TIN LIÊN QUAN | |
ASEAN 36 công bố Tuyên bố Chủ tịch về kết quả Hội nghị Cấp cao và thông qua hai tuyên bố, ghi nhận 9 văn kiện | |
ASEAN - Quyết không chùn bước trước những thách thức |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ASEAN 36 đã tái khẳng định quyết tâm của ASEAN đóng góp xây dựng Biển Đông thành vùng biển hợp tác và phát triển... |
Trả lời câu hỏi: Là Chủ tịch ASEAN 2020, xin Thủ tướng cho biết những đánh giá của Việt Nam về hợp tác ASEAN trong thời gian qua, đặc biệt trong phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dịch bệnh Covid-19 lan rộng toàn cầu. Trong khu vực đến nay, hơn 130.000 người nhiễm bệnh và gần 4.000 người tử vong. Đây là mất mát rất lớn, tổn thất khôn lường. Rõ ràng, Cộng đồng ASEAN phải vào cuộc, phải hành động.
Chủ tịch ASEAN đã chủ động từ rất sớm ra Tuyên bố chung, triệu tập các Hội nghị cả trong nội bộ ASEAN và ASEAN+3 giữa ASEAN với đối tác cùng bàn phương hướng đấu tranh chống dịch. Các sáng kiến của ASEAN như lập Quỹ Covid-19, lập Kho dụng cụ y tế, xây dựng Qui trình chuẩn… nhanh chóng được cộng đồng trong ngoài khu vực hưởng ứng. Có thể nói, ASEAN đã hành động chủ động, khẩn trương, quyết liệt trên tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng.
Bất chấp những khó khăn, đến nay Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19. Các nước ASEAN cũng đang từng bước kiểm soát dịch Covid-19, vừa hợp tác kiểm soát dịch vừa đẩy mạnh nỗ lực xây dựng Cộng đồng. Thành công của Hội nghị hôm nay chính là minh chứng cho tinh thần đoàn kết hợp tác, chủ động thích ứng của ASEAN. Các nước đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về trang thiết bị y tế, những vấn đề cần thiết khác để chống dịch; chưa bao giờ có sự kết nối tốt như vậy trong khu vực.
Qua đại dịch Covid-19, có thể thấy rõ rằng: ASEAN đã thể hiện được sức mạnh Cộng đồng, là lực lượng trung tâm, trưởng thành và tự tin chèo lái khu vực vượt khó khăn lớn chưa từng có vì hòa bình, ổn định và phồn vinh chung.
Phóng viên CNA-Singapore hỏi: Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác kinh tế thương mại lớn của ASEAN nhưng hai nước này hiện nay có nhiều cạnh tranh địa chính trị và kinh tế, có ảnh hưởng thế nào tới phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như ASEAN sau dịch bệnh Covid-19?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Trung Quốc và Mỹ là những đối tác quan trọng hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, trong đó có ASEAN và cả Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vì vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu và ASEAN.
Tuy nhiên, giữa các nước ASEAN với Trung Quốc và Mỹ đang có nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế cả song phương và đa phương. Đây là nền tảng quan trọng để duy trì, củng cố và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa ASEAN với hai nền kinh tế lớn này. ASEAN luôn mong muốn một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, thịnh vượng, hợp tác cùng phát triển.
Thủ tướng chủ trì họp báo. |
ASEAN mong muốn hợp tác phát triển cùng có lợi, vì một nền hòa bình ở khu vực và sự phát triển tương lai của các đối tác, trong đó có Trung Quốc và Mỹ, những đối tác rất quan trọng của ASEAN. Hiện nay, thương mại hai chiều của Việt Nam với Trung Quốc rất lớn, thương mại với Mỹ cũng rất quan trọng. Đẩy lùi dịch Covid-19, phục hồi kinh tế là hai nhiệm vụ hàng đầu, là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, của chính Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam mong muốn Trung Quốc và Mỹ cùng phát huy điểm đồng, vượt qua khác biệt, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung của khu vực và thế giới.
Với chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng”, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đang nỗ lực cùng các thành viên ASEAN thực hiện Kế hoạch tổng thể phục hồi sau dịch Covid-19. Chúng tôi tập trung củng cố đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy tổ chức các Hội nghị với Trung Quốc và Mỹ về hợp tác chống dịch, duy trì giao thương mạnh mẽ với Mỹ và Trung Quốc, đảm bảo các chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ, tạo thuận lợi cho các chuỗi thương mại, đầu tư, thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực và thế giới.
Hãng AP hỏi: Dịch bệnh Covid-19 đã tác động như thế nào đến chương trình nghị sự của Việt Nam về đàm phán các vấn đề liên quan đến Biển Đông và Việt Nam đã và sẽ làm gì để đạt được mong muốn trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực nói chung và ở Biển Đông nói riêng là lợi ích và nguyện vọng chung của cộng đồng, nhất là với ASEAN. Bởi vậy, ASEAN có nhiều nỗ lực đóng góp, từ duy trì đối thoại, thúc đẩy hợp tác đến xây dựng cơ chế, quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Hội nghị lần này đã tái khẳng định quyết tâm của ASEAN đóng góp xây dựng Biển Đông thành vùng biển hợp tác và phát triển, an ninh và an toàn, xứng đáng với vị trí là một bộ phận quan trọng trong trao đổi của khu vực.
Dịch bệnh Covid-19, trước mắt làm gián đoạn các cuộc họp thảo luận về xây dựng Bộ Quy tắc COC trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc. Trong bối cảnh này, Việt Nam nỗ lực cùng ASEAN hợp tác với các bên liên quan để kiềm chế không có các hành động làm phức tạp tình hình trên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế, xây dựng Biển Đông là khu vực hoà bình, hữu nghị, hợp tác, tự do hàng hải, hàng không.
Chúng tôi thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, để Biển Đông luôn là khu vực hoà bình, mang lại lợi ích cho các nước.
| ASEAN 36: Tăng cường hợp tác, đẩy lùi các thách thức của dịch bệnh Covid-19 TGVN. Sáng 26/6, tại Hà Nội, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Cấp cao ... |
| Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 - Thể hiện bản lĩnh của Cộng đồng ASEAN TGVN. Sáng 26/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 theo ... |
| Chùm ảnh: Những 'dấu ấn Việt Nam' trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 TGVN. Trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì vào ngày mai (26/6), nhiều Hội ... |