TIN LIÊN QUAN | |
APEC: Hợp tác “công – tư” nông nghiệp chống biến đổi khí hậu | |
LHQ hỗ trợ Việt Nam cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng |
Các quan chức nông nghiệp từ các nền kinh tế thành viên APEC và các đại diện ngành công nghiệp đang nỗ lực hợp tác nhằm mục đích giảm thiểu sự lãng phí thực phẩm đang bùng nổ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Anh, một số tổ chức và người tình nguyện đã lần đầu tiên mở siêu thị bán thực phẩm dư thừa được thu thập từ các nhà hàng, quán cà phê... Tại đây, người mua sẽ được tùy ý trả giá cho các mặt hàng mình chọn. Ảnh: CTVnews |
Các cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật tại hội nghị vừa được tổ chức ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Hoa) đã đề ra các biện pháp để cải thiện công tác đánh giá và kiểm soát sự lãng phí thực phẩm tại khu vực có đến 3 tỉ người dân này.
Hội nghị đã tập trung thảo luận biện pháp giảm lãng phí thực phẩm ở cấp độ các nhà bán lẻ và người tiêu dùng vốn đang làm trầm trọng hơn vấn đề này.
"Nghiên cứu của APEC cho thấy có khoảng 40% lãng phí thực phẩm tại các nền kinh tế thành viên là do bàn tay của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng," Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Peru Juan Carlos Gonzales, hiện là Chủ tịch của nhóm Đối tác Chính sách APEC về An ninh Lương thực, cho biết. "Trong khu vực, tổng số thực phẩm bị lãng phí mỗi năm có thể duy trì cuộc sống cho 800 triệu người, hiện vẫn sống dưới mức nghèo đói, trong vòng 16 tháng."
Cuộc đối thoại là một phần của một dự án khu vực công - tư kéo dài trong nhiều năm tại APEC nhằm giảm sự lãng phí lương thực trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Bộ trưởng từ các nền kinh tế APEC sẽ xem xét tiến độ của dự án và tiếp tục thảo luận trong tuần này tại Piura, Peru và quyết định các bước đi tiếp theo khi nhóm họp lại vào ngày 26-27/9 tới tại Hội nghị Bộ trưởng An ninh lương thực APEC.
"Tổn thất do lãng phí lương thực cũng gia tăng khi thu nhập và tiêu dùng ở châu Á-Thái Bình Dương tăng. Đây là một thách thức thực sự đối với an ninh lương thực", ông Dong-Chong Hsiou thuộc Hội đồng Nông nghiệp Đài Bắc – cơ quan giám sát dự án liên quan của APEC, nói thêm. "Chúng tôi đang thiết lập sự phối hợp giữa các ngành công nghiệp để đảm bảo có đầy đủ dữ liệu theo dõi lượng thực phẩm bị lãng phí."
Một đề xuất thiết kế một phương pháp định lượng chặt chẽ cũng như hỗ trợ cho việc sử dụng rộng rãi công nghệ và ứng dụng di động để thu thập dữ liệu trong lĩnh vực bán lẻ và nhà hàng khách sạn cũng đã được thảo luận tại hội nghị.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đề cập đến mục tiêu kêu gọi sự tham gia nhiều hơn của các nhân tố trong ngành cung ứng cũng như việc tuyên truyền cho người tiêu dùng, nhấn mạnh đặc biệt đến sự thay đổi hành vi của các nhà quản lý siêu thị, đầu bếp, các hộ gia đình và các em học sinh.
Đây là nỗ lực để chuẩn bị đối phó với mức tăng dân số thế giới lên tới 30%, dự kiến đạt 9,7 tỉ người vào năm 2050, khiến nhu cầu thực phẩm tăng, trong bối cảnh diện tích đất canh tác trong khu vực giảm do đô thị hóa và áp lực về môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu, đang đe dọa tính bền vững của các nguồn cung cấp thực phẩm.
Lợi ích từ chiến dịch chống lãng phí thực phẩm sẽ rất lớn, từ thúc đẩy năng suất lao động, tăng tiết kiệm hộ gia đình và xóa đói giảm nghèo, đến giảm phát thải carbon. Tuy nhiên, "các hành động phối hợp trong APEC để chống lại sự lãng phí lương thực có thể phải đi một chặng đường dài để đảm bảo an ninh lương thực tại khu vực đông dân nhất thế giới," Tony Nowell, Phó Chủ tịch nhóm Đối tác Chính sách APEC về an ninh lương thực và là đại diện Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC từ New Zealand lưu ý.
"Hội nghị có thể sẽ xem xét các biện pháp khuyến khích kinh tế và xã hội để hỗ trợ các chuỗi cung ứng công nghiệp và thói quen của người tiêu dùng hiệu quả hơn", ông nói.
70% thu nhập của người Malaysia dành cho các nhu cầu hàng ngày Cụ thể, người Malaysia chi 31,2% thu nhập cho thực phẩm, 23,9% cho xăng dầu, nhà, các vật dụng thiết yếu và 14,6% cho đi ... |
Đan Mạch với cuộc cách mạng rác thực phẩm “Thực phẩm là tình yêu. Nếu chúng ta vứt bỏ thực phẩm nghĩa là chúng ta từ bỏ tình yêu”. |