ASEAN thúc đẩy hành động chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Việt Hà
Ngày 5/7, Hội nghị lần thứ 23 Tiểu ban chỉ đạo cấp Bộ trưởng về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới trong tiểu vùng Mekong (MSC) đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN thúc đẩy hành động chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. (Nguồn: AP)
Tình trạng ô nhiễm khói mù vẫn là bài toán cần lưu tâm. (Nguồn: AP)

Hội nghị diễn ra dưới sự điều hành của Bộ trưởng Môi trường và Nước Malaysia Dato Sri Tuan Ibrahim Tuan Man.

Các Bộ trưởng/đại diện chịu trách nhiệm về các lĩnh vực môi trường, đất đai, cháy rừng và khói mù từ Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tham dự Hội nghị.

Hoan nghênh việc triệu tập cuộc họp lần thứ 17 Hội nghị các bên tham gia Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (COP-17) vào tháng 10/2022 tại Singapore, các đại biểu đánh giá cao sáng kiến và hành động của các nước trong thực hiện rà soát chiến lược các chương trình và hoạt động của MSC.

Hội nghị cũng đề cập tầm quan trọng của sự hỗ trợ và phối hợp của các Trung tâm Khí tượng chuyên ngành ASEAN (ASMC) và các cơ quan liên quan trong việc cung cấp dữ liệu và thông tin liên quan đất đai và cháy rừng cho các nước thành viên ASEAN.

Các đại biểu tham dự đánh giá cao kết quả rà soát lần cuối Lộ trình hợp tác ASEAN hướng tới kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.

Ngoài ra, Hội nghị mong muốn tăng cường hơn nữa cam kết và hợp tác thông qua Lộ trình mới và Chiến lược quản lý đất than bùn mới của ASEAN tại COP-17 sắp tới nhằm giải quyết tận gốc ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, cần sớm hoàn tất Thỏa thuận thành lập và Thỏa thuận thiết lập Trung tâm điều phối kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới ASEAN (ACC THPC) tại Indonesia.

Cuối cùng, Hội nghị đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ từ các đối tác bên ngoài ASEAN nhằm thúc đẩy quản lý bền vững các vùng đất than bùn trong khu vực; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các nước MSC và các cơ quan liên quan nhằm thực hiện thành công các chương trình và dự án.

'Vaccine' giúp doanh nghiệp Việt phục hồi và phát triển bền vững

'Vaccine' giúp doanh nghiệp Việt phục hồi và phát triển bền vững

Chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế, gắn với các mô hình chuyển đổi số là một trong ...

Chuyên gia Australia: ASEAN là nền tảng cho sự cân bằng trong khu vực

Chuyên gia Australia: ASEAN là nền tảng cho sự cân bằng trong khu vực

Giám đốc nghiên cứu tại Viện Lowy, ông Herve Lemahieu mới đây đã có bài viết đăng trên tờ Australian Financial Review phân tích về ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động