ASEAN 2020: Kỳ tích đáng tự hào

Thu Trang
TGVN. Nhìn lại thành công của năm ASEAN 2020, tầm vóc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện một cách toàn diện, rõ nét.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, ngày 11/12. (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị tổng kết Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, ngày 11/12. (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)

Con tàu ASEAN 2020 dù trải qua sóng gió của đại dịch Covid-19, bị chao đảo bởi tình hình thương mại, kinh tế suy giảm mạnh, cạnh tranh địa chiến lược quốc tế diễn ra gay gắt tại khu vực…nhưng cuối cùng đã đi đến đích thành công.

Với tư cách là “thuyền trưởng” của con tàu đó, Việt Nam đã để lại một kỳ tích đáng tự hào khi giữ chắc “tay lái”, vượt sóng lựa gió để đẩy thuyền đi xa hơn, vững chãi hơn. Những dấu ấn đậm nét của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã khẳng định Việt Nam là một trong những thành viên nòng cốt, dẫn dắt, xây dựng và xác định các luật chơi trong ASEAN và khu vực, trở thành một chỗ dựa vững chắc và tin cậy cho các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

Tại Hội nghị tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020 diễn ra ngày 11/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Chúng ta cùng tự hào tuyên bố Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất”.

Có thể nói, thành công toàn diện, vang dội của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 là một đỉnh cao thắng lợi của đường lối đối ngoại đa phương của Đảng, đúng như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Lửa thử vàng

Nhìn lại một năm qua với biết bao khó khăn, thách thức không báo trước, có lẽ ít ai ngờ rằng Việt Nam sẽ có thể “chèo lái” ASEAN xuất sắc vượt qua một năm như vậy.

Kể từ đầu năm, dịch Covid-19 đã làm xáo trộn và tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, chính trị của tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả ASEAN. Hàng loạt hội nghị đã bị hoãn huỷ vì các nước phải đóng cửa biên giới.

Thêm vào đó, cạnh tranh, cọ xát giữa các nước vốn đã hết sức gay gắt trước đại dịch, lại càng phức tạp. Bối cảnh đó đặt ra một thách thức to lớn với toàn khối ASEAN nói chung và với Việt Nam là nước Chủ tịch ASEAN 2020 nói riêng.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”, ASEAN đã mạnh mẽ vượt qua, thực hiện thành công các mục tiêu ưu tiên hợp tác đề ra cho năm 2020, ngày càng trở nên đoàn kết, gắn kết, với khả năng tự cường và thích ứng cao hơn.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN theo cách chủ động nhất, trách nhiệm nhất, sáng tạo nhất, bản lĩnh nhất và hiệu quả nhất.

Thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2020 được khẳng định trên ba phương diện chính.

Thứ nhất, thành công về chất lượng nội dung, số lượng kỷ lục các văn kiện được thông qua, số lượng cuộc họp, nhiều sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam đã trở thành tài sản chung của ASEAN.

Thứ hai, thành công trong bảo đảm an ninh, an toàn, trọng thị về lễ tân.

Thứ ba, thành công trong quảng bá hình ảnh Cộng đồng ASEAN và Việt Nam hòa bình, ổn định phát triển thịnh vượng trong tâm thức của bạn bè quốc tế.

Để làm được những thành công này không thể không nhắc đến sự linh hoạt, chủ động thích ứng với “tình trạng bình thường mới”, chuyển đổi phương thức tổ chức hội nghị, hoạt động của ASEAN từ trực tiếp sang trực tuyến của Việt Nam. Tính đến tháng 12/2020, ước tính đã có khoảng 500 Hội nghị các cấp của ASEAN diễn ra trên không gian mạng.

Từ chỗ chỉ mang tính dự phòng, họp trực tuyến gần như đã trở thành một phương thức hoạt động chính của ASEAN, với các quy trình, quy chuẩn được xác lập trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Không chỉ họp trực tuyến, Việt Nam đã tổ chức ký trực tuyến nhiều văn kiện quan trọng, điển hình là việc ký kết thành công Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Văn kiện này khẳng định những đóng góp to lớn và xử lý khéo léo hài hòa với các đối tác trên vai trò chủ nhà của Việt Nam, mở ra Khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh và sự khôn khéo trong dung hòa những quan điểm, lợi ích khác nhau, nhất là giữa các nước lớn, qua đó bảo đảm các hội nghị diễn ra suôn sẻ, thành công.

Hơn nữa, thành công trong ứng phó với đại dịch Covid-19 và duy trì phát triển kinh tế xã hội đã tạo điều kiện cho Việt Nam tập trung vào nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN, đồng thời nâng cao vị thế, uy tín và tiếng nói của mình với bạn bè khu vực và quốc tế. Chứng kiến những thành công này, các sáng kiến, đề xuất của Việt Nam về thúc đẩy hợp tác ứng phó với Covid-19 đều được các nước tin tưởng, hưởng ứng và tham gia tích cực.

Đặc biệt, Việt Nam đã phát huy tốt vai trò kép vừa là Chủ tịch ASEAN vừa là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), gắn kết các ưu tiên tại ASEAN và LHQ, đề xuất sáng kiến thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa ASEAN với LHQ, cũng như lồng ghép nhiều ưu tiên của LHQ vào chương trình nghị sự khu vực, trong đó có đề cao bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ.

Tất cả những thành công đó đã góp phần nâng cao vai trò, uy tín quốc tế của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.

Có thể nói, năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam là minh chứng sống động cho vai trò, tầm quan trọng của đoàn kết, hợp tác trước những cơ hội, thách thức, đặc biệt là sức sống, giá trị của hợp tác và cơ chế đa phương.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, ngày 11/12. (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)
Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, ngày 11/12. (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)

Bài học quý báu

Thành công của ASEAN đã mang lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong huy động sức mạnh tập thể không chỉ ở tầm khu vực mà cả ở tầm quốc tế trong ứng phó với những thách thức chung của nhân loại. Từ thành công của năm ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật sáu bài học lớn.

Một là, tầm quan trọng của sự chỉ đạo tổng thể, thống nhất và theo dõi sát sao từ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ cho các hoạt động đối ngoại quan trọng.

Hai là, bài học về phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, bộ ngành, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân đóng góp cho thành công năm Chủ tịch ASEAN. Nổi bật là phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan Chính phủ và Quốc hội trong thành công AIPA 41, ASEAN 2020.

Ba là, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam và “trường phái ngoại giao” Hồ Chí Minh, luôn kiên trì, kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song hết sức linh hoạt về sách lược - “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn tìm cách biến “nguy” thành “cơ” thông qua cách tiếp cận chủ động, bản lĩnh và cách làm sáng tạo, cùng với sự chân thành, chính trực, luôn vì lợi ích và trách nhiệm chung.

Bốn là, tầm quan trọng của việc cần tích cực và sớm bắt tay chuẩn bị toàn diện, chu đáo cả về nội dung, lễ tân – hậu cần, an ninh, truyền thông… cho các hoạt động đối ngoại lớn.

Năm là, tầm quan trọng của ngoại giao đa phương nói chung, cũng như vai trò của ASEAN nói riêng đối với đối ngoại của Việt Nam. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại đa phương và song phương, tranh thủ hiệu quả các sự kiện đa phương để làm sâu sắc quan hệ song phương, huy động các nguồn lực quốc tế phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Sáu là, sự kết hợp hài hoà, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa đối nội và đối ngoại. Thành công của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 có nền tảng rất lớn từ thành công của Việt Nam từ thực hiện nhiệm vụ kép sang trạng thái bình thường mới vừa phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, chăm lo đời sống người dân.

Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã khép lại với thành công rực rỡ, nhưng chúng ta còn nhiều việc cần tiếp tục triển khai. Như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã tiếp thêm sinh khí mới để chúng ta tự tin và chủ động tiếp tục thắng lợi tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.

Với vị thế quốc tế đang lên của đất nước cùng sự triển khai đồng bộ, hiệu quả đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tạo thế đứng vững chắc trong ASEAN và trong khu vực; mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước ASEAN và các đối tác bên ngoài; qua đó tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định và có thêm sự ủng hộ, nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Tin tức ASEAN buổi sáng 21/12: Philippines sơ tán gần 10.000 người vì lũ lụt, Thái Lan xét nghiệm 10.300 người ở ổ dịch Covid-19 mới

Tin tức ASEAN buổi sáng 21/12: Philippines sơ tán gần 10.000 người vì lũ lụt, Thái Lan xét nghiệm 10.300 người ở ổ dịch Covid-19 mới

TGVN. Philippines sơ tán gần 10.000 người vì lũ lụt; Thái Lan xét nghiệm 10.300 người ở ổ dịch Covid-19 mới... là những tin chính ...

3 bài học kinh tế từ Tổng thống Donald Trump dành cho người kế nhiệm Joe Biden

3 bài học kinh tế từ Tổng thống Donald Trump dành cho người kế nhiệm Joe Biden

TGVN. Từ những chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Donald Trump có thể rút ra một số điểm ...

3 tác động lớn của RCEP tới hội nhập kinh tế châu Á

3 tác động lớn của RCEP tới hội nhập kinh tế châu Á

TGVN. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đem lại các lợi ích trung và dài hạn đối với quá trình ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động