ASEAN có thật sự cần ngôn ngữ chính thức thứ hai hay không?

Thuỷ Tiên
Việc thiết lập một ngôn ngữ chính thức thứ hai cho ASEAN không hẳn là một bước đi đúng đắn khi xét đến sự đa dạng của các nền văn hóa và truyền thống giữa các quốc gia thành viên.
Theo dõi TGVN trên
ASEAN có thật sự cần ngôn ngữ chính thức thứ hai hay không?
Ý tưởng về một ngôn ngữ chính thức dành cho ASEAN đã được tranh luận từ lâu. (Nguồn: Asia Society Australia)

Trong một bài viết trên trang The Interpreter của Viện nghiên cứu Lowy Institute, tác giả Muhammad Ersan Pamungkas* cho rằng cần cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên thay vì tranh luận để lựa chọn ra một ngôn ngữ chính thức thứ hai.

Khu vực ASEAN có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, tương đương 3% tổng diện tích đất liền của Trái đất, trải dài từ bang Rakhine (Myanmar) đến thị trấn Merauke (Indonesia), từ tỉnh Batanes (Philippines) đến đảo Rote (Indonesia). Với diện tích rộng lớn và đa dạng về địa hình, ASEAN không chỉ lớn về quy mô mà còn đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng, dân tộc, truyền thống và ngôn ngữ.

Ý tưởng về một "ngôn ngữ chính thức" dành cho ASEAN đã được tranh luận từ lâu. Vấn đề này cũng đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong thời gian gần đây.

Vào tháng Ba, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đề xuất đưa tiếng Bahasa Melayu (hay tiếng Mã Lai), là ngôn ngữ thứ hai của ASEAN cùng với tiếng Anh, vốn là ngôn ngữ làm việc lâu đời của các nước thành viên. Ông cho biết, tiếng Mã Lai đã được sử dụng ở một số quốc gia ASEAN như Indonesia, Brunei, Singapore và tại Nam Thái Lan, Nam Philippines và một số khu vực của Campuchia.

Liên quan đến vấn đề này, Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi hồi tháng Tư tuyên bố rằng, đề xuất của Thủ tướng Malaysia nên được thảo luận thêm với các nước thành viên ASEAN khác, trong khi Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia Nadiem Makarim thẳng thừng từ chối đề xuất này.

Nhìn chung, phần lớn các tổ chức khu vực đều không có một "ngôn ngữ chính thức" duy nhất. Chẳng hạn như Liên minh châu Âu (EU) công nhận 24 ngôn ngữ chính thức, đại diện cho các ngôn ngữ được sử dụng ở các nước thành viên. Trong khi đó, Liên minh châu Phi (AU) cũng thừa nhận sự đa dạng ngôn ngữ khi quy định ngôn ngữ chính thức của liên minh bao gồm tiếng Arab, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Swahili và "bất kỳ ngôn ngữ châu Phi nào khác".

Vậy, ngôn ngữ chính thức nào mới phù hợp với ASEAN?

Có thể là nguy cơ gây chia rẽ

Tiếng Indonesia chỉ được sử dụng ở Indonesia và chỉ được hiểu một phần bởi những người nói tiếng Mã Lai ở Singapore, Malaysia và Brunei. Tiếng Mã Lai được sử dụng ở Malaysia, Singapore và Brunei và những người nói tiếng Indonesia có thể hiểu ngôn ngữ này ở một mức độ nhất định.

Hầu hết người dân ở phần còn lại của ASEAN, bao gồm Philippines, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar và Campuchia, đều không hiểu hai ngôn ngữ này.

Việc chỉ định một ngôn ngữ thực hiện các chức năng của nhiều ngôn ngữ khác sẽ là bất hợp lý. Nếu Đông Nam Á thực sự cần phải có ngôn ngữ chính thức, việc lựa chọn tất cả các ngôn ngữ quốc gia của các nước ASEAN sẽ là một bước đi khôn ngoan, đồng thời sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ làm việc cũng có thể là một ý tưởng không tồi.

Việc lựa chọn tiếng Indonesia, tiếng Mã Lai, hoặc bất kỳ ngôn ngữ Đông Nam Á nào khác làm ngôn ngữ chính thức của ASEAN, hoặc thậm chí là "ngôn ngữ thứ hai", sẽ không chỉ gây chia rẽ, mà còn bỏ qua nguyên tắc cơ bản của ASEAN là một hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có chủ quyền nhằm thúc đẩy hợp tác liên chính phủ. ASEAN tìm cách thúc đẩy hội nhập kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, giáo dục và văn hóa xã hội giữa các thành viên và các nước châu Á khác.

Không những thế, việc áp đặt một trong các ngôn ngữ Đông Nam Á là ngôn ngữ chính thức còn có thể làm suy yếu chủ quyền và bản sắc dân tộc của các quốc gia khác.

Ngôn ngữ là một nhân tố quan trọng của bản sắc dân tộc. Ví dụ, Indonesia đã tuyên bố tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức của mình, tuy nhiên tiếng Bahasa Indonesia vẫn là một phần quan trọng khác trong bản sắc dân tộc Indonesia. Điều tương tự cũng diễn ra ở Malaysia, Thái Lan, Philippines và các nước khác trong khu vực.

Vấn đề ở khả năng kết nối của khu vực

Bên cạnh vấn đề ngữ nghĩa học, vấn đề cấp bách được đặt ra cho ASEAN không nằm ở việc thiết lập “ngôn ngữ chính thức” hay thậm chí là “ngôn ngữ chính thức thứ hai”, mà là việc cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên và các dân tộc trong khu vực.

Đáng tiếc, khả năng kết nối của khu vực vẫn nên là vấn đề cần bàn. Người Indonesia liệu có biết rõ các đối tác ASEAN của họ ở Lào hoặc trên bán đảo Mindanao không? Liệu người Singapore hiểu được bao nhiêu về đất nước và con người Brunei?

Công dân ASEAN có thực sự cảm thấy mình là một phần của khu vực hay chỉ đơn giản là người Indonesia, người Malaysia hoặc người Thái Lan sống ở các nước thành viên ASEAN?

Mục tiêu của ASEAN là thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực dựa trên pháp quyền và các nguyên tắc của hiến chương Liên hợp quốc, cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa. Nói một cách đơn giản, tổ chức khu vực này tồn tại nhằm tạo điều kiện hợp tác lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bản sắc của nhau.

ASEAN được thành lập dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, bao gồm việc thừa nhận chủ quyền của mỗi quốc gia và chấp nhận các nền văn hóa và truyền thống đa dạng giữa các quốc gia thành viên.

Việc trao đặc quyền với một ngôn ngữ nhất định trong khu vực bằng cách chỉ định nó là "ngôn ngữ chính thức thứ hai" của ASEAN có thể trở thành một sai lầm. Điều này làm xói mòn bản sắc riêng của ASEAN và lý do hình thành hiệp hội từ lúc sơ khai.


* TS. Muhammad Ersan Pamungkas là chuyên gia về ngôn ngữ học tại Ban thư ký Nội các Cộng hòa Indonesia, đồng thời là dịch giả tự do. Ông viết bài cho Channel News Asia, The Jakarta Post... về đề tài văn hóa, ngôn ngữ, du lịch, truyền thông xã hội, cuộc sống đô thị và ASEAN.

Ông có thể giao tiếp bằng tiếng Bahasa Indonesia, tiếng Anh, tiếng Sunda và tiếng phổ thông Trung Quốc.

Ngoại giao khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?

Ngoại giao khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?

Tranh chấp trên Biển Đông có thể được xoa dịu bằng nỗ lực nghiên cứu khoa học chung nhằm giải quyết các vấn đề liên ...

Campuchia sẽ đăng cai ASEAN Para Games lần thứ 12 vào năm 2023

Campuchia sẽ đăng cai ASEAN Para Games lần thứ 12 vào năm 2023

Theo ông Tea Banh, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức SEA Games Campuchia (CAMSOC), Thế Vận hội Đông Nam Á dành cho vận động viên ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Lầu Năm Góc đón 'khách quý' từ Đông Âu

Lầu Năm Góc đón 'khách quý' từ Đông Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 6/12 đã gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc.
'Cai nghiện' khí đốt Nga, EU phải trả thêm gần 200 tỷ USD; LNG Moscow đi đường vòng

'Cai nghiện' khí đốt Nga, EU phải trả thêm gần 200 tỷ USD; LNG Moscow đi đường vòng

EU đã phải trả thêm ít nhất 199 tỷ USD cho nhập khẩu khí đốt, kể từ khi khối này áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu ...
Bulgaria ngăn chặn hàng trăm nghìn người di cư bất hợp pháp

Bulgaria ngăn chặn hàng trăm nghìn người di cư bất hợp pháp

Bulgaria ngăn chặn khoảng 176.000 người tìm cách xâm nhập lãnh thổ nước này, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoại trưởng Hàn Quốc: Seoul có đủ tư cách trở thành quốc gia thứ tám của nhóm G7

Ngoại trưởng Hàn Quốc: Seoul có đủ tư cách trở thành quốc gia thứ tám của nhóm G7

Ngoại trưởng Hàn Quốc cho rằng Nhóm G7 cần sự tham gia của những quốc gia có nền dân chủ vững chắc và kinh tế phát triển như Hàn Quốc ...
Trừng phạt Nga: Anh công bố 46 biện pháp mới, G7 nhất trí 'giáng đòn' vào kim cương

Trừng phạt Nga: Anh công bố 46 biện pháp mới, G7 nhất trí 'giáng đòn' vào kim cương

Ngày 6/12, Anh đã công bố 46 biện pháp trừng phạt mới đối với các cá nhân và tổ chức từ các quốc gia khác nhau liên quan đến Nga.
Xung đột Israel - Hamas: 6 chuyến bay nhân đạo mới; Tổng thư ký LHQ lần đầu tiên viện dẫn điều 99 của Hiến chương

Xung đột Israel - Hamas: 6 chuyến bay nhân đạo mới; Tổng thư ký LHQ lần đầu tiên viện dẫn điều 99 của Hiến chương

EU lập cầu hàng không nhân đạo mới tới Gaza; Tổng Thư ký LHQ yêu cầu Hội đồng Bảo an ngăn chặn thảm họa nhân đạo ở Gaza.
East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.
Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Những con số được công bố sau 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas có thể khiến thế giới phải giật mình.
Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Bằng các nỗ lực ngoại giao con thoi của nhiều nước, lệnh ngừng bắn Israel - Hamas được gia hạn thêm một ngày.
Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) được hai miền Triều Tiên xem là thiết bị an toàn cuối cùng kiềm chế căng thẳng liên triều leo thang.
Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự.
Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Việt Nam hiện là một trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển.
Phiên bản di động