ASEAN sẽ thúc đẩy 'Đối tác trong liên kết' với EU, mở rộng cửa để Ấn Độ tham gia RCEP

Bảo Chi
TGVN. Tại các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - EU và ASEAN - Ấn Độ, các bên tiếp tục bàn về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
AMM 53: Chuyên gia Canada đánh giá cao Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN
Hoa Kỳ tái khẳng định lập trường về hòa bình ổn định, an ninh, tự do hàng hải trên Biển Đông
AMM-53: EAS-10 kêu gọi sớm hoàn tất xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông
1206-nth-3754
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – EU. (ảnh: Nguyễn Hồng)

Chiều 12/9, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – EU và ASEAN – Ấn Độ. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị này.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – EU, cả hai bên đều nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của mối quan hệ giữa hai tổ chức khu vực được đánh giá là thành công nhất hiện nay. Hai bên ghi nhận những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác hai bên trong thời gian qua, nhất là trong triển khai tích cực Kế hoạch hành động ASEAN-EU giai đoạn 2018-2022.

Trong nhiều năm, EU là đối tác quan trọng hàng đầu của ASEAN, nhất là trên lĩnh vực kinh tế và hợp tác phát triển. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với tổng thương mại hai chiều năm 2019 đạt 280 tỉ USD và là nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 của ASEAN với tổng FDI năm 2019 đạt 16,2 tỉ USD.

Các Bộ trưởng khẳng định cam kết mạnh mẽ, thời gian tới, tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN và EU, tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ “Đối tác trong liên kết” (Partners in Integration). Hai bên hoan nghênh việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 22 (tháng 1/2019, tại Bỉ) đã thống nhất về nguyên tắc về nâng cấp quan hệ ASEAN-EU lên đối tác chiến lược và nhất trí phối hợp thúc đẩy để sớm chính thức hoá việc nâng cấp này.

1258-nth-3803
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam ủng hộ các nỗ lực làm sâu sắc quan hệ ASEAN-EU. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực cùng quan tâm và có thế mạnh, trong đó có kinh tế-thương mại, kết nối, giao thông, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, an ninh biển, y tế, … Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ hỗ trợ nâng cao năng lực, ứng phó đại dịch Covid-19 và thúc đẩy phục hồi. EU là một trong những đối tác đầu tiên phối hợp với ASEAN tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ASEAN-EU về hợp tác ứng phó dịch Covid-19 (20/3/2020). ASEAN đánh giá cao việc EU tuyên bố huy động gói trợ giúp 800 triệu Euro dành cho khu vực ASEAN để phòng chống và giảm thiểu các tác động của dịch Covid-19.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, ASEAN và EU nhất trí phối hợp thúc đẩy liên kết kinh tế và tự do hoá thương mại, tiếp tục nghiên cứu xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do hai bên cũng như đẩy nhanh hướng tới sớm hoàn tất Hiệp định Vận tải Hàng không Toàn diện ASEAN-EU (CATA). ASEAN đánh giá cao và đề nghị EU tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác phát triển dành cho khu vực như E-READI (đối thoại chính sách và hỗ trợ ASEAN hội nhập), ARISE Plus (hỗ trợ liên kết kinh tế), EU SHARE (hợp tác giáo dục)…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam ủng hộ các nỗ lực làm sâu sắc quan hệ ASEAN-EU, hướng tới chính thức nâng cấp quan hệ hai bên lên đối tác chiến lược. Phó Thủ tướng nhấn mạnh tăng cường kết nối đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phục hồi kinh tế và duy trì tăng trưởng, hoan nghênh EU đề xuất ra Tuyên bố chung Bộ trưởng ASEAN-EU về Kết nối và ủng hộ thúc đẩy gắn kết và bổ trợ trong triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 và Chiến lược Kết nối EU.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ, các Bộ trưởng ghi nhận, mặc dù bị ảnh hưởng bởi những diễn biến tình hình phức tạp, khó lường, nhất là những thách thức do dịch Covid-19, quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ tiếp tục đạt được những tiến triển đáng kể trên các lĩnh vực, kể cả trong triển khai Kế hoạch hành động ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016-2020.

1051-nth-3928
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ấn Độ khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN, nhấn mạnh ASEAN giữ vai trò trung tâm trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ. ASEAN đánh giá cao cam kết và sự tham gia tích cực của Ấn Độ trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF) cũng như sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với hợp tác khu vực và xây dựng cộng đồng ASEAN.

Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, hợp tác biển, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, kết nối, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, trao đổi văn hoá và giao lưu nhân dân, thu hẹp khoảng cách phát triển...

Về ứng phó dịch bệnh Covid-19, Ấn Độ khẳng định hỗ trợ ASEAN khắc phục hậu quả dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi bền vững; phối hợp chặt chẽ với ASEAN trong nghiên cứu và sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19. ASEAN đánh giá cao Ấn Độ hỗ trợ tích cực dành cho hợp tác khu vực, bao gồm đào tạo nâng cao năng lực, thu hẹp khoảng cách phát triển, dành khoản tín dụng 1 tỷ USD hỗ trợ các dự án kết nối giữa hai bên…

1031-nth-3913
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ đối với khu vực. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ đối với khu vực, khẳng định Ấn Độ là đối tác và là một người bạn tin cậy của ASEAN; nhấn mạnh thời gian tới ASEAN và Ấn Độ cần nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, kết nối, hợp tác biển, phối hợp khai thác đầy đủ tiềm năng thị trường rộng lớn hơn 1,8 tỷ dân, tăng cường hợp tác nhằm đạt mục tiêu tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 200 tỷ USD vào năm 2022; khẳng định tầm quan trọng của việc Ấn Độ tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và nhấn mạnh Hiệp định RCEP luôn rộng mở đối với sự tham gia của Ấn Độ.

Tại các Hội nghị giữa ASEAN với EU và Ấn Độ, các nước dành thời gian trao đổi về các vấn đề thế giới và khu vực cùng quan tâm. Về tình hình Biển Đông, các nước tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, không quân sự hoá, kiềm chế không có các hành động gây phức tạp tình hình hoặc gia tăng căng thẳng, giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông 2002 (DOC) và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

EU nhấn mạnh cần tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế tránh các hành động gây căng thẳng, không quân sự hoá và ủng hộ các nỗ lực xây dựng luật lệ điều chỉnh các hành vi ứng xử tại khu vực. Ấn Độ thông báo với các nước ASEAN về Sáng kiến các Đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương; EU hoan nghênh ASEAN phát huy vai trò trong thúc đẩy hợp tác, đối thoại, xây dựng lòng tin ở khu vực, ủng hộ các nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ Quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Trong trao đổi tại các Hội nghị với EU và Ấn Độ, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự ủng hộ của các đối tác đối với những nỗ lực của ASEAN trong tham gia đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh tăng cường xây dựng lòng tin, không quân sự hóa, kiềm chế, không có các hành động gây xói mòn lòng tin, phức tạp thêm tình hình, giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.

Ngay sau các Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Họp báo quốc tế, thông báo kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan. Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi đã cùng tham dự trực tuyến Họp báo lần này.

Họp báo về Hội nghị AMM-53: 20 hội nghị, phiên họp; 40 văn kiện được xem xét và nhiều vấn đề 'nóng' được đề cập

Họp báo về Hội nghị AMM-53: 20 hội nghị, phiên họp; 40 văn kiện được xem xét và nhiều vấn đề 'nóng' được đề cập

TGVN. Chiều 7/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam chủ trì họp báo về Hội ...

Tin tức ASEAN buổi sáng 7/9: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53; dịch Covid-19 ở Indonesia vẫn 'nóng'

Tin tức ASEAN buổi sáng 7/9: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53; dịch Covid-19 ở Indonesia vẫn 'nóng'

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53,... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ...

Mọi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà không được Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền

Mọi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà không được Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền

TGVN. Ngày 31/8, trả lời câu hỏi của một số phóng viên Việt Nam và nước ngoài đề nghị cho biết phản ứng của Việt ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm ...
Bài tarot hôm nay 2/5: Trong mùa hè này, ai sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính?

Bài tarot hôm nay 2/5: Trong mùa hè này, ai sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem ai sẽ là người giúp bạn cải thiện tình hình tài chính trong mùa hè này nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Subaru của các dòng Outback 2021, Outback 2023, Forester 2023, Forester 2021, WRX 2022 và BR-Z 2022 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam Trung Quốc bị sập sáng sớm ngày 1/5.
Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới

Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới

Ông Maris Sangiampongsa chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động