ASEAN sẽ mạnh hơn khi cộng đồng mạnh hơn

Đại sứ Phạm Quang Vinh
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam (2007-2014)
'Cùng nhau mạnh mẽ hơn' đã thực sự phản ánh được nhận thức của ASEAN. Đó không chỉ là về quá khứ của ASEAN, quan trọng hơn, đó là về cả hành trình tương lai của Hiệp hội, trong bối cảnh chúng ta đang đối mặt với những thách thức chưa từng có và đến cùng một lúc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN sẽ mạnh hơn khi cộng đồng mạnh hơn

Chúng ta tự hào về ASEAN ngày nay, ở “tuổi” 55, ASEAN hiện đã trở thành một cộng đồng gồm 670 triệu người, với GDP 3,2 nghìn tỷ USD và tổng khối lượng thương mại 2,8 nghìn tỷ USD.m ASEAN có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2030.

ASEAN cũng là trung tâm của quan hệ đối tác khu vực vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Hiệp hội đã mở rộng hội nhập kinh tế để kết nối với tất cả các nền kinh tế lớn.

Một hành trình ASEAN

Trong 55 năm qua, ASEAN chắc chắn đã trải qua thử thách của thời gian với không ít những thăng trầm và tiếp tục có những bài học giá trị trong bối cảnh hiện nay.

Trở lại năm 1967, ASEAN ra đời trong bối cảnh khó khăn của Chiến tranh lạnh và khi Đông Nam Á còn nhiều chia rẽ. Sự ra đời của ASEAN không thu hút được sự quan tâm vào thời điểm đó. Nhưng với tầm nhìn của mình, được thấm nhuần trong Tuyên bố Bangkok, ASEAN vẫn tồn tại qua nhiều năm.

ASEAN có mục đích là gìn giữ hòa bình và tạo khuôn khổ cho sự phát triển hòa bình, không chỉ cho 5 thành viên ban đầu mà cho cả Đông Nam Á. Kể từ đó, ASEAN đã phải mất 30 năm để đưa Hiệp hội trở thành ngôi nhà chung của 10 quốc gia Đông Nam Á, trong nửa cuối những năm 1990.

Điều này thực sự mang tính lịch sử đối với ASEAN, không phải là về những con số. Đông Nam Á từ một khu vực chia rẽ trở thành một khu vực thống nhất. ASEAN-10 từ đó có nghĩa là toàn bộ Đông Nam Á. ASEAN đã và đang thúc đẩy hội nhập khu vực và quan hệ đối tác lên những cấp độ cao hơn.

Chắc chắn, ASEAN đã có rất nhiều cột mốc, nổi bật có thể kể đến:

Cộng đồng: ASEAN chính thức thành lập cộng đồng từ năm 2015, lấy người dân làm trung tâm và dựa trên ba trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.

Hiến chương: Hiến chương ASEAN, có hiệu lực vào năm 2008, đã tôn trọng các mục đích và nguyên tắc của Hiệp hội, tạo ra cơ cấu tổ chức mới và mang lại tư cách pháp lý, đưa ASEAN trở thành một tổ chức dựa trên luật lệ.

Cấu trúc khu vực: ASEAN đã có thể tập hợp các đối tác lớn trong các khuôn khổ đa phương do Hiệp hội khởi xướng và thúc đẩy, chẳng hạn như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +).

Về kinh tế, ASEAN đã đạt được với 5 đối tác Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại lớn nhất đại diện cho 30% GDP của thế giới.

Vai trò trung tâm: Tất cả khuôn khổ nêu trên đóng vai trò như những “viên gạch” của một cấu trúc khu vực đang phát triển, với ASEAN là trung tâm. Đồng thời, các mục đích và nguyên tắc của ASEAN đã được các đối tác chia sẻ.

Ví dụ điển hình cho điều này là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), mà tất cả các đối tác đối thoại của ASEAN đã tham gia. TAC bao gồm các quy tắc tham gia và quản trị khu vực, và hiện đã có 49 đối tác tham gia.

Đại sứ Phạm Quang Vinh (Ảnh: Quang Hòa)
Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam (2007-2014). (Ảnh: Quang Hòa)

Mạnh mẽ hơn cùng nhau

Tất cả những điều đó đã cho chúng ta một bức tranh. ASEAN cần phải nỗ lực vì hòa bình và thịnh vượng của chính mình và của thế giới. Do đó, ASEAN cần phải là trọng tâm của tất cả những nỗ lực này trong một bối cảnh rộng lớn hơn.

Có một thực tế về vai trò trung tâm của ASEAN. Tính trung tâm là điều mà ASEAN có thể phải đạt được và không thể coi thường. Để có thể làm được như vậy, ASEAN phải đoàn kết và mang tính chính danh, ASEAN phải sử dụng một cách thông minh công cụ gắn kết và hòa nhập, cùng với các công cụ khác.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong bối cảnh địa chính trị và địa kinh tế thay đổi nhanh chóng. Những thách thức rất sâu sắc và phức tạp, bao gồm cạnh tranh quyền lực, đại dịch, biến đổi khí hậu hay sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hoặc công nghệ. Nhưng thách thức cũng đan xen với cơ hội, đây là lúc để đưa ra quyết định cho con đường phát triển bền vững hơn.

Cùng nhau mạnh mẽ hơn, ASEAN phải đoàn kết và mang tính chính danh.

Thứ nhất, đúng với mục đích và nguyên tắc của ASEAN, các quốc gia thành viên phải tính toán cho cả quốc gia và khu vực, đồng thời kết hợp lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực. Sự cân bằng lợi ích đan xen này là một phần cho nền tảng của ASEAN.

Các thành viên ASEAN, vốn rất đa dạng, nên đồng thời phải có sự cân bằng trong tư duy, ở cấp quốc gia và khu vực. Điều này phản ánh một “cảm giác thuộc về” và là cơ sở để cho phép tham vấn và đồng thuận. Từ đó, ASEAN có thể vượt qua những khác biệt và tìm cách đi đến đồng thuận nhất định.

Thứ hai, ASEAN đồng thời có thể tuyên bố và khẳng định tính hợp pháp của mình để đại diện cho những gì được coi là lợi ích chung của khu vực.

Chúng ta phải nhớ rằng, ASEAN đang làm như vậy, không chỉ trong nội bộ mà quan trọng hơn, trong một khu vực lớn hơn và giữa các đối tác, vốn luôn có lợi ích rất đa dạng, nếu không muốn nói là cạnh tranh.

Những điều trên sẽ luôn là điểm khởi đầu để ASEAN tập hợp các bên liên quan trong nỗ lực chung của khối, nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực, cũng như giải quyết các vấn đề nổi lên.

TAC như đã đề cập ở trên, hoặc các văn kiện khác của ASEAN, chẳng hạn như Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) hoặc 6 nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, tất cả sẽ là những ví dụ phản ánh quan điểm chung, từ đó ASEAN có thể hợp tác trong một bối cảnh rộng lớn hơn với các đối tác của mình.

ASEAN (Nguồn: asean.org)
ASEAN phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng cộng đồng, trên cả ba trụ cột. (Nguồn: asean.org)

Thứ ba, ASEAN trở nên mạnh hơn khi cộng đồng ASEAN mạnh hơn. ASEAN phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng cộng đồng, trên cả ba trụ cột và trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, đến năm 2025 và hơn thế nữa.

ASEAN phải tìm cách nắm bắt cơ hội trong bối cảnh thách thức để thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Điều này bao gồm khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo chuỗi cung ứng và công nghệ... Khi bước sang chặng đường tiếp theo, ASEAN cần chú trọng thế hệ trẻ, đặc biệt là thông qua giáo dục, đổi mới và văn hóa.

Cuối cùng, ASEAN phải tiếp tục và thúc đẩy hơn nữa hội nhập khu vực và chủ nghĩa đa phương. Những điều này sẽ giúp ASEAN có khả năng thu hút các bên liên quan khác trước những thách thức toàn cầu và sự phức tạp về địa chính trị.

ASEAN không chọn bên, điều đó đúng. Nhưng ASEAN nên và phải vượt ra ngoài điều đó, để thu hút tất cả “người chơi” chính, tác động đến tiến trình của vấn đề ở một mức độ nhất định có thể, và thúc đẩy lợi ích chung của khu vực.

ASEAN cần áp dụng một cách thông minh và phù hợp lợi ích của mình đối với các sáng kiến khác nhau, về an ninh và kinh tế. Việc chủ động tham gia sẽ giúp ASEAN trước nỗi lo về bẫy cạnh tranh quyền lực lớn, ASEAN đã đưa ra AOIP của riêng mình.

Tất cả cùng nhau, ASEAN tiếp tục tạo ra một môi trường thuận lợi nhất và các khuôn khổ khu vực để thu hút sự tham gia của các nước, bao gồm cả những nước cạnh tranh nhau, theo những lộ trình mà ASEAN mong muốn. Đó đã và đang tiếp tục là giá trị chiến lược của ASEAN.

Chúng ta tin rằng ASEAN ở “tuổi” 55 sẽ tiếp tục tiến xa hơn nữa về phía trước và “cùng nhau mạnh mẽ hơn”.

Như đã thể hiện trong 3 năm qua, bất chấp những thách thức gay gắt, ASEAN đã có thể tiến xa hơn, trong việc củng cố cộng đồng và quan hệ với đối tác bên ngoài, ASEAN tiếp tục đóng vai trò trung tâm. Trong bối cảnh khu vực ngày càng phức tạp, ASEAN phải tập trung vào những ưu tiên của mình, đồng thời giải quyết các thách thức đang nổi lên. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào ASEAN và tương lai của ASEAN.

Ngày gia đình ASEAN tại Oslo, Na Uy

Ngày gia đình ASEAN tại Oslo, Na Uy

Nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN (1967-2022), sáng ngày 3/9, Đại sứ quán 5 nước thành viên ASEAN có trụ sở tại ...

Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-New Zealand: Thúc đẩy phục hồi toàn diện, lấy kinh tế là trọng tâm

Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-New Zealand: Thúc đẩy phục hồi toàn diện, lấy kinh tế là trọng tâm

Trên nền tảng sẵn có của quan hệ Đối tác chiến lược, cũng như các hiệp định quan trọng như AANZFTA, RCEP, ASEAN-New Zealand đang ...

45 năm quan hệ ASEAN-Canada: Một hành trình vững chắc với tương lai đầy hứa hẹn

45 năm quan hệ ASEAN-Canada: Một hành trình vững chắc với tương lai đầy hứa hẹn

Trong suốt 45 năm qua, quan hệ hợp tác ASEAN-Canada đã chứng kiến nhiều bước phát triển quan trọng, là nền tảng vững chắc để ...

Đại sứ Palestine: Tăng cường đoàn kết và vững mạnh, ASEAN có thể tạo một lợi thế đặc biệt

Đại sứ Palestine: Tăng cường đoàn kết và vững mạnh, ASEAN có thể tạo một lợi thế đặc biệt

Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama khẳng định rằng ASEAN ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong khu vực và ...

Đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt trong việc quản lý các tranh chấp ở Biển Đông là biện pháp hiệu quả ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động