Các quốc gia ASEAN cần phải nỗ lực trong công cuộc chuyển đổi năng sang lượng xanh. (Nguồn: AFP) |
Viện Quan hệ Quốc tế Singapore (SIIA) - mới đây đã xuất bản báo cáo với tiêu đề “Khuyến khích chuyển đổi xanh ở ASEAN”, trong đó tập trung vào chuyển đổi xanh ở các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng và thị trường carbon ở khu vực.
Báo cáo được công bố tại Diễn đàn Thế giới Bền vững (SWF) với chủ đề “Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của ASEAN trong thế giới kỹ thuật số”, do SIIA tổ chức mới đây tại Singapore, chỉ hai tuần trước khi Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra ở Dubai, Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Báo cáo này nghiên cứu và phân tích về thách thức then chốt mà ASEAN phải đối mặt trong những thập kỷ tới là nhu cầu cân bằng tăng trưởng kinh tế trong khi giảm lượng khí thải carbon. Đồng thời chỉ ra nhu cầu cấp thiết về hành động vì khí hậu đòi hỏi các hoạt động kinh doanh phải minh bạch hơn về lượng khí thải carbon của họ, điều mà công nghệ kỹ thuật số có thể giúp thực hiện.
Báo cáo cũng kết luận rằng, vai trò quan trọng của Đông Nam Á trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể đi đôi với sự chủ động trong tiến trình khử cacbon và tính bền vững ở cấp khu vực.
Bên cạnh những kết quả tích cực về khí hậu, việc tăng cường chuyển đổi xanh ở ASEAN có thể mang lại cho khu vực nhiều ảnh hưởng kinh tế hơn trong một thị trường toàn cầu ngày càng cạnh tranh. Đồng thời, mở ra cơ hội để khu vực ASEAN củng cố hơn nữa vị thế trong nền kinh tế toàn cầu và định hình tương lai của thương mại quốc tế.
Thảo luận sâu hơn về chủ đề “Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của ASEAN trong thế giới kỹ thuật số”, ông Janil Puthucheary, Quốc vụ khanh Bộ Truyền thông và thông tin, đã phát biểu về những nỗ lực của Singapore nhằm “xanh hóa” cơ sở hạ tầng vật chất như các tòa nhà, hệ thống làm mát và hệ thống truyền tải năng lượng tiết kiệm năng lượng hơn ở Singapore hiện nay.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch SIIA, Phó Giáo sư Simon Tay nhấn mạnh: “Vai trò của thị trường và công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và tính minh bạch về thể chế trong quá trình chuyển đổi xanh của ASEAN”.
Ông Simon Tay nói thêm rằng: “Quan hệ đối tác công - tư hiệu quả cũng cần thiết để cho phép đổi mới kỹ thuật số và chuyển đổi xanh trở thành động lực kép, giúp ASEAN phát triển, đồng thời đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0”.
Sự kiện SWF lần này thu hút hơn 70 lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia các bộ, ngành và doanh nghiệp chủ chốt từ nhiều nền tảng và lĩnh vực khác nhau.
| Việt Nam cùng ASEAN phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường ... |
| Khuyến khích cơ hội bình đẳng đối với phụ nữ trong lĩnh vực quốc phòng và kiến tạo hòa bình Ngày 16/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 10 đã thông qua Tuyên bố chung về phụ nữ, hòa ... |
| Mỹ và Indonesia ký Thỏa thuận nâng cấp hợp tác quốc phòng Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto và người đồng cấp Mỹ Lloyd J.Austin đã ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng (DCA), tại cuộc ... |
| Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Singapore trong nửa thế kỷ qua Chiều 17/11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam, Trường Chính sách công ... |
| Nền tảng thúc đẩy hợp tác vì tương lai bền vững và tự cường Các nền tảng khu vực như ASEAN và APEC rất quan trọng để thúc đẩy hợp tác và hợp tác vì một tương lai bền ... |