Nhỏ Bình thường Lớn

2016 - Năm đầy biến động đối với thị trường tiền tệ

2016 là một năm nhiều biến động đối với các thị trường tiền tệ quốc tế nói chung và thị trường tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi nói riêng.
TIN LIÊN QUAN
2016 la mot nam day bien dong doi voi thi truong tien te Ban lãnh đạo IMF "hoàn toàn tin tưởng" Tổng giám đốc Lagarde
2016 la mot nam day bien dong doi voi thi truong tien te IMF chỉ trích Hy Lạp không nên lấy cớ để "khắc khổ"

Đồng Ruble của Nga và Real của Brazil là những đồng tiền có mức tăng giá ấn tượng nhất trên các thị trường mới nổi, ngược lại đồng nội tệ của Argentina, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ trải qua một năm mất giá đáng buồn.

2016 la mot nam day bien dong doi voi thi truong tien te
Đồng Rulbe của Nga. (Nguồn: Reuters)

Trong năm 2016, giá đồng Ruble ước tính tăng khoảng 20,2% so với USD. Trong những tháng cuối năm, đồng ruble tiếp tục mạnh lên nhờ việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước ngoài khối này đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô.

Bên cạnh đó, thị trường cũng kỳ vọng Chính phủ Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Trong quý 4/2016, Ruble là đồng tiền mới nổi duy nhất tăng giá so với USD.

Trong khi đó, tính đến tháng 10/2016, giá đồng Real của Brazil đã tăng 23% so với USD, trong bối cảnh thị trường hy vọng kinh tế nước này đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời kỳ vọng các chính sách cải cách của Chính phủ Tổng thống Michel Temer sẽ phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, sự phục hồi của giá hàng hóa nguyên liệu cũng góp phần củng cố giá trị của đồng Real. Tuy nhiên, đà tăng này phần nào bị chậm lại trong quý cuối năm, do những bê bối chính trị của ông Temer và lãi suất tăng ở Mỹ đã khiến giới tài chính giảm đầu tư vào các tài sản được yết giá bằng đồng real.

Các chuyên gia tiền tệ tại Anh đánh giá rằng trong năm 2016, đồng nội tệ của Argentina, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ có màn trình diễn yếu kém nhất trong số các đồng tiền của các thị trường mới nổi.

Với gần 20 vụ tấn công khủng bố và một cuộc đảo chính quân sự bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng Lira đã rớt giá trong suốt sáu tháng cuối năm 2016. Tính chung cả năm, giá đồng Lira đã giảm khoảng 17% so với USD, trong đó riêng quý 4/2016 giảm tới 15%.

Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Argentina khi đồng Peso của nước này (ARS) giảm tới 17,3% trong 12 tháng qua. Điều này phản ánh những thách thức mà Tổng thống Mauricio Macri phải đối mặt trong tiến trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Sáu tháng đầu năm 2016, đồng Peso bước đầu có sự hồi phục, nhờ chính phủ bắt đầu áp dụng các chính sách thị trường tự do và nhất là sau khi Argentina đạt được thỏa thuận quan trọng với các chủ nợ, qua đó cho phép nước này được phép phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Tuy vậy, do lạm phát tăng cao và sự cải thiện về tăng trưởng kinh tế không được như mong đợi, đồng Peso tiếp tục rơi vào vòng xoáy mất giá trong nửa cuối năm 2016.

Vào đầu tháng 12/2016, đồng Peso Argentina chỉ còn 16,11 peso đổi 1 USD, mức thấp nhất trong lịch sử.

Tại Mexico, đồng Peso của nước này (MXN) đã để tuột mất 13% giá trị ngay khi ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, do giới đầu tư lo ngại rằng quan điểm bảo hộ kinh tế của ông sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quốc gia láng giềng châu Mỹ. Đồng Peso ngày 11/11/2016 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 21,38 Peso đổi 1 USD.

Những ngày cuối năm, đồng tiền này vẫn dao động quanh mức thấp 20,71 Peso đổi 1 USD, mặc dù Ngân hàng Trung ương Mexico đã nâng lãi suất lên 5,75% trong đợt tăng thứ ​năm trong năm 2016.

2016 la mot nam day bien dong doi voi thi truong tien te Ban lãnh đạo IMF "hoàn toàn tin tưởng" Tổng giám đốc Lagarde

Thông điệp được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra ngày 19/12, sau khi Tòa Công lý Pháp cáo buộc Tổng Giám đốc Christine ...

2016 la mot nam day bien dong doi voi thi truong tien te Đẩy mạnh tham gia các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng

 Đề án “Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế” vừa ...

2016 la mot nam day bien dong doi voi thi truong tien te IMF chính thức thông qua khoản vay 12 tỷ USD cho Ai Cập

Ngày 11/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chính thức thông qua khoản cho vay trị giá 12 tỷ USD trong thời hạn 3 ...

(theo TTXVN)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua