APEC và bước tiến dài của Việt Nam

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng Ban Thư ký APEC 2006 Lê Công Phụng cho rằng thông qua APEC, Việt Nam đã hội nhập quốc tế mạnh mẽ hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec va buoc tien dai cua viet nam Thương mại điện tử được kỳ vọng thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển
apec va buoc tien dai cua viet nam SOM 3 kết thúc ngày làm việc thứ 6
apec va buoc tien dai cua viet nam
Lê Công Phụng Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao.

Trả lời phỏng vấn báo TG&VN nguyên Thứ trưởng Lê Công Phụng đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về tương lai của APEC cũng như các kinh nghiệm mà Việt Nam có thể rút ra từ lần đăng cai tổ chức APEC cách đây hơn chục năm. 

Chuyện thành công

Ông đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng câu chuyện thành công của Việt Nam gắn nhiều với APEC?

Tôi cho rằng APEC là bước tiến dài của Việt Nam trong quá trình hội nhập, thúc đẩy mạnh mẽ các bước đi, các chiến lược và sách lược của chúng ta trong hội nhập về kinh tế, thương mại, du lịch và kể cả lĩnh vực an ninh, chính trị. APEC đã giúp chúng ta đi được rất xa. Sau thành công của Năm APEC 2006 cùng với uy tín ngày càng tăng, quá trình Việt Nam gia nhập WTO đã được đẩy nhanh hơn. Việt Nam cũng đã được các nước tín nhiệm và bầu chọn là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu rất cao. Vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế do nhiều yếu tố tạo thành, nhưng một trong những yếu tố đó chính là Việt Nam đã chủ trì thành công APEC 2006.

Ngoài ra, các hoạt động nổi bật trong Năm APEC 2006 đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Australia. Đây là những đối tác chính của chúng ta trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Năm 2006, chúng ta cũng đã mở rộng dư địa, mở rộng bầu trời cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp quốc tế. Nếu không có những gắn kết với APEC, chúng ta vẫn sẽ tìm được con đường để liên kết và hội nhập mạnh mẽ hơn với thế giới, nhưng sẽ có những hạn chế.

Có thể khẳng định, APEC có vai trò rất quan trọng trong thành công của Việt Nam. Nếu ASEAN là cây cầu để Việt Nam đi vào thế giới, là nơi chúng ta tập sự hội nhập, APEC là bước đi mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để thúc đẩy hội nhập của Việt Nam.

Những đóng góp quan trọng nhất của Việt Nam đối với APEC sau gần 20 năm gia nhập Diễn đàn này là gì, thưa ông?

Trong APEC, chúng ta luôn thể hiện là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm như khi tham gia nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác. Ngoài ra, khi đảm nhiệm vai trò chủ nhà APEC 2006, chúng ta đã nhận thức và đánh giá đúng những điều mà Diễn đàn này đang cần và trao đổi với các thành viên khác để đưa ra bàn thảo tại các hội nghị. Điều Việt Nam làm được, tôi cho rằng đó là các ý tưởng mà chúng ta nêu ra để thúc đẩy sự phát triển của APEC đều được các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên nhất trí thông qua.

apec va buoc tien dai cua viet nam
Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam tại Hội nghị APEC 2006 ở thủ đô Hà Nội, ngày 19/11/2006.

Một là, Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, trong đó đề ra phương hướng hợp tác của APEC trên tất cả các lĩnh vực.

Hai là, Hội nghị đã phê chuẩn Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm thực hiện Lộ trình Busan hướng đến mục tiêu Bogor. Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đánh giá cao ý nghĩa và nội dung bản Kế hoạch Hà Nội - một sáng kiến của Việt Nam, cho rằng đây là cơ sở mang tính định hướng cho các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại của APEC trong nhiều năm, góp phần tăng cường và hoàn thiện các cơ chế hợp tác của APEC. Với kết quả này, Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử phát triển của APEC.

Ba là, Hội nghị cũng đã thông qua kế hoạch tổng thể về cải cách APEC với nhiều biện pháp cụ thể nhằm làm cho Diễn đàn này có sức sống ngày càng mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả hơn. Thực tế, ý tưởng về cải cách APEC đã được đưa ra 6 năm trước khi APEC 2006 diễn ra, nhưng chưa được thực hiện. Với vai trò chủ nhà, Việt Nam tiếp tục nêu sáng kiến này và được các thành viên hoan nghênh. Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa đối với tương lai phát triển của APEC. Chính vì vậy, APEC 2006 tại Việt Nam được đánh giá là APEC bắt đầu sự cải cách.

Sức sống bền lâu

Xu hướng toàn cầu hóa vốn thống trị kinh tế và thương mại thế giới trong nhiều thập kỷ qua có dấu hiệu chững lại, xu hướng bảo hộ đang trỗi dậy. Theo ông, điều này liệu có ảnh hưởng tới sự phát triển và thịnh vượng của APEC trong tương lai?

Đây là những điều gây ra lo ngại đối với nhiều nước. Nhưng với APEC, chúng ta nên nhìn nhận khác. APEC là tổ chức hợp tác kinh tế - thương mại đã "có lông, có cánh" và phát triển tương đối ổn định, dù chúng ta vẫn thấy sự đấu tranh lúc căng lúc dịu giữa các thành viên, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng chính vì sự đấu tranh như vậy mà sức sống để APEC tồn tại không bị giảm sút.

Tôi nghĩ rằng các xu hướng hay sự kiện kể trên tác động chưa nhiều đến APEC, mạnh yếu tùy từng lúc. Lợi ích của Mỹ trong APEC khác với TPP. Nếu Mỹ giảm nhẹ "nồng độ" của mình trong APEC, Trung Quốc sẽ có lợi. Đây không phải là điều mà Mỹ mong muốn. Bởi vậy, Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của mình tại Diễn đàn. Mặt trận mà cả Mỹ và Trung Quốc đều tham gia và đấu tranh liên tục sẽ còn tồn tại lâu dài. Thực tế đang có nhiều nền kinh tế muốn tham gia APEC.

Ông vừa nói đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc trong APEC. Sự cạnh tranh này có khiến chủ nhà gặp khó?

Mỹ và Trung Quốc xưa nay vẫn cạnh tranh quyết liệt. Tôi cho rằng, tại APEC năm nay, hai nước này cũng sẽ găng nhau, không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế - thương mại mà còn về chính trị, quan hệ chiến lược... Tôi nghĩ sẽ có những cuộc gặp nảy lửa ở Việt Nam. Điều này sẽ gây khó cho việc hoàn thành sứ mệnh của chủ nhà. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, với sự khéo léo cùng những kinh nghiệm mà chúng ta có được sau nhiều lần tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế như APEC 2006, tôi tin tưởng chúng ta sẽ tổ chức thành công APEC 2017 với chủ đề rất ý nghĩa mà chúng ta đã lựa chọn: "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung".

Năm kinh nghiệm

Là người tham gia sâu vào quá trình chuẩn bị cũng như tổ chức APEC 2006, xin ông cho biết những kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam sau lần đầu tiên đăng cai tổ chức sự kiện này?

Trước hết, chúng ta phải có đường lối đúng, có cách thức xử lý vấn đề đúng và được các nền kinh tế ủng hộ. Quan trọng nhất là được các nước ủng hộ thì mọi việc sẽ thuận lợi. Chúng ta cần thuyết phục bạn bè ý định của mình từ sớm. Đến lúc "vào trận" rồi, chủ nhà phải vô tư và vì APEC. Chúng ta phải làm sao đưa lợi ích của mình vào một cách hợp lý. Chủ động đưa ra những vấn đề có lợi cho APEC cũng chính là có lợi cho mình.

Hai là, trong quá trình chuẩn bị và tổ chức rất nhiều khó khăn sẽ xảy ra, nhưng nếu nhận biết sớm khó khăn đó là gì và thường xuyên cập nhật những vấn đề nảy sinh, chúng ta sẽ hạn chế được tối đa những tình thế gây khó cho mình.

Ba là, sự phối hợp suôn sẻ giữa các Bộ, ngành. Tuy có phân công, phân cấp nhưng Bộ Ngoại giao phải chịu trách nhiệm chính với cấp trên. Có những vấn đề do Bộ, ngành khác quyết, nhưng Bộ Ngoại giao phải luôn theo thật sát.

Bốn là, về trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức. Chúng ta phải đẩy mạnh việc bồi dưỡng, đào tạo, trước hết là cho các địa phương, trong đó có việc truyền tải những thông tin cần thiết cho các đồng chí lãnh đạo địa phương. Ngay cả đội ngũ tình nguyện viên, sĩ quan liên lạc phục vụ trong dịp Tuần lễ cấp cao, chúng ta cũng phải chọn lựa được lực lượng mạnh nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cần tranh thủ mọi cơ hội để có thể sang các nền kinh tế để học hỏi kinh nghiệm tổ chức của họ.

Cuối cùng đó là sự nhiệt huyết, quyết tâm cao và trách nhiệm hết mình của những người trong cuộc.

Xin cảm ơn ông!

apec va buoc tien dai cua viet nam APEC 2017: Thảo luận về dự thảo Tuyên bố Cần Thơ

Ngày 22/8, tại Cần Thơ, các cuộc họp của Nhóm công tác APEC về Chính sách An ninh lương thực (PPFS) và nhóm Đại dương ...

apec va buoc tien dai cua viet nam Kết thúc ngày làm việc thứ năm trong khuôn khổ SOM 3

Ngày 22/8, Hội nghịSOM 3 và các cuộc họp liên quan bước sang ngày làm việc thứ năm với nhiều hoạt động của các Tiểu ...

apec va buoc tien dai cua viet nam Tăng cường sức khỏe người cao tuổi và phòng chống các bệnh không lây nhiễm

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động Hội nghị SOM 3 và các cuộc họp liên quan, chiều ngày 22/8, Đối thoại chính sách y ...

Nhất Lam (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

APEC Việt Nam 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động