Armenia nói nỗ lực của CSTO là 'thất bại', Nga khẳng định tiếp tục vai trò giải quyết tranh chấp Nagorno-Karabakh. (Nguồn: News.am) |
Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan ngày 23/11 đã từ chối ký vào dự thảo tuyên bố của Hội đồng An ninh Tập thể của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và dự thảo về các biện pháp chung nhằm hỗ trợ Armenia.
Theo ông Pashinyan, trong số 17 văn kiện được chuẩn bị, 2 văn kiện đã được gửi đi để sửa đổi.
Thủ tướng Pashinyan cho biết: “Chúng tôi đã kết thúc cuộc họp của mình ở thể thức hẹp. 17 dự thảo quyết định đã được đệ trình. 15 dự thảo chúng tôi đã đạt được đồng thuận. Hai dự án đã được gửi đi để sửa đổi”.
Ông Nikol Pashinyan còn cho rằng những nỗ lực của CSTO trong khu vực là một "thất bại". “Hiện cần phải đưa ra quyết định về cách tiến hành để CSTO góp phần giải quyết tình hình, giảm căng thẳng, đóng vai trò hòa giải cho cả Armenia và Azerbaijan, và để Armenia xua tan mọi nghi ngờ”, ông nói.
Trong khi đó, Thư ký báo chí của Tổng thống LB Nga Dmitry Peskov ông Dmitry Peskov ngày 23/11 cho biết quyết định sử dụng những nỗ lực của các lực lượng thuộc CSTO để giải quyết tình hình ở khu vực Nagorno-Karabakh vẫn chưa được đưa ra vào lúc này.
Ông cũng thừa nhận thực tế là không phải mọi thứ được thống nhất, nhưng nói rằng Armenia chắc chắn sẽ ở lại CSTO.
Ông Peskov nói: “CSTO là nhu cầu và là sự cần thiết. Nga tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp Armenia-Azerbaijan và sẽ tiếp tục giúp đỡ. Chủ đề này đã được đề cập một cách rất thẳng thắn, rất trực tiếp và mang tính xây dựng. Không phải mọi thứ đã được thống nhất, có một số khác biệt nhất định”.
Điện Kremlin nhấn mạnh Armenia có quyền bày tỏ thái độ của mình đối với CSTO, tuy nhiên, công việc của tổ chức này rõ ràng là cần thiết trong tình hình hiện nay.
Trước đó cùng ngày, tại Yerevan đã diễn ra hội nghị các nhà lãnh đạo các nước CSTO, với sự tham dự của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
Hội nghị thảo luận về vấn đề gia hạn sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Armenia, cũng như số phận của hiệp ước hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan.
| Chuyên gia: Tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông có ý nghĩa đối với thế giới Ngày 18/11, Viện Á-Phi thuộc Đại học Hamburg (Đức) tổ chức hội thảo quốc tế về các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ... |
| AMCA 10: Khẳng định vai trò của văn hóa và nghệ thuật ASEAN đối với phát triển bền vững Ngày 27/10, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa Nghệ thuật ASEAN lần thứ 10 (AMCA 10) và các hội nghị liên quan đã được tổ ... |
| Ấn Độ giữ kín quan điểm về tuyên bố sáp nhập của Nga, khẳng định tiếp tục mua dầu của Moscow vì một lý do Ấn Độ khẳng định không tiết lộ nội dung lá phiếu về dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ... |
| Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò trong hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hạt nhân Phó Tổng Giám đốc IAEA phụ trách về Khoa học và ứng dụng hạt nhân cho biết, IAEA đánh giá cao sự đóng góp của ... |
| Nga: Armenia có quyền không tham gia tập trận của CSTO Nga đã lên tiếng sau khi Armenia không tham gia tập trận của CSTO, đối với một số ý kiến từ Yerevan chỉ trích tổ ... |