ASEAN và thông điệp không muốn phải chọn bên

MINH VŨ
TGVN. Càng giữ được cân bằng quan hệ, ASEAN càng “có giá” với nước lớn. Ngược lại, ASEAN sẽ đánh mất vị thế, rơi vào bất ổn kéo dài, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong cuộc họp báo quốc tế sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, trả lời câu hỏi của phóng viên CNA: "Trước những căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ASEAN phải làm gì để có thể vượt qua tình hình này?", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “ASEAN luôn mong muốn một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, thịnh vượng, hợp tác, cùng phát triển và chắc chắn không muốn phải chọn bên nào”.

Thông điệp của Thủ tướng Việt Nam nhận được sự đồng thuận của dư luận quốc tế và khu vực. Một số ý kiến muốn làm sâu, rõ hơn thông điệp này như: Đây là thực tâm, chính sách lâu dài hay chỉ là đối sách tình thế? Liệu có thể “đứng giữa” được không hay phải tranh thủ nước lớn để đối trọng, giảm áp lực từ nước lớn khác? Một số nước có lợi ích riêng, âm thầm hoặc công khai nghiêng về một bên và như vậy ASEAN có bị chia rẽ không?

1142-aseanchinaus
Càng giữ được cân bằng quan hệ, ASEAN càng “có giá” với nước lớn. (Nguồn: SCMP)

Quan hệ quốc tế rất phức tạp, đan xen mặt đối tác và đối tượng, đan xen lợi ích chiến lược. Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn, đối tác hàng đầu của ASEAN, hiện diện, can dự từ lâu ở khu vực. Cạnh tranh, căng thẳng giữa Mỹ-Trung Quốc gây sức ép lớn, trên nhiều mặt đối với ASEAN.

Vấn đề phức tạp nhất là Mỹ-Trung Quốc có mâu thuẫn, xung đột lợi ích chiến lược đối kháng ở khu vực. Mỹ lôi kéo các nước ASEAN đối phó với tham vọng của Trung Quốc. Trung Quốc vừa chia cắt ASEAN để dễ dàng thực hiện yêu sách chủ quyền vừa muốn các nước thống nhất với Trung Quốc ngăn chặn sự hiện diện của Mỹ ở khu vực.

Trong bối cảnh đó, lựa chọn “không chọn bên” là đúng đắn và cần thiết. Bởi nếu lệch về một bên dễ bị lôi kéo đối đầu với bên kia, sa vào vòng xoáy cạnh tranh chiến lược, thậm chí là xung đột, trở thành quân cờ trong bàn cờ phức tạp của các nước lớn.

Càng giữ được cân bằng quan hệ, ASEAN càng “có giá” với nước lớn. Ngược lại, ASEAN sẽ đánh mất vị thế, rơi vào bất ổn kéo dài, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực.

Không chọn bên không có nghĩa là thụ động mà chính là để chủ động hơn trong quan hệ. Cũng không có nghĩa là né tránh, lập lờ, nước đôi, không có chính kiến. Ngược lại, phải có chủ trương, chính sách rõ ràng, cụ thể, chính xác, phù hợp, ít thiệt hại nhất.

Điều cốt lõi là không lấy/dựa vào một bên nào để quyết định chính sách, quan hệ hợp tác, ứng xử cho tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nguyên tắc cơ bản là đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, cân bằng chiến lược với các nước lớn, vì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực; dựa vào luật pháp quốc tế, lợi ích chung để xác định phù hợp hay không phù hợp, có lợi hay không có lợi, đúng hay không đúng cho từng vấn đề, trường hợp, tình huống cụ thể.

Không chọn bên không có nghĩa là thụ động mà chính là để chủ động hơn trong quan hệ. Cũng không có nghĩa là né tránh, lập lờ, nước đôi, không có chính kiến. Ngược lại, phải có chủ trương, chính sách rõ ràng, cụ thể, chính xác, phù hợp, ít thiệt hại nhất.

Hành động nào phù hợp, có lợi thì ủng hộ, dù là của bên nào. Từ đó mà có đối sách, cách ứng xử hiệu quả, thiết thực nhất. Ủng hộ không có nghĩa là đẩy mâu thuẫn với bên có hành động chưa phù hợp lên đối đầu căng thẳng.

Tốt nhất là thông qua các kênh ngoại giao, các diễn đàn để trao đổi, tìm kiếm điểm đồng thuận, vượt qua khác biệt, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung của thế giới, khu vực; xây dựng cơ chế chung hạn chế xung đột, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Để không bị rơi vào tình thế phải chọn bên, ASEAN phải chủ động, củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN, mà trước hết là giữ vững độc lập, tự chủ, đoàn kết, thống nhất. Đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế, xã hội khác nhau và mỗi nước có những vấn đề phức tạp, có thể nảy sinh khác biệt lợi ích quốc gia, dân tộc riêng. Nước lớn có thể lợi dụng để chia rẽ, làm suy yếu sự đoàn kết, thống nhất của ASEAN. Đoàn kết, thống nhất là sức mạnh, chia rẽ, chạy theo lợi ích riêng là tự làm suy yếu mình.

Vị thế, uy tín của ASEAN càng cao thì vị thế của mỗi nước trong quan hệ song phương, đa phương cũng được nâng lên. ASEAN cần phát huy vai trò dẫn dắt của một số nước đi đôi với vận động, thuyết phục các nước khác hành động vì lợi ích chung.

Tin tức ASEAN buổi sáng 16/9: ASEAN-LHQ đẩy mạnh hợp tác, Mỹ không muốn buộc ASEAN phải chọn bên

Tin tức ASEAN buổi sáng 16/9: ASEAN-LHQ đẩy mạnh hợp tác, Mỹ không muốn buộc ASEAN phải chọn bên

TGVN. ASEAN và LHQ kiểm điểm các hoạt động hợp tác, Mỹ không muốn buộc ASEAN phải chọn bên... là những thông tin chính trong ...

EU-ASEAN: Từng bước xây dựng nền tảng cho một FTA toàn diện

EU-ASEAN: Từng bước xây dựng nền tảng cho một FTA toàn diện

TGVN. Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại ASEAN Igor Driesmans nhận định, quan hệ EU-ASEAN đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều ...

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục chỉ trích yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục chỉ trích yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích yêu sách phi pháp và hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông tại ...

Minh Vũ

Đọc thêm

Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan tiếp tục củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là đối tác đáng tin cậy và là trung tâm năng động ở Trung ...
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy ...
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
Ảnh hưởng của bão số 1, Hà Nội có mưa giông, Bắc Bộ, Trung Bộ đối mặt nguy cơ lũ quét, sạt lở

Ảnh hưởng của bão số 1, Hà Nội có mưa giông, Bắc Bộ, Trung Bộ đối mặt nguy cơ lũ quét, sạt lở

Sáng sớm 14/6, bão di chuyển theo hướng Bắc trên vùng biển phía Đông khu vực Vịnh Bắc Bộ.
Xét nghiệm máu mới phát hiện ung thư trước khi có triệu chứng 3 năm

Xét nghiệm máu mới phát hiện ung thư trước khi có triệu chứng 3 năm

Các nhà nghiên cứu phát hiện đột biến gene liên quan đến ung thư trong các mẫu máu lấy hơn ba năm trước khi chẩn đoán.
Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Iran phóng nhiều tên lửa nhằm vào lãnh thổ Israel, sau đó, loạt tiếng nổ lớn vang lên tại thành phố Tel Aviv.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Chuyến công du của Thủ tướng Hun Manet tới Nhật Bản mang nhiều hàm ý quan trọng trong chính sách đối ngoại của Campuchia.
Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU là lần đầu tiên cơ chế họp cấp cao giữa hai bên được thiết lập lại sau nửa thập niên Anh rời khối.
Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Xung đột Nga-Ukraine làm lộ 'gót chân Achilles' của ngành công nghiệp vũ khí phương Tây

Ukraine đang thúc giục phương Tây từ bỏ vũ khí đắt tiền, cao cấp chuyển sang vũ khí sản xuất hàng loạt giá rẻ để đối phó trong xung đột với Nga.
'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

'Quái vật màu bạc' Tu-95 của Nga - Mục tiêu hàng đầu của Ukraine và nỗi ám ảnh của NATO

Việc Ukraine tấn công phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược của Nga, gồm cả Tu-95, cho thấy nỗ lực tìm cách tiêu diệt thứ vũ khí NATO dè chừng.
Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Các kế hoạch lá chắn quốc gia luôn gợi lại câu hỏi cũ: Ranh giới nào giữa phòng thủ chính đáng và chạy đua vũ trang?
Công nghệ lượng tử: Đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn

Công nghệ lượng tử: Đấu trường mới của cạnh tranh nước lớn

Công nghệ lượng tử đang được xem là công nghệ tương lai, có thể làm 'thay đổi cuộc chơi' với khả năng vượt qua những giới hạn của các công nghệ hiện tại và định ...
Vũ khí công nghệ cao: Bước tiến mới và những thách thức toàn cầu

Vũ khí công nghệ cao: Bước tiến mới và những thách thức toàn cầu

Cuộc đua phát triển vũ khí công nghệ cao đang tăng tốc, mở ra thách thức toàn cầu về an ninh, kiểm soát công nghệ và tương lai trật tự thế giới.
Vì sao xung đột Ấn Độ - Pakistan kết thúc nhanh chóng?

Vì sao xung đột Ấn Độ - Pakistan kết thúc nhanh chóng?

Sự kết thúc nhanh chóng của xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan sau một thời gian ngắn leo thang căng thẳng không khỏi khiến dư luận bất ngờ.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm thuyết phục ông Trump về những cam kết quốc phòng.
Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Đó là nhận định về giai đoạn, thời cơ vàng phát triển hiện nay của Việt Nam trong bài viết trên ấn phẩm điện tử của tờ Pasaxon của Lào số ra ngày 3/6.
Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Chiến dịch mang mật danh 'mạng nhện' được lên kịch bản kỹ lưỡng của Ukraine đã hé lộ nhiều lỗ hổng an ninh của Nga.
Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Việc Bắc Kinh ngày càng xích lại gần Mỹ Latinh cho thấy sự tập trung và mở rộng chiến lược của quốc gia Đông Bắc Á đối với khu vực này.
Phiên bản di động