giữa kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế, trong đó đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ, người lao động, các đối tượng dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế trong xã hội; cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế - kỹ thuật và xây dựng năng lực; coi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, các giải pháp số và phát triển mô hình kinh doanh mới là những giải pháp then chốt hiện nay.
Hội nghị cũng nghe Báo cáo và khuyến nghị của Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế khu vực trong dài hạn.
Đoàn Việt Nam dự Hội nghị. |
Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, tại Hội nghị, Đoàn Việt Nam đã chủ động chia sẻ thông tin về những nỗ lực và kết quả hợp tác của ASEAN thời gian qua, trong đó có việc thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng; qua đó khẳng định vai trò của Cộng đồng ASEAN trong chủ động ứng phó và thích ứng trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Với mục tiêu ứng phó hiệu quả các tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố của các Bộ trưởng Thương mại APEC 2020 và Tuyên bố về tạo thuận lợi lưu chuyển hàng hóa thiết yếu tái khẳng định cam kết thúc đẩy các biện pháp giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế tự cường, bền vững và bao trùm tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vì lợi ích của người dân và phát triển thịnh vượng chung.
Tuyên bố nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc bảo đảm môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và dễ đoán định, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cùng với việc ghi nhận vai trò của WTO trong bối cảnh hiện nay, các thành viên APEC ủng hộ cải cách và nhất trí về sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức toàn cầu này. Các Bộ trưởng đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh thảo luận xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020 để trình các Nhà lãnh đạo APEC thông qua vào cuối năm nay.
| Hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với cục diện và liên kết kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương TGVN. Sáng ngày 13/5, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Ủy ban Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam (VNCPEC) tổ chức ... |
| APEC nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong cuộc chiến chống Covid-19 TGVN. Ngày 5/5, các Bộ trưởng Thương mại của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã ra Tuyên bố về ... |
| Kinh tế APEC sẽ giảm 2,7% trong năm 2020 TGVN. Ban Thư ký Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ước tính tăng trưởng kinh tế của tổ chức gồm ... |