ASEAN tiếp tục minh chứng bản lĩnh và sức sống mạnh mẽ

Hà Phương
Nhìn lại ASEAN với hành trình 55 năm và những nỗ lực trong năm 2022 đầy biến động của khu vực và thế giới, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN khẳng định, ASEAN vẫn vững tay chèo trước những “cơn sóng cả” và tiếp tục khẳng định mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 41. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 41, ngày 11/11/2022. (Nguồn: TTXVN)

Năm 2022 đánh dấu ASEAN tròn 55 tuổi, ông có thể chia sẻ về những hoạt động nổi bật của ASEAN trong năm nay và ý nghĩa của các hoạt động này đối với sự phát triển và vị thế của ASEAN?

55 năm qua chứng kiến bước tiến dài của ASEAN trên hành trình liên kết và hợp tác khu vực, từ những bước đi nhỏ góp nhặt nên thành công lớn, và cả sự sẻ chia, tương trợ cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách.

Năm 2022, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Campuchia và sự đồng lòng của các nước thành viên, ASEAN một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh và sức sống, vững tay chèo trước những “cơn sóng cả” của tình hình quốc tế và khu vực, đúng như tinh thần “ASEAN hành động: Cùng ứng phó thách thức”. Hàng trăm hoạt động của ASEAN đã diễn ra trong năm qua, nhưng theo tôi, điều đọng lại sau tất cả là nỗ lực không mệt mỏi của ASEAN để củng cố đoàn kết, đề cao giá trị đối thoại và thúc đẩy hợp tác thiện chí vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới.

Trước hết, nói về đoàn kết. Xuyên suốt chiều dài lịch sử của ASEAN, đoàn kết được hun đúc và thử thách qua thời gian, trở thành điểm tựa vững chắc đưa ASEAN vượt qua mọi thăng trầm, gian khó. Năm 2022 vừa đi qua là một năm đầy biến động với ASEAN, khó khăn ở bên trong, cộng hưởng với phức tạp ở bên ngoài. Từ các điểm nóng toàn cầu đến khu vực, từ hệ lụy kéo dài của Covid-19 đến các thách thức phi truyền thống, các nước đều chia sẻ nhận thức và trách nhiệm trong việc gìn giữ đoàn kết, củng cố sức mạnh nội sinh của ASEAN.

Mỗi khó khăn qua đi, mỗi thành công nhìn lại, chúng ta đều thấy dấu ấn rõ nét của tinh thần đoàn kết. Từ quyết định triển khai Đồng thuận năm điểm về Myanmar, Tuyên bố về việc Timor Leste gia nhập ASEAN, các Tuyên bố chung về quan điểm của ASEAN trong vấn đề Nga-Ukraine hay Eo biển Đài Loan, cho đến các thỏa thuận hợp tác giữa ASEAN với các đối tác… tất cả đều thể hiện sự đồng thuận về ý chí để đưa đến sự thống nhất trong hành động và ứng xử của ASEAN.

Thứ hai, giữa những căng thẳng và cạnh tranh nước lớn, các cơ chế do ASEAN dẫn dắt khẳng định giá trị chiến lược trong thúc đẩy đối thoại và lòng tin. Các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như Myanmar, Biển Đông, Ukraine, Bán đảo Triều Tiên được các nước trao đổi trên tinh thần thẳng thắn và thực chất. Dù còn nhiều khác biệt, nhưng rõ ràng ASEAN đã phát huy hiệu quả vai trò trung tâm trong việc tạo dựng sân chơi, định hình luật chơi, điều hòa không khí thảo luận một cách thiện chí, xây dựng, khuyến khích các đối tác đóng góp trách nhiệm cho hòa bình, ổn định và hợp tác.

Cuối cùng, khi thế giới đang dần bước ra khỏi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nước nhìn nhận rõ hơn hợp tác là nhu cầu bức thiết và phương thức hữu hiệu để ứng phó thách thức chung. Cùng với việc nâng cấp và làm sâu sắc hơn quan hệ cả trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, đáp ứng quan tâm chung của các nước và phù hợp xu thế của thời đại. Điều này có thể thấy rõ qua những đề xuất, hỗ trợ, cam kết hợp tác thực chất giữa ASEAN và các đối tác hướng tới phục hồi toàn diện sau dịch bệnh, thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Lễ thượng cờ. Tham dự có Đại sứ các nước ASEAN, lãnh đạo các Bộ, ban ngành và các đơn vị liên quan đã cùng dự hoạt động này.
Sáng 8/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 27 năm ngày Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong hành trình ấy của “mái nhà chung”, đâu là dấu ấn nổi bật của Việt Nam?

Gia nhập ASEAN vào ngày 28/7 của 27 năm trước, Việt Nam đã từng bước khẳng định hình ảnh một thành viên luôn gắn bó và nỗ lực hết mình vì Hiệp hội. Phát huy tinh thần đó, trong năm qua, trước những khó khăn, thách thức đặt ra cho ASEAN, Việt Nam tiếp tục góp phần quan trọng vào thành công chung của Cộng đồng, thể hiện ở sự tham gia trách nhiệm, đóng góp cân bằng và ứng xử hài hòa. Đây cũng chính là những dấu ấn tổng kết sự tham gia và đóng góp của chúng ta trong một năm qua và ở tầm rộng lớn hơn, phản ánh sự trưởng thành ngày càng vững vàng của đối ngoại Việt Nam.

Tinh thần trách nhiệm của chúng ta thể hiện trước hết ở sự tham gia chủ động và tích cực trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch ASEAN và các nước hiện thực hóa các ưu tiên của năm 2022. Các bộ, ngành của ta không chỉ tham dự đầy đủ các hoạt động mà còn có nhiều sáng kiến thúc đẩy hợp tác, đồng thời chủ trì, đăng cai thành công nhiều hội nghị ở các kênh chuyên ngành như Hội nghị Tư lệnh lục quân các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, Hội nghị những người đứng đầu các nền công vụ ASEAN, Ủy ban Văn hóa thông tin, Diễn đàn hợp tác Đông Á... Việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, một sáng kiến do Việt Nam khởi xướng từ năm 2020, chính thức được khởi động và trong quá trình đó, chúng ta đã chủ động tham gia ngay từ những ngày đầu, đóng góp nhiều ý tưởng để xây dựng một ASEAN đoàn kết, năng động và tự cường.

Việt Nam khẳng định rõ nét vai trò cầu nối thông qua ứng xử cân bằng và hài hòa, góp phần dung hòa khác biệt và tạo dựng đồng thuận trong ASEAN, kể cả những vấn đề rất phức tạp. Các tuyên bố, quyết định quan trọng của ASEAN trong năm qua như về triển khai Đồng thuận năm điểm về Myanmar, kết nạp Timor Leste, hay tám Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về các vấn đề quốc tế và khu vực đều mang dấu ấn đóng góp của Việt Nam.

Sự cân bằng còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm của chúng ta về mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực. Các đề xuất, sáng kiến hợp tác mà Việt Nam đưa ra về nối lại giao thương, mở cửa thị trường, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển tiểu vùng… không chỉ xuất phát từ quan tâm của chúng ta mà còn “đúng và trúng” với quan tâm của ASEAN cũng như các xu hướng ở khu vực và thế giới.

Nhất quán với mục tiêu chung xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, quan điểm và cách tiếp cận của Việt Nam về việc lấy người dân là trung tâm, mục tiêu và động lực của phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ nêu bật và làm đậm nét hơn tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tháng 11 vừa qua, nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng của các nước trong và ngoài khu vực.

Trong trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như Biển Đông, Myanmar, Việt Nam đã chủ động tham gia thảo luận, không chỉ bày tỏ quan điểm riêng trên tinh thần xây dựng và thẳng thắn, mà còn góp phần củng cố lập trường nguyên tắc và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì không khí đối thoại cởi mởi và thực chất tại các diễn đàn của ASEAN.

Vietnam delivered message of peace, cooperation and dialogue at SAIFMM: Ambassador
Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, theo ông, đâu là thách thức và cơ hội đối với ASEAN? Vai trò trung tâm của ASEAN được coi trọng có ý nghĩa như thế nào trong việc phát huy vị thế và tiếng nói của mình?

Cơ hội và thách thức là hai mặt song hành trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của ASEAN. Cơ hội luôn hiện hữu nhưng yêu cầu đặt ra là làm sao nhạy bén, nắm bắt và tận dụng hiệu quả các cơ hội đó; rủi ro, biến động là thách thức nhưng đó lại chính là môi trường để ASEAN rèn luyện ngày càng trưởng thành và hoàn thiện.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta thấy rõ mặt phức tạp, khó khăn đang nổi trội, từ cạnh tranh nước lớn, nguy cơ tiềm ẩn tại các điểm nóng, đến diễn biến khó lường của các thách thức an ninh phi truyền thống. Nhưng vượt lên trên tất cả các thử thách đó, khu vực và thế giới chứng kiến một ASEAN ứng phó đầy bản lĩnh, qua tinh thần đoàn kết và sẻ chia dành cho Myanmar, lập trường nguyên tắc được củng cố trong vấn đề Biển Đông, cách tiếp cận cân bằng và khách quan đối với xung đột Nga - Ukraine, và ý chí hợp tác, tự cường khu vực trong phòng chống dịch bệnh, thiên tai cùng nhiều thách thức khác.

Mặt khác, với nền tảng hợp tác và những gì đã làm được trong 55 năm qua, ASEAN ngày càng được các đối tác quan tâm và coi trọng, mong muốn thiết lập và nâng cấp quan hệ, đưa hợp tác đi vào chiều sâu và thực chất. Không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống, hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác nhanh chóng đón bắt các xu hướng mới là phát triển xanh, số và bền vững. Đứng trước các cơ hội phát triển to lớn đó, điều đặt ra cho ASEAN và các nước thành viên là tham gia và tranh thủ các xu thế mới một cách hiệu quả, phát huy sức mạnh nội sinh, kết hợp hài hòa với nguồn lực hỗ trợ bên ngoài, phục vụ đắc lực cho mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường, bao trùm và bền vững.

Nếu những kết quả trên là thước đo hữu hình cho hợp tác giữa ASEAN và các đối tác, thì việc các đối tác cam kết ủng hộ và tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN là chất xúc tác để mối quan hệ thêm bền chắc. Vai trò trung tâm của ASEAN không phải điều mặc nhiên sẵn có, mà là thành quả của quá trình phấn đấu bền bỉ, từng bước khẳng định uy tín và vị thế thông qua nỗ lực đóng góp cho các vấn đề quốc tế và khu vực cũng như năng lực gắn kết các đối tác vào hợp tác khu vực.

Bởi lẽ đó, với ASEAN, sự coi trọng của các đối tác có ý nghĩa quan trọng, tiếp thêm động lực cho ASEAN phát huy mạnh mẽ hơn nữa trách nhiệm và tiếng nói chung, đồng thời không ngừng nỗ lực cải tiến, nâng cao hiệu quả và sức hấp dẫn của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt để thu hút sự quan tâm và tham gia của các đối tác. Ở chiều ngược lại, xuất phát từ mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác, ASEAN khuyến khích các đối tác tham gia và đóng góp trách nhiệm cho khu vực, tham vấn và hợp tác chặt chẽ với ASEAN, góp phần xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Campuchia, dự cấp cao ASEAN: Xác định xung lực mới trong quan hệ song phương; chung tay vì một Cộng đồng đoàn kết

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Campuchia, dự cấp cao ASEAN: Xác định xung lực mới trong quan hệ song phương; chung tay vì một Cộng đồng đoàn kết

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 8-9/11, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần ...

Hội nghị cấp cao ASEAN 41: Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tầm quan trọng của giữ vững đoàn kết, phát huy sức mạnh nội tại

Hội nghị cấp cao ASEAN 41: Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tầm quan trọng của giữ vững đoàn kết, phát huy sức mạnh nội tại

Tiếp tục chương trình làm việc trong sáng 11/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam ...

Chủ tịch Quốc hội dự AIPA 43 và thăm chính thức Campuchia: Chung tay vì một ASEAN tự cường, đẩy mạnh hợp tác Quốc hội song phương và đa phương

Chủ tịch Quốc hội dự AIPA 43 và thăm chính thức Campuchia: Chung tay vì một ASEAN tự cường, đẩy mạnh hợp tác Quốc hội song phương và đa phương

Chuyến thăm có ý nhĩa quan trọng, góp phần phát triển và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu ...

ASEAN lên kế hoạch tổ chức Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao vào đầu tháng 2

ASEAN lên kế hoạch tổ chức Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao vào đầu tháng 2

Ngày 1/1, một nguồn tin ngoại giao cho biết, Indonesia, Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2023, sẽ triệu ...

Tổng thư ký SCO: Cần thiết phải tăng cường hợp tác với ASEAN hơn bao giờ hết

Tổng thư ký SCO: Cần thiết phải tăng cường hợp tác với ASEAN hơn bao giờ hết

Ngày 5/1, hãng tin Sputnik dẫn lời Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) Trương Minh khẳng định, cần phải tăng cường ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Sáng 22/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - ...
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động