KỶ NIỆM 53 NĂM THÀNH LẬP ASEAN

ASEAN là một phần bản sắc của đất nước Thái Lan

Tanee Sangrat
Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam
TGVN. Là một trong những thành viên sáng lập, ASEAN đã và sẽ tiếp tục là trụ cột chính, là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Thái Lan. Thậm chí người ta có thể nói rằng ASEAN là một phần bản sắc của đất nước Thái Lan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam và Thái Lan trao đổi về công tác kiều bào ở nước ngoài
Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam: Kỳ vọng cao vào Việt Nam
dai su thai lan tai viet nam asean la mot phan ban sac cua thai lan
Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Tanee Sangrat. (Nguồn: ĐSQ Thái Lan tại Việt Nam)

Năm nay đánh dấu tròn 25 năm kỷ niệm ngày Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Thái Lan là thành viên của tổ chức này hơn 50 năm, tôi cho rằng có thể nói một cách an toàn rằng ASEAN đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như của Thái Lan hay các nước thành viên ASEAN khác.

Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh cùng căng thẳng khu vực gia tăng, nhu cầu cấp thiết là tìm một giải pháp hòa bình lâu dài ở Đông Nam Á. Cần có động lực gắn kết nỗ lực của chúng ta, hình thành một cơ chế hợp tác nhằm loại bỏ sự hỗn loạn và mất lòng tin. Vì thế, vào tháng 8/1967 ASEAN đã ra đời.

Thái Lan đóng vai trò tích cực trong ASEAN ngay từ những ngày đầu tiên. Là một trong những thành viên sáng lập, ASEAN đã và sẽ tiếp tục là trụ cột chính, là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Thái Lan. Thậm chí người ta có thể nói rằng ASEAN là một phần bản sắc của đất nước Thái Lan.

Phát biểu của Tiến sĩ Thanat Khoman trong sự kiện thành lập ASEAN tháng 8/1967 khái quát rõ vai trò của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Thái Lan từ những ngày đầu tiên, đó là “Những gì chúng ta quyết định hôm nay chỉ là một khởi đầu nhỏ của những gì chúng ta hy vọng sẽ là những thành tựu lâu dài và tiếp nối mà chính chúng ta, những người sẽ tham gia cùng chúng ta sau này và các thế hệ sau, có thể tự hào”.

Tin liên quan
Chuyên gia Thái Lan phân tích “nội hàm” Chủ đề ASEAN 2020 Chuyên gia Thái Lan phân tích “nội hàm” Chủ đề ASEAN 2020

Từ ngày thành lập ASEAN, Thái Lan rất coi trọng tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ của ASEAN để xây dựng lòng tin giữa các nước thành viên ASEAN cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Chúng tôi cố gắng hết mình để đóng góp vào quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

Kể từ khi Thái Lan hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN vào năm ngoái với chủ đề “Thúc đẩy quan hệ Đối tác về sự bền vững”, chúng tôi đã thúc đẩy những gì ASEAN có thể mang lại lợi ích cho chúng ta trên mọi phương diện, từ phát triển bền vững, kết nối, thuận lợi hóa thương mại tới hợp tác biển, quân y hay an ninh mạng.

ASEAN đã trải qua một chặng đường dài. Hơn 53 năm qua, ASEAN là diễn đàn cho các thành viên tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy hội nhập kinh tế và xử lý thách thức chung. Trong năm 2020, kỳ vọng ASEAN trở thành một cộng đồng hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho các thành viên, người dân đang cao hơn bao giờ hết.

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang lan rộng, phá vỡ tăng trưởng và phát triển của khu vực và trên thế giới, đây cũng là cơ hội để chúng ta đoàn kết hơn, củng cố quyết tâm của mình đối để giải quyết thách thức hiện tại và tương lai.

Ưu tiên của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020, đặc biệt là tăng cường đoàn kết của ASEAN, nâng cao năng lực thể chế, tính hiệu quả của ASEAN là định hướng đúng ngay cả trước đại dịch hay vào thời điểm nhu cầu gia tăng hợp tác khu vực bắt đầu.

Quản lý hiệu quả cơ hội và thách thức của ASEAN sẽ giúp hài hòa hóa quy tắc, quy định về thương mại của quốc gia với quốc tế, thúc đẩy tương đồng giữa văn hóa truyền thống và khu vực, giúp kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay và trong tương lai.

Covid-19 hay bất kỳ bệnh dịch khác trong tương lai, đã khiến chúng ta nhận thức rõ rằng bất kỳ điều gì xảy ra với thế giới hôm nay đều có quy mô lớn hơn một cuộc khủng hoảng y tế công cộng. Nỗ lực chung ở tầm khu vực là cách duy nhất vượt qua thách thức xuyên biên giới này.

Chúng ta cần ASEAN “gắn kết và chủ động thích ứng” để cùng nhau đẩy nhanh khôi phục kinh tế sau Covid-19, nắm bắt cơ hội là một trong những thị trường lớn nhất thế giới nhờ thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối.

Chúng ta cần ASEAN tăng cường hợp tác với các cường quốc, các đối tác đối thoại, với các tổ chức khu vực và quốc tế. Nhờ tăng cường hợp tác, ASEAN càng có thể củng cố vai trò trung tâm của mình.

Không thể phủ nhận rằng còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy, củng cố tính thống nhất, bản sắc và các cơ chế quản lý của ASEAN. Thái Lan nhận thức được tầm quan trọng của tiến trình xây dựng Cộng đồng bền vững về mọi mặt, đặc biệt là các khía cạnh có liên quan đến sự thịnh vượng của người dân hay chất lượng sống cao hơn.

Tôi cho rằng chúng ta phải chuẩn bị cho khu vực tăng trưởng toàn diện hơn trong sản xuất và kinh doanh trong tương lai, những ngành sử dụng công nghệ tiên tiến và sáng tạo, cũng như những ngành sẽ tạo phát triển đột phá trong nông nghiệp hay dịch vụ truyền thống sử dụng công nghệ thông minh và tri thức.

Bằng phương pháp tiếp cận này, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có thể đồng hành trong khu vực của chúng ta, và bằng cam kết cùng hợp tác chặt chẽ, tôi tin rằng chúng ta sẽ sớm xây dựng được một cộng đồng thực sự gắn kết, cân bằng hơn, lấy người dân làm trung tâm.

ASEAN - Đoàn kết với lòng tin vượt qua thử thách

ASEAN - Đoàn kết với lòng tin vượt qua thử thách

TGVN. Trong giai đoạn bất định này, chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN ...

Philippines luôn kiên định cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN

Philippines luôn kiên định cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN

TGVN. Với vai trò là một thành viên sáng lập ASEAN, Philippines luôn đi đầu trong việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN ...

Myanmar là một phần không thể thiếu của ASEAN

Myanmar là một phần không thể thiếu của ASEAN

TGVN. ASEAN và Myanmar cần có nhau để đạt được lợi ích của mình. Nói một cách đơn giản, tầm nhìn của các thế hệ ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động