ASEAN chạy đua phát hành trái phiếu xanh

Hữu Chiến
Các nước ASEAN đang hướng tới mục tiêu tăng cường tài chính xanh trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với mối đe dọa từ tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tờ Nikkei cho biết một số thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang phát hành trái phiếu xanh (trái phiếu phát triển bền vững) để tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường.

Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lượng trái phiếu xanh đang lưu hành tại các thị trường chủ chốt ở ASEAN và Đông Á đạt 478,7 tỷ USD vào cuối tháng 3/2022, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo báo cáo trên, ASEAN và Đông Á chiếm 18,1% tổng lượng trái phiếu xanh đang lưu hành trên toàn cầu, chỉ sau châu Âu. Giá trị trái phiếu xanh lên tới 333,6 tỷ USD tính đến cuối quý I/2022, chiếm 69,7% lượng trái phiếu phát triển bền vững trong khu vực.

Trung Quốc sở hữu thị trường trái phiếu xanh lớn nhất, chiếm tới 66% lượng cổ phiếu trái phiếu xanh của cả khu vực. Tính đến hết quý I/2022, tổng lượng trái phiếu bền vững đang lưu hành tại Trung Quốc đạt 238,8 tỷ USD.

Thị phần của ASEAN có thể nhỏ hơn, song ADB cho rằng các thị trường của khối “vẫn có nhiều phạm vi tăng trưởng hơn” ở châu Á, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đang có xu hướng chuyển đổi carbon thấp.

ASEAN chạy đua phát hành trái phiếu xanh
Năm 2017, Malaysia đã phát hành sukuk xanh để tài trợ cho các dự án nhà máy điện Mặt Trời quy mô lớn. (Nguồn: World Bank)
Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đã phát hành trái phiếu phát triển bền vững vào năm 2020, chủ yếu nhằm hỗ trợ phục hồi hậu đại dịch. Khu vực tư nhân nước này đi đầu với việc Ngân hàng TMB Thanachart phát hành trái phiếu đầu tiên liên quan đến các mục tiêu môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào năm 2018.

Kể từ đó, phát hành trái phiếu phát triển bền vững từ các công ty tư nhân - ví dụ nhà sản xuất thực phẩm Thai Union và nhà điều hành hệ thống tàu điện Skytrain - đã tăng từ mức 10,12 tỷ Baht (286,1 triệu USD) vào năm 2018 lên mức 153 tỷ Baht vào năm 2021.

Đợt phát hành trái phiếu xanh của chính phủ Thái Lan đã thu hút lượng đặt mua lên tới 60,9 tỷ Baht, cao gấp ba lần so với mức chào bán. Kết quả khả quan này là do nhu cầu quốc tế về đầu tư xanh bị kìm hãm, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Climate Bonds Initiative và ADB, Thái Lan “có vị trí tốt” để tối đa hóa sự hấp dẫn của khu vực đối với các nhà đầu tư nhờ có thị trường trái phiếu đã phát triển chín muồi, đứng thứ hai Đông Nam Á sau Malaysia.

Báo cáo thường niên của Văn phòng Quản lý Nợ công Thái Lan (PDMO) năm 2021 cho thấy, tính từ năm 2020, tổng lượng trái phiếu xanh của chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước đã đạt 127 tỷ Baht. Số tiền thu về đã được phân bổ cho hai dự án, song chỉ một trong số đó đủ tiêu chuẩn dự án xanh.

Khoảng 30 tỷ Baht, chiếm 24% tổng lượng tiền thu được từ các đợt phát hành trái phiếu này, đã được tài trợ một phần cho dự án Orange Line - tuyến đường sắt Đông-Tây kết nối các vùng ngoại ô của Bangkok với trung tâm thành phố.

Singapore

Giống như Thái Lan, Singapore đang đặt mục tiêu phát hành trái phiếu cho cơ sở hạ tầng đường sắt nhằm khuyến khích nhiều người đi tàu hơn và giảm sự phụ thuộc vào ô tô. Các dự án thuộc loại này bao gồm mạng lưới đường sắt Vùng Jurong ở phía Tây Singapore, vốn được kỳ vọng sẽ giúp giảm 80% lượng khí thải giao thông đường bộ vào khoảng giữa thế kỷ này.

Hồi tháng Hai, Singapore thông báo rằng các cơ quan chính phủ sẽ phát hành 35 tỷ USD Singapore trái phiếu xanh từ nay đến năm 2030 để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công thân thiện với môi trường nhằm mang lại lợi ích môi trường lâu dài cho các thế hệ cư dân hiện tại và tương lai.

Hồi tháng Sáu, Singapore đã công bố khung quản lý đối với các đợt phát hành trái phiếu chính phủ xanh, từ sử dụng số tiền thu được, đánh giá và lựa chọn các dự án đủ điều kiện, cách tiếp cận để quản lý số vốn huy động được, cũng như phân bổ vốn sau phát hành và báo cáo kết quả.

Tin liên quan
Singapore tích cực các “chiến dịch xanh” bảo vệ môi trường Singapore tích cực các “chiến dịch xanh” bảo vệ môi trường

Bộ trưởng Tài chính Indranee Rajah khẳng định: “Các khoản đầu tư của chúng tôi vào các dự án xanh đáp ứng đủ tiêu chí sẽ tạo điều kiện giúp Singapore chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp”.

Bà Indranee cho hay: “Chúng tôi hy vọng tăng cường tính thanh khoản thị trường đối với trái phiếu xanh, thu hút các tổ chức phát hành, nguồn vốn và các nhà đầu tư xanh, đồng thời thúc đẩy nguồn tài chính phát triển bền vững trong khu vực”.

Singapore cũng đang thăm dò sử dụng trái phiếu để tài trợ cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có bảo vệ bờ biển. Là một quốc đảo có diện tích nhỏ, Singapore đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển dâng do hiện tượng Trái đất ấm lên.

Hồi tháng Sáu, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng các kế hoạch phát hành trái phiếu xanh của Singapore sẽ được hỗ trợ bởi các động thái xây dựng bảng phân loại xanh nhằm giúp các nhà cung cấp tài chính điều chỉnh các khoản đầu tư và cho vay trên cơ sở đánh giá tác động đến môi trường.

Singapore đặt mục tiêu cắt giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2050 so với mức đỉnh dự kiến đạt được vào năm 2030, bằng cách phát triển kinh tế theo hướng bền vững, tiến tới đạt mục tiêu trung hòa carbon.

Jingwei Jia, Phó giám đốc Fitch, nhận định: “Trái phiếu chính phủ xanh của Singapore phù hợp với hệ thống phân loại xanh ASEAN, song thách thức của hệ thống này là liệu nó có phù hợp với hệ thống phân loại xanh của Liên minh châu Âu (EU) hay không”.

Bà Jia giải thích: “Vẫn còn phải xem liệu những khoản đầu tư này có thực sự hỗ trợ chương trình nghị sự về khí hậu của chính phủ để đạt được mục tiêu trung hòa carbon hay không. Cơ chế phân loại hiện tại của EU tập trung vào các hoạt động mang tính chất xanh thuần túy và không ưu tiên cho các hoạt động chuyển đổi sang trung hòa carbon”.

Philippines

So với châu Âu, các nước ASEAN vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch trong trung hạn. Do đó, các hoạt động chuyển đổi carbon thấp từ các nhiên liệu này như khí đốt tự nhiên nhiều khả năng được đưa vào bảng phân loại khu vực. Điều này trở thành thách thức đối với việc hài hòa hóa các chương trình nghị sự bền vững của hai khối.

Trong khi các tiêu chuẩn của EU thường được coi là chuẩn mực, các nước thành viên ASEAN đang tìm ra con đường đi riêng của mình để đóng góp vào hành động chống biến đổi khí hậu.

Sau khi công bố Lộ trình Tài chính Bền vững vào năm 2021, Philippines vào đầu năm nay đã phát hành trái phiếu xanh đầu tiên của mình, trong đó một phần để “tài trợ cho các dự án giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Cụ thể, Philippines đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu xanh với thời hạn 25 năm vào tháng Ba và tiếp tục phát hành 70,1 tỷ Yen (600 triệu USD) trái phiếu xanh với nhiều kỳ hạn cho thị trường Nhật Bản vào tháng Tư vừa qua.

Phát biểu hồi tháng 3/2022, cựu Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez cho biết: “Đợt trái phiếu phát triển bền vững đầu tiên của chúng tôi đã thu hút nhu cầu mạnh nhất, làm nổi bật niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư vào cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu, đặc biệt là cam kết cắt giảm 75% phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030”

Malaysia và Indonesia

Malaysia và Indonesia - hai nước có dân số Hồi giáo lớn - đã có nhiều đợt phát hành trái phiếu Hồi giáo (susuk) xanh. Năm 2017, Malaysia phát hành sukuk xanh để tài trợ cho các dự án nhà máy điện Mặt trời quy mô lớn.

Theo Ủy ban Chứng khoán Malaysia, từ năm 2017 đến cuối năm 2021, các tập đoàn của nước này đã phát hành hơn 8,3 tỷ Ringgit (1,9 tỷ USD) sukuk xanh, trở thành nhà phát hành susuk xanh lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, theo một báo cáo hồi tháng Ba của Climate Bond Initiative, Indonesia đã phát hành 6,3 tỷ USD trái phiếu xanh từ năm 2018 đến năm 2021. Số trái phiếu này bao gồm sukuk xanh vào năm 2018, được phát hành sau khi chính phủ ra quy định về trái phiếu xanh Hồi giáo, trái phiếu thông thường và trái phiếu xanh vào năm trước đó.

Hồi tháng 2/2022, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati nhấn mạnh rằng trái phiếu xanh đóng vai trò là nguồn tài chính thay thế cho ngân sách nhà nước, đồng thời giúp chính phủ đạt được các mục tiêu cắt giảm phát thải khí carbon, trong đó có mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh đã được Indonesia phân bổ cho một loạt dự án cơ sở hạ tầng xanh - trong đó hầu hết thuộc sở hữu nhà nước - bao gồm năng lượng tái tạo, vận tải carbon thấp, quản lý nước bền vững, và cơ sở hạ tầng nước bền vững.

Hồi tháng Hai, bà Indrawati cho hay sukuk xanh của Indonesia đã trở thành một công cụ hấp dẫn thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Xây dựng Quỹ tín thác hỗ trợ ASEAN mở rộng tài chính xanh, chống chịu với khí hậu

Xây dựng Quỹ tín thác hỗ trợ ASEAN mở rộng tài chính xanh, chống chịu với khí hậu

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Vương quốc Anh (Anh) đã ký kết biên bản ghi nhớ để xây dựng quỹ ...

EU 'bật đèn xanh' cho đề xuất dán nhãn 'tài chính bền vững'

EU 'bật đèn xanh' cho đề xuất dán nhãn 'tài chính bền vững'

Ngày 6/7, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) về việc dán nhãn "tài chính bền ...

(theo Nikkei)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận động viên.
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt.
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11 ghi nhận USD giảm so với Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24/10/2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10 ghi nhận đồng USD đã ổn định, đồng Yen Nhật chạm mức thấp nhất trong 3 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10 ghi nhận thị trường kỳ vọng đà tăng của đồng USD sẽ tiếp tục trong vài tuần tới.
Phiên bản di động