ASEAN tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ

Hà Phương
Trong nhiều dịp chia sẻ với báo chí, Tiến sĩ Kao Kim Hourn, Tổng thư ký ASEAN khẳng định sức sống bền bỉ và vươn lên mạnh mẽ của ASEAN trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong việc định hình ASEAN ngày nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam, tháng 4/2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam, tháng 4/2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đoàn kết, vững vàng từ bên trong

Tiến sĩ Kao Kim Hourn nhấn mạnh, thành tựu nổi bật nhất của ASEAN sau gần 6 thập kỷ, là duy trì được hòa bình và an ninh, cũng như việc mở rộng thành 10 nước, và sắp tới là 11 nước với việc kết nạp Timor-Leste, qua đó quy tụ toàn bộ khu vực Đông Nam Á thành một cộng đồng.

Theo Tổng thư ký ASEAN, vốn được thành lập trong giai đoạn cao điểm của Chiến tranh Lạnh, đến nay, ASEAN có vai trò mạnh mẽ trong khu vực và toàn cầu, giữ vị thế trung tâm trong các cấu trúc khu vực và hiện cũng có tư cách pháp nhân với việc thông qua Hiến chương ASEAN vào năm 2008.

“Việc 10 quốc gia thành viên hiện đều có Đại sứ - Đại diện thường trực tại ASEAN, bên cạnh Đại sứ của các nước đối tác đối thoại và Đại sứ kiêm nhiệm của hàng loạt nước khác cho thấy ASEAN đang phát triển mạnh mẽ trên khía cạnh quan hệ ngoại giao. Xét về mặt cộng đồng, ASEAN chứng kiến các hoạt động kết nối, giao lưu nhân dân ngày càng tăng; công dân ASEAN hiện có thể đi lại tự do trong khu vực mà không cần thị thực”, Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh.

Rõ ràng “con thuyền” ASEAN đang tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ. Tuy vậy, Tiến sĩ Kao Kim Hourn cho rằng ASEAN đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các tiến trình toàn cầu, do đó, ASEAN không chỉ hướng nội mà cũng cần phải hướng ngoại. Hơn bao giờ hết, ASEAN cần phải giữ vững vai trò trung tâm, củng cố các mối quan hệ đối tác, các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt.

Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt có thể kể đến Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), các cơ chế ASEAN+3, ASEAN+1, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)... Tổng thư ký ASEAN cho rằng điều quan trọng là các đối tác phải tham gia và ủng hộ các giá trị cốt lõi của ASEAN.

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp khó lường như hiện nay, để giữ vững được vai trò trung tâm, theo Tiến sĩ Kao Kim Hourn, ASEAN phải đoàn kết nội khối và duy trì được những nguyên tắc nòng cốt để ASEAN thực sự mạnh từ bên trong. Những giá trị và nguyên tắc cốt lõi quan trọng mà Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh là sự đồng thuận khi ASEAN đưa ra quyết định. Bên cạnh đó là nguyên tắc đoàn kết, thống nhất. ASEAN cũng cần duy trì nguyên tắc minh bạch, cởi mở và bao trùm. Lý do là sự minh bạch, cởi mở và bao trùm sẽ giúp kiến tạo lòng tin và hiện tại ASEAN cần rất nhiều lòng tin trong khu vực.

“Chúng ta không thể cho phép tình trạng thiếu hụt lòng tin diễn ra. Vì vậy, ASEAN phải không ngừng hợp tác với tất cả các đối tác để có thể duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Đồng thời, chúng ta phải hướng tới bảo đảm rằng Đông Nam Á hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt”, Tiến sĩ Kao Kim Hourn nhấn mạnh.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan vừa qua tại Lào diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo Tổng thư ký ASEAN, các nước thành viên ASEAN đã đồng thuận trên nhiều vấn đề, chứng tỏ đoàn kết và tin cậy như một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của ASEAN; thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế số, chuyển đổi xanh, tăng cường kết nối khu vực về hạ tầng, thể chế và con người…

Các nước đã dành nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ quan điểm và lập trường về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, Myanmar, Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và xung đột Nga - Ukraine. Trong thời gian diễn ra hội nghị, nhiều văn kiện, sáng kiến đã được thúc đẩy như Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Anh, Quỹ Tương lai số ASEAN - Ấn Độ, Sáng kiến Xanh và Gói kết nối bền vững ASEAN - EU…

ASEAN tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ

Chiều ngày 22/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, tại Học viện Ngoại giao diễn ra phiên Đối thoại trực tiếp giữa Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và thanh niên ASEAN với chủ đề: “Thanh niên ASEAN – Tương lai ASEAN: Vai trò của thanh niên trong định hình tương lai của ASEAN”. Trong ảnh: Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn chụp ảnh selfie cùng các đại biểu tham dự. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hòa mình vào “sứ mệnh” chung

Năm 2025 kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Nhìn lại chặng đường gần ba thập kỷ, Tổng thư ký ASEAN cho rằng Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của ASEAN, nổi bật là 3 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN (các năm 1998, 2010, 2020). Có nhiều văn kiện mang tính bước ngoặt của ASEAN mang tên Việt Nam như Kế hoạch hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn sau năm 2025 của Cộng đồng ASEAN, cùng nhiều văn kiện khác được các nước thành viên ASEAN đánh giá cao.

Bên cạnh đó, Tổng thư ký ASEAN còn nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Tiến sĩ Kao Kim Hourn cho rằng việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực có ý nghĩa vô cùng quan trọng với ASEAN và là một trong những “sứ mệnh” quan trọng nhất của ASEAN. Việt Nam có cách tiếp cận đối thoại và ngoại giao. Gần đây nhất, tháng 4/2024, Việt Nam đã tổ chức thành công Diễn đàn tương lai ASEAN, một sáng kiến của Việt Nam và lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ ASEAN nhằm thúc đẩy đối thoại và ngoại giao.

Mặc dù là kênh ngoại giao 1.5 nhưng Diễn đàn Tương lai ASEAN đã đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo cho những bước phát triển tiếp theo của ASEAN, đóng góp vào sự phát triển, thịnh vượng chung của khu vực trong bối cảnh một thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

“Trong trụ cột kinh tế - Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Việt Nam cũng là một nhân tố chủ chốt”, Tổng thư ký ASEAN khẳng định. Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực. Kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng và vươn mình mạnh mẽ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển chung của Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển của cả khu vực ASEAN, đưa nền kinh tế của ASEAN ngày càng lớn mạnh.

“Tôi ấn tượng trước sự phát triển của Việt Nam, đưa rất nhiều người dân thoát khỏi đói nghèo. Trong 29 năm qua, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng đáng kể. Đó là cú hích lớn, một đóng góp quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của ASEAN”, Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh.

“Trong quá trình phát triển, ASEAN phải duy trì các giá trị và nguyên tắc cốt lõi của mình vì đây là một phần bản sắc của ASEAN. Một giá trị và nguyên tắc cốt lõi quan trọng là sự đồng thuận khi ASEAN đưa ra quyết định. Bên cạnh đó là nguyên tắc đoàn kết, thống nhất. ASEAN mạnh khi đoàn kết”. Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Trong trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, theo Tiến sĩ Kao Kim Hourn, Việt Nam cũng tham gia rất tích cực thông qua những nỗ lực thúc đẩy kết nối giao lưu giữa người dân với người dân, tăng cường hợp tác y tế cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai… “Có nhiều lĩnh vực trong đời sống tưởng là nhỏ nhặt và chúng ta thường dễ bỏ qua. Tuy nhiên, chúng lại rất quan trọng vì liên quan đến cuộc sống, tính mạng của người dân. Hợp tác không chỉ có lợi cho người dân Việt Nam mà là người dân trong cả cộng đồng”, ông Kao Kim Hourn khẳng định. Thời gian qua, Việt Nam cũng tích cực trong thúc đẩy hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mekong, thu hẹp khoảng cách phát triển vì phát triển bao trùm, bền vững, nhất là trong các dự án kết nối hạ tầng chiến lược, giúp tạo chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội tại các tiểu vùng nghèo, chậm phát triển của ASEAN.

Tiến sĩ Kao Kim Hourn cho rằng cũng như các thành viên khác trong ngôi nhà chung, vai trò của Việt Nam là truyền tải những câu chuyện của ASEAN và tiếng nói của ASEAN. “Tôi nghĩ Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong việc định hình ASEAN ngày hôm nay, không chỉ trong cộng đồng hay khu vực mà cả vai trò của ASEAN trên trường quốc tế hay trong quan hệ với các đối tác như Liên hợp quốc. Chúng tôi rất mong đợi được thấy Việt Nam tiếp tục tăng cường vai trò và vị thế quốc tế, đóng góp vào sự phát triển chung của ASEAN”, Tổng thư ký khẳng định.

Một ASEAN tự cường, kết nối và vươn tầm rộng lớn

Một ASEAN tự cường, kết nối và vươn tầm rộng lớn

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan diễn ra tại Vientiane, Lào đã khép lại. Được ...

Việt Nam và hành trình gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN

Việt Nam và hành trình gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995. Chặng đường gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn nỗ ...

Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc và Philippines hạ nhiệt căng thẳng sẽ tác động tích cực đến đàm phán COC ở Biển Đông

Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc và Philippines hạ nhiệt căng thẳng sẽ tác động tích cực đến đàm phán COC ở Biển Đông

Tổng thư ký ASEAN đã đưa ra nhận định, đánh giá về một số vấn đề nổi bật của khu vực như tình hình Biển ...

Lần đầu tiên trong một thập kỷ, ASEAN 'vượt mặt' Trung Quốc về thu hút FDI, được dự báo tiếp tục bỏ xa trong 10 năm tới

Lần đầu tiên trong một thập kỷ, ASEAN 'vượt mặt' Trung Quốc về thu hút FDI, được dự báo tiếp tục bỏ xa trong 10 năm tới

Lần đầu tiên trong một thập kỷ, khu vực ASEAN "vượt" Trung Quốc về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong bối ...

ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030

ASEAN đang nằm trên quỹ đạo để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đã tăng vọt 51%, đạt 3.800 tỷ USD vào năm 2023 so với 2.500 tỷ USD năm ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Lún sâu vào 'chảo lửa' Trung Đông, Mỹ có 'làm bỏng' chính mình?

Lún sâu vào 'chảo lửa' Trung Đông, Mỹ có 'làm bỏng' chính mình?

Quyết tâm 'làm tới' của Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông đang đặt Mỹ vào thế khó.
Khai mạc Khóa huấn luyện tiền triển khai và diễn tập thực địa cho Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6

Khai mạc Khóa huấn luyện tiền triển khai và diễn tập thực địa cho Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6

Cục Gìn giữ hòa bình đã tổ chức Khóa huấn luyện tiền triển khai và diễn tập thực địa cho cho đội công binh số 3 và bệnh viện dã ...
Ngắm trọn vẻ đẹp vịnh Hạ Long từ đỉnh Ti Tốp

Ngắm trọn vẻ đẹp vịnh Hạ Long từ đỉnh Ti Tốp

Ngoài bãi cát hình vành trăng lưỡi liềm, đảo Ti Tốp còn nổi tiếng với đài ngắm cảnh giúp du khách chiêm ngưỡng sự bao la, hùng vĩ của Vịnh ...
Tiền vệ De Bruyne trở lại Man City với diện mạo lạ lẫm

Tiền vệ De Bruyne trở lại Man City với diện mạo lạ lẫm

Tiền vệ Kevin de Bruyne vừa kết thúc kỳ nghỉ để trở lại Man City luyện tập chuẩn bị cho mùa giải 2024/25.
Tin thế giới 7/8: Ukraine tấn công tỉnh của Nga, hàng xóm sát vách Mỹ mời ông Putin sang, Palestine sẵn sàng đàm phán quy chế cuối cùng với Israel

Tin thế giới 7/8: Ukraine tấn công tỉnh của Nga, hàng xóm sát vách Mỹ mời ông Putin sang, Palestine sẵn sàng đàm phán quy chế cuối cùng với Israel

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Cáp USB có cần chip E-mark - lý do bạn nên chọn loại cáp này

Cáp USB có cần chip E-mark - lý do bạn nên chọn loại cáp này

Có thể bạn đang thắc mắc liệu một cáp USB có cần chip E-mark hay không, hãy để tôi làm rõ một số câu hỏi về cáp USB và chip ...
Lún sâu vào 'chảo lửa' Trung Đông, Mỹ có 'làm bỏng' chính mình?

Lún sâu vào 'chảo lửa' Trung Đông, Mỹ có 'làm bỏng' chính mình?

Quyết tâm 'làm tới' của Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông đang đặt Mỹ vào thế khó.
Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đăng tải nhiều bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Khi Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước và mở rộng thuế quan đối với Trung Quốc, nhiều đồng minh của nước này có thể mất đi quyền định giá ...
Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Quy định về thị thực được nới lỏng, nhưng sự suy yếu của đồng tiền làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với việc thuê lao động nước ngoài
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Phiên bản di động