AVSE Global tổ chức hai hội thảo quốc tế hữu ích tại Việt Nam

Lê An
Từ ngày 12-13/12, Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) sẽ tổ chức hai hội thảo quốc tế về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công trình ngoài khơi và biến đổi khí hậu tại Hà Nội và TP. Đà Nẵng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cụ thể, Hội thảo quốc tế về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công trình ngoài khơi lần thứ ba (3rd Vietnam Symposium on Advances in Offshore Engineering - VSOE 2024) diễn ra tại Hà Nội do AVSE Global và Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE) đồng tổ chức.

AVSE Global tổ chức hai hội thảo quốc tế hữu ích tại Việt Nam
Đại biểu tham dự VSOE 2022. (Nguồn: AVSE Global)
Tin liên quan
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở tỉnh Cao Bằng Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở tỉnh Cao Bằng

Hội thảo nhận được sự bảo trợ của Tiểu ban kỹ thuật TC209 (Địa kỹ thuật Ngoài khơi) và TC308 (Địa kỹ thuật Năng lượng) của Hiệp hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Công trình Quốc tế (ISSMGE) và Hiệp hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam (VSSMGE).

Tiếp nối thành công từ hai kỳ hội thảo trước, VSOE 2024 hứa hẹn là hội thảo quốc tế hàng đầu, nơi kết nối và thúc đẩy sự đổi mới giữa các chuyên gia, học giả, nghiên cứu sinh, doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực công trình ngoài khơi.

Với chủ đề "Các giải pháp tích hợp và liên ngành cho cơ sở hạ tầng ngoài khơi bền vững", hội thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa ngành để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Tại đây, những nghiên cứu đột phá sẽ được giới thiệu, từ các giải pháp năng lượng gió ngoài khơi, phân tích nền móng bằng mô hình số hiện đại, đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tối ưu hóa cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, các chủ đề trọng tâm như địa kỹ thuật ngoài khơi, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng dưới biển và bảo vệ môi trường biển sẽ được đào sâu thảo luận, thể hiện tư duy đổi mới và cách tiếp cận liên ngành nhằm giải quyết những thách thức kỹ thuật phức tạp.

VSOE 2024 không chỉ góp phần thúc đẩy tiến bộ công nghệ mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và sáng tạo toàn cầu. Sự kiện quy tụ đại biểu từ hơn 20 quốc gia trên thế giới, với các phiên thảo luận chuyên sâu về phát triển công trình ngoài khơi.

Chương trình hội thảo bao gồm 4 bài giảng chính, 4 bài giảng được mời, cùng 8 phiên song song, trình bày gần 70 bài nghiên cứu được Hội đồng Khoa học chọn lọc kỹ lưỡng.

Các bài này được xuất bản trong tuyển tập điện tử (E- Proceedings) của nhà xuất bản Springers và được lập chỉ mục trên cơ sở dữ liệu Scopus, khẳng định chất lượng và tầm ảnh hưởng quốc tế của hội thảo.

Các diễn giả chính: ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam; ông Carlos Guedes Soares, Giáo sư danh dự, Viện Kỹ thuật cao cấp, Đại học Lisbon, Bồ Đào Nha; ông Hoàng Điệp Bùi, Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C), Việt Nam; bà Nancy Chan, Giám đốc, Liên doanh APAC, Fugro, Singapore; ông Phil Watson, Giáo sư Kỹ thuật ngoài khơi, Đại học Tây Australia.

Tại TP. Đà Nẵng, Hội thảo khoa học quốc tế về biến đổi khí hậu (the Vietnam Symposium in Climate Transition - VSCT 2024) do AVSE Global phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Massey (New Zealand) tổ chức.

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và toàn xã hội, để giảm thiểu tác động tiêu cực và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon, hiệu quả và bền vững hơn.

VSCT 2024 được tổ chức nhằm cung cấp một diễn đàn hàng đầu cho các học giả, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách trình bày các kết quả nghiên cứu, đồng thời thảo luận về những vấn đề cấp bách trong chuyển đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, cũng như thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Hội thảo cũng là nơi lý tưởng để các học giả Việt Nam trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển các dự án nghiên cứu với các đồng nghiệp quốc tế.

Các vấn đề liên quan đến chuyển đổi khí hậu và phát triển bền vững; tài chính khí hậu và thị trường liên quan; kinh doanh, quản lý, và trách nhiệm xã hội ESG; chính sách, quy định, và rủi ro địa chính trị sẽ được trao đổi chi tiết tại hội thảo lần này.

Ngoài các phiên thảo luận khoa học, hội thảo còn tổ chức bàn tròn chính sách với sự tham gia của các nhà nghiên cứu chuyên gia quốc tế hàng đầu về chủ đề: Tác động kinh tế vĩ mô của quá trình chuyển đổi sang Net-Zero Carbon tại Việt Nam.

Phiên bàn tròn tổ chức ngày 12/12, được điều phối bởi ông Arman Eshraghi, Giáo sư tài chính và đầu tư tại Đại học Cardiff, Anh, với các diễn giả chính: ông Sumit Agarwal, Giáo sư tài chính, Trường Kinh doanh & Giáo sư Kinh tế và Bất động sản tại Đại học Quốc gia Singapore, Singapore; bà Betty Pallard, Chủ tịch, ESGs & Climate Consulting & Phó Chủ tịch, Ủy ban ngành Tăng trưởng xanh, EuroCham Việt Nam; ông Klaus Schaeck, Giáo sư tài chính ngân hàng, Đại học Bristol, Anh.

VSCT 2024 thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và học giả từ nhiều quốc gia trên thế giới, với các phiên thảo luận chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi khí hậu.

AVSE Global tổ chức hai hội thảo quốc tế hữu ích tại Việt Nam
Đại biểu tham dự VSCT 2023. (Nguồn: AVSE Alobal)

Hội thảo bao gồm 2 bài phát biểu chính, 1 phiên thảo luận bàn tròn chính sách và 3 phiên song song, trình bày 12 bài nghiên cứu đột phá và các giải pháp sáng tạo được chọn lọc kỹ lưỡng bởi Hội đồng khoa học.

VSCT 2024 vinh dự chào đón 2 diễn giả chính xuất sắc, được công nhận trên toàn cầu vì những đóng góp của họ trong lĩnh vực tài chính và kinh tế môi trường gồm: ông Sumit Agarwal, Giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh, đồng thời là Giáo sư kinh tế và bất động sản tại Đại học Quốc gia Singapore, Singapore; ông Ian Bateman OBE, Giáo sư kKinh tế môi trường tại Trường Kinh doanh Đại học Exeter, Anh, đồng thời là Giám đốc Viện Đất đai, môi trường, kinh tế và chính sách (LEEP) và Giám đốc NetZeroPlus.

Những học giả danh tiếng này sẽ chia sẻ nghiên cứu của họ và cung cấp những cái nhìn quý giá về các thách thức chính và những giải pháp đổi mới trong phát triển đô thị và khu vực.

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ I): Chuông chùa vọng hồn Việt

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ I): Chuông chùa vọng hồn Việt

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự tích cực của cộng đồng, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đã trở ...

Sáng kiến Tủ sách tiếng Việt được vinh danh tại Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Sáng kiến Tủ sách tiếng Việt được vinh danh tại Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X, Tủ sách tiếng Việt dành cho người Việt Nam ở ...

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ II): Cầu nối hữu nghị, chia sẻ tình thương

Phật tử kiều bào đồng hành cùng đất nước (Kỳ II): Cầu nối hữu nghị, chia sẻ tình thương

Không chỉ lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”, Phật giáo Việt Nam đang phát huy vai trò ...

Xuân quê hương 2025 với chủ đề Trái tim Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản

Xuân quê hương 2025 với chủ đề Trái tim Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản

Ngày 4-5/1/2025, chương trình Xuân quê hương 2025 với chủ đề Trái tim Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Naniwa no Miya ...

Nơi tình quê hương luôn gọi tên

Nơi tình quê hương luôn gọi tên

Trong suốt 65 năm qua, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã không ngừng nỗ lực xây dựng một ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 12/12/2024: Giá vàng 'phi như bay', thế giới bám sát mốc 2.700 USD/ounce, trong nước tăng tiền triệu

Giá vàng hôm nay 12/12/2024: Giá vàng 'phi như bay', thế giới bám sát mốc 2.700 USD/ounce, trong nước tăng tiền triệu

Giá vàng hôm nay 12/12/2024 ghi nhận thị trường trong nước và quốc tế "dắt tay nhau" đi lên.
Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ ...
Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Đại sứ Palestine Saadi Salama trên cương vị là Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đã tổ chức tiệc trưa giao lưu giữa các Đại sứ của Đoàn Ngoại ...
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình ...
Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah đạt hai cột mốc ghi bàn ấn tượng tại Champions League ở trận Liverpool thắng Girona tại lượt thứ 6 vòng phân hạng Champions League 2024/25.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Phiên bản di động