Nhỏ Bình thường Lớn

ASEAN và thông điệp không muốn phải chọn bên

TGVN. Càng giữ được cân bằng quan hệ, ASEAN càng “có giá” với nước lớn. Ngược lại, ASEAN sẽ đánh mất vị thế, rơi vào bất ổn kéo dài, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực.

Trong cuộc họp báo quốc tế sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, trả lời câu hỏi của phóng viên CNA: "Trước những căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ASEAN phải làm gì để có thể vượt qua tình hình này?", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “ASEAN luôn mong muốn một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, thịnh vượng, hợp tác, cùng phát triển và chắc chắn không muốn phải chọn bên nào”.

Thông điệp của Thủ tướng Việt Nam nhận được sự đồng thuận của dư luận quốc tế và khu vực. Một số ý kiến muốn làm sâu, rõ hơn thông điệp này như: Đây là thực tâm, chính sách lâu dài hay chỉ là đối sách tình thế? Liệu có thể “đứng giữa” được không hay phải tranh thủ nước lớn để đối trọng, giảm áp lực từ nước lớn khác? Một số nước có lợi ích riêng, âm thầm hoặc công khai nghiêng về một bên và như vậy ASEAN có bị chia rẽ không?

1142-aseanchinaus
Càng giữ được cân bằng quan hệ, ASEAN càng “có giá” với nước lớn. (Nguồn: SCMP)

Quan hệ quốc tế rất phức tạp, đan xen mặt đối tác và đối tượng, đan xen lợi ích chiến lược. Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn, đối tác hàng đầu của ASEAN, hiện diện, can dự từ lâu ở khu vực. Cạnh tranh, căng thẳng giữa Mỹ-Trung Quốc gây sức ép lớn, trên nhiều mặt đối với ASEAN.

Vấn đề phức tạp nhất là Mỹ-Trung Quốc có mâu thuẫn, xung đột lợi ích chiến lược đối kháng ở khu vực. Mỹ lôi kéo các nước ASEAN đối phó với tham vọng của Trung Quốc. Trung Quốc vừa chia cắt ASEAN để dễ dàng thực hiện yêu sách chủ quyền vừa muốn các nước thống nhất với Trung Quốc ngăn chặn sự hiện diện của Mỹ ở khu vực.

Trong bối cảnh đó, lựa chọn “không chọn bên” là đúng đắn và cần thiết. Bởi nếu lệch về một bên dễ bị lôi kéo đối đầu với bên kia, sa vào vòng xoáy cạnh tranh chiến lược, thậm chí là xung đột, trở thành quân cờ trong bàn cờ phức tạp của các nước lớn.

Càng giữ được cân bằng quan hệ, ASEAN càng “có giá” với nước lớn. Ngược lại, ASEAN sẽ đánh mất vị thế, rơi vào bất ổn kéo dài, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực.

Không chọn bên không có nghĩa là thụ động mà chính là để chủ động hơn trong quan hệ. Cũng không có nghĩa là né tránh, lập lờ, nước đôi, không có chính kiến. Ngược lại, phải có chủ trương, chính sách rõ ràng, cụ thể, chính xác, phù hợp, ít thiệt hại nhất.

Điều cốt lõi là không lấy/dựa vào một bên nào để quyết định chính sách, quan hệ hợp tác, ứng xử cho tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nguyên tắc cơ bản là đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, cân bằng chiến lược với các nước lớn, vì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực; dựa vào luật pháp quốc tế, lợi ích chung để xác định phù hợp hay không phù hợp, có lợi hay không có lợi, đúng hay không đúng cho từng vấn đề, trường hợp, tình huống cụ thể.

Không chọn bên không có nghĩa là thụ động mà chính là để chủ động hơn trong quan hệ. Cũng không có nghĩa là né tránh, lập lờ, nước đôi, không có chính kiến. Ngược lại, phải có chủ trương, chính sách rõ ràng, cụ thể, chính xác, phù hợp, ít thiệt hại nhất.

Hành động nào phù hợp, có lợi thì ủng hộ, dù là của bên nào. Từ đó mà có đối sách, cách ứng xử hiệu quả, thiết thực nhất. Ủng hộ không có nghĩa là đẩy mâu thuẫn với bên có hành động chưa phù hợp lên đối đầu căng thẳng.

Tốt nhất là thông qua các kênh ngoại giao, các diễn đàn để trao đổi, tìm kiếm điểm đồng thuận, vượt qua khác biệt, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung của thế giới, khu vực; xây dựng cơ chế chung hạn chế xung đột, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Để không bị rơi vào tình thế phải chọn bên, ASEAN phải chủ động, củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN, mà trước hết là giữ vững độc lập, tự chủ, đoàn kết, thống nhất. Đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế, xã hội khác nhau và mỗi nước có những vấn đề phức tạp, có thể nảy sinh khác biệt lợi ích quốc gia, dân tộc riêng. Nước lớn có thể lợi dụng để chia rẽ, làm suy yếu sự đoàn kết, thống nhất của ASEAN. Đoàn kết, thống nhất là sức mạnh, chia rẽ, chạy theo lợi ích riêng là tự làm suy yếu mình.

Vị thế, uy tín của ASEAN càng cao thì vị thế của mỗi nước trong quan hệ song phương, đa phương cũng được nâng lên. ASEAN cần phát huy vai trò dẫn dắt của một số nước đi đôi với vận động, thuyết phục các nước khác hành động vì lợi ích chung.

Tin tức ASEAN buổi sáng 16/9: ASEAN-LHQ đẩy mạnh hợp tác, Mỹ không muốn buộc ASEAN phải chọn bên

Tin tức ASEAN buổi sáng 16/9: ASEAN-LHQ đẩy mạnh hợp tác, Mỹ không muốn buộc ASEAN phải chọn bên

TGVN. ASEAN và LHQ kiểm điểm các hoạt động hợp tác, Mỹ không muốn buộc ASEAN phải chọn bên... là những thông tin chính trong ...

EU-ASEAN: Từng bước xây dựng nền tảng cho một FTA toàn diện

EU-ASEAN: Từng bước xây dựng nền tảng cho một FTA toàn diện

TGVN. Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại ASEAN Igor Driesmans nhận định, quan hệ EU-ASEAN đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều ...

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục chỉ trích yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục chỉ trích yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích yêu sách phi pháp và hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông tại ...

Minh Vũ