Australia nỗ lực khắc phục ngập lụt như thế nào?

TRUNG HIẾU
Tình trạng ngập lụt do tác động của biến đổi khí hậu dường như đã trở thành “bình thường mới” ở New South Wales, bang đông dân nhất Australia...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại bang New South Wales, Australia vào đầu tháng Bảy. (Nguồn: phys.org)
Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại bang New South Wales, Australia vào đầu tháng Bảy. (Nguồn: phys.org)

Lần thứ tư trong vòng 18 tháng qua, ông chủ quán cà phê Darren Osmotherly phải gấp rút chuyển đồ đạc trong quán lên cao để “chạy lũ” khi nước dâng cao khắp khu vực đô thị Greater Sydney.

Ông Osmotherly mở quán cà phê tại đây 15 năm trước. Trước thời điểm đó 30 năm, khu phố này chưa từng bị ngập. Nhưng kể từ tháng 2/2021 đến nay, đây đã là trận ngập lụt thứ tư.

Ngập lụt ở bang đông dân nhất của Australia dường như đã trở thành “bình thường mới” khi khoảng 8,12 triệu người (khoảng một phần ba tổng dân số của Australia) ở Greater Sydney phải đối mặt với những trận ngập lụt với lượng nước ngày càng lớn, đặc biệt là trong những tháng đầu mùa Hè.

Những gì trước đây là “cực hiếm” thì nay đã trở thành phổ biến và đặt ra câu hỏi về việc đảm bảo điều kiện sống lâu dài cho người dân.

Mưa lớn xảy ra ở các khu vực phía Đông bang New South Wales những ngày gần đây, cùng với sự cố tràn đập gây ra lũ lụt trên toàn khu vực.

Hiện tượng thời tiết La Nina-một hiện tượng gây ra các trận mưa với lượng nước trên mức trung bình và gây lũ lụt được Cục Khí tượng Australia dự báo có khoảng 50% khả năng hình thành muộn vào cuối năm 2022 - gấp đôi khả năng bình thường. Khủng hoảng khí hậu có thể khiến tần suất và cường độ của La Nina và El Nino gia tăng. Vì vậy, nếu hiện tượng La Nina trở lại trong năm nay, sẽ khiến khu vực này có thêm các trận mưa với lượng nước trên trung bình và gây lũ.

Cần lộ trình mới

Chính phủ Australia đang nỗ lực vạch ra một lộ trình mới để ứng phó với khủng hoảng khí hậu. Trong các chuyến công du nước ngoài gần đây, Thủ tướng Anthony Albanese luôn nhấn mạnh, Australia rất coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu.

Chính phủ Australia hôm 16/6 chính thức cam kết với Liên hợp quốc sẽ theo đuổi mục tiêu giảm 43% lượng phát thải (so với mức năm 2005) vào năm 2030 và không phát thải ròng vào năm 2050. Thế nhưng, Australia sẽ còn rất nhiều việc phải làm.

Ông Greg Mullins, cựu ủy viên Ủy ban Cứu hỏa & Cứu hộ bang New South Wales và là lãnh đạo của Nhóm Lãnh đạo Khẩn cấp vì Hành động Khí hậu (ELCA) cảnh báo rằng, trước tình trạng lưu vực đã bão hòa và các con đập đầy nước, cần phải làm nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho lũ lụt.

Trong bản kế hoạch được trình lên chính phủ, nhóm ELCA cho rằng, sẽ là “thiển cận và không bền vững” khi Australia chi nhiều tiền hơn cho việc ứng phó và khắc phục thảm họa hơn là các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Theo Tổ chức Bảo tồn Australia, chi tiêu ngân sách liên bang cho các chương trình môi trường và khí hậu đã giảm gần một phần ba trong nhiệm kỳ của chính phủ trước.

Theo Giám đốc điều hành Hội đồng Khí hậu, bà Amanda McKenzie, Australia đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho các thảm họa khí hậu và cần chi nhiều tiền hơn để xây dựng khả năng phục hồi ở những vùng dễ bị tổn thương nhất.

Bà Amanda McKenzie cho rằng: “Chỉ một phần rất nhỏ chi tiêu trong ngân sách dùng để khắc phục thiên tai được cam kết sử dụng cho chuẩn bị và xây dựng khả năng phục hồi. Chúng tôi mong đợi sự thay đổi lớn trong tỷ lệ này để thấy sự đầu tư nhiều hơn cho việc chuẩn bị trước nguy cơ ngày càng leo thang của các thảm họa do khí hậu gây ra”.

New South Wales có quỹ chống biến đổi khí hậu riêng, họ đã chi hơn 224 triệu AUD (153 triệu USD) trong giai đoạn 2020-2021 cho các chương trình giúp các cộng đồng, bao gồm 140.000 người sống ở thung lũng Hawkesbury-Nepean, vị trí dễ bị ngập lụt nhất của bang.

Vấn đề chung

Không chỉ Australia, Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề, Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực thường xuyên phải đối mặt với các trận mưa bão gây ra ngập lụt.

Một số chuyên gia cho rằng, hai yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần thực hiện trong tăng trưởng xanh là tiếp tục chống biến đổi khí hậu, đồng thời chuẩn bị tốt các biện pháp phòng chống thiên tai, lũ lụt trong tương lai.

Ông Trần Quang Hoài, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho biết: Tổng cục Phòng, chống thiên tai xác định cần tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai để phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai, trong đó, cần tập trung thực hiện tốt năm nhóm giải pháp.

Thứ nhất, chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản;

Thứ hai, chủ động lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện kiểm soát an toàn thiên tai; điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng, xu thế diễn biến thiên tai và điều kiện của từng vùng, địa phương;

Thứ ba, nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là của chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Người dân chủ động thực hiện phòng, chống thiên tai với sự hỗ trợ về thông tin cảnh báo, chỉ dẫn phòng, tránh của chính quyền các cấp;

Thứ tư, chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai trên cơ sở chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra, trong đó có phương án ứng phó với lũ lớn đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung, kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với bão;

Thứ năm, thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai, bảo đảm tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật.

Australia: Lũ lụt nghiêm trọng ở Sydney, hàng nghìn người phải sơ tán

Australia: Lũ lụt nghiêm trọng ở Sydney, hàng nghìn người phải sơ tán

Ngày 3/7, chính quyền thành phố Sydney, bang New South Wales, Australia đã yêu cầu hàng nghìn người dân phải đi sơ tán nhằm tránh ...

Hàn Quốc kết hợp nông điện thành công tăng năng suất súp lơ xanh

Hàn Quốc kết hợp nông điện thành công tăng năng suất súp lơ xanh

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Chonnam của Hàn Quốc đang thử nghiệm trồng súp lơ xanh (bông cải xanh) bên dưới ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Hành khách cố mở cửa máy bay, phi hành đoàn phải quay về nơi xuất phát

Hành khách cố mở cửa máy bay, phi hành đoàn phải quay về nơi xuất phát

Một máy bay chở hơn 200 hành khách của hãng hàng không Jetstar phải chuyển hướng và quay về sân bay xuất phát ban đầu trên đảo Bali (Indonesia).
Động đất ở Myanmar: Thương vong tiếp tục tăng, số người thiệt mạng tiến dần tới mốc 3.000, xung đột khiến cứu trợ thêm khó khăn

Động đất ở Myanmar: Thương vong tiếp tục tăng, số người thiệt mạng tiến dần tới mốc 3.000, xung đột khiến cứu trợ thêm khó khăn

Số người thương vong trong trận động đất kinh hoàng ở Myanmar hôm 28/3 đã tăng lên thành 2.886 người. Ngoài ra, còn có 4.639 người khác bị thương.
Đức cảnh báo Nga đang 'chơi' chiến thuật trì hoãn, muốn lấy luật pháp châu Âu làm khuôn khổ cho thỏa thuận khoáng sản Ukraine

Đức cảnh báo Nga đang 'chơi' chiến thuật trì hoãn, muốn lấy luật pháp châu Âu làm khuôn khổ cho thỏa thuận khoáng sản Ukraine

Ngoại trưởng Đức cho rằng, Nga đang tỏ ra sẵn sàng đàm phán về giải quyết xung đột Ukraine nhưng không hề thay đổi lập trường của mình chút nào.
Dự báo thời tiết ngày mai (3/4): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng trời rét, trưa chiều hửng nắng; Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (3/4): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng trời rét, trưa chiều hửng nắng; Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (3/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
Đội tuyển U17 nữ Việt Nam đấu giao hữu với Đội tuyển U17 nữ Thái Lan vào ngày mai - 3/4

Đội tuyển U17 nữ Việt Nam đấu giao hữu với Đội tuyển U17 nữ Thái Lan vào ngày mai - 3/4

Trận đấu giao hữu bóng đá quốc tế giữa Đội tuyển U17 Nữ Việt Nam và Đội tuyển U17 Nữ Thái Lan được tổ chức theo đúng quy chuẩn của ...
Các nhà nghiên cứu Israel phát triển trí tuệ nhân tạo dự đoán cháy rừng do sét đánh

Các nhà nghiên cứu Israel phát triển trí tuệ nhân tạo dự đoán cháy rừng do sét đánh

Phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo có khả năng dự báo cháy rừng do sét đánh với độ chính xác cao, mở ra triển vọng chống biến đổi ...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Việc Ukraine đồng ý với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày của Mỹ không bất ngờ. Bất ngờ có thể xuất hiện trong cuộc gặp Mỹ-Nga và động thái của các bên liên ...
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Phiên bản di động