Ba Lan chưa xa đã bịn rịn…

Thấm thoát đã qua bốn năm làm nghiên cứu sinh, chỉ hơn một tháng nữa tôi sẽ bảo vệ luận án rồi trở về quê nhà. Khoảng thời gian ở Ba Lan với bao kỷ niệm, đủ để tôi cảm thấy gắn bó với đất nước tươi đẹp và thanh bình này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ba lan chua xa da bin rin Đoàn kết là sức mạnh của người Việt tại Ba Lan
ba lan chua xa da bin rin Người Việt tại Ba Lan ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai

Tôi sang làm nghiên cứu sinh (NCS) ở Ba Lan theo diện học bổng Hiệp định trao đổi giáo dục giữa hai chính phủ Việt Nam và Ba Lan, từ cuối 2012. Đoàn chúng tôi có 10 người, gồm bốn NCS, hai người học thạc sĩ và bốn sinh viên đại học. Sau năm đầu tiên học tiếng Ba Lan tại Đại học Tổng hợp Lodz, chúng tôi chia ra các ngả. Tôi chuyển xuống Trường Đại học Kỹ thuật Tây Pomeranian ở Szczecin (ZUT) để theo chuyên ngành của mình.

ba lan chua xa da bin rin
Tác giả (hàng đầu, ngoài cùng bên trái) cùng nhóm sinh viên năm cuối chuyên ngành thủy sản. (Ảnh: Tác giả cung cấp)

Những khám phá thú vị

Còn nhớ khi mới sang, trong một lần tôi đang loay hoay hỏi đường đến Đại sứ quán Việt Nam tại Warsaw thì một cặp vợ chồng trẻ người Ba Lan đi tới. Sau khi biết chuyện, họ mời tôi lên xe đi cùng vì nhà họ ở gần nơi tôi cần đến. Trên hành trình chừng 20 phút ấy, cô vợ trẻ luôn miệng giới thiệu cho tôi những cảnh quan mà xe chạy lướt qua, về thủ đô Warsaw và về những người bạn Việt Nam mà họ từng quen biết. Tôi bắt đầu cảm nhận được tình cảm ấm áp, sự thân thiện và hiếu khách của người dân Ba Lan.

Trước khi đến Ba Lan, tôi đã tìm hiểu khá kỹ và biết rằng, Ba Lan là một dân tộc giàu truyền thống văn hóa, nghệ thuật và khoa học (đã đóng góp cho nhân loại bảy giải thưởng Nobel các loại). Thêm nữa, Ba Lan có nhiều điểm tương đồng về kinh tế - xã hội và bối cảnh lịch sử với Việt Nam, khoảng cách phát triển cũng không quá lớn. Cho nên, những kiến thức và kỹ năng học được từ Ba Lan không quá xa lạ khi trở về làm việc tại Việt Nam. Chất lượng giáo dục và nghiên cứu của Ba Lan, nhất là bậc đại học trở lên, được cả thế giới công nhận. Nhiều lĩnh vực thuộc ngành y dược, công nghệ sinh học, khoa học cơ bản… của Ba lan đã đạt tới trình độ đỉnh cao của thế giới.

Mặc dù vậy, khi đặt chân đến Ba Lan, tôi vẫn thấy rất bất ngờ và khám phá thêm nhiều điều hết sức thú vị. Trước hết, đó sự thân thiện của người Ba Lan đối với người Việt Nam, nhất là ấn tượng tốt của các giáo sư Ba Lan đối với lưu học sinh Việt Nam (LHSVN). Chính điều đó đã giúp chúng tôi hòa nhập nhanh và khá dễ dàng thích ứng với môi trường học tập mới. Chỉ sau vài tháng đến Ba Lan, chúng tôi đã cảm thấy mình như đang học tập ở Việt Nam vậy.

Đất nước Ba Lan rất xinh đẹp với các khu phố cổ giàu phong cách, từ Gothic, Classic đến những kiến trúc hiện đại, những hồ nước thanh bình có ở khắp nơi, những rừng cây xanh với các loài động vật tự nhiên được bảo vệ tốt, những địa danh đẹp mê hồn như lâu đài Malborg, cảng biển Gdansk, mỏ muối Wieliczka, đỉnh núi tuyết Zakopane...

Ba Lan là quốc gia nằm ở vùng Trung Âu, cơ sở hạ tầng giao thông rất thuận lợi để đi đến các nước xung quanh. Điều này giúp cho môi trường học tập và nghiên cứu được mở rộng và nâng tầm, cũng như rất thuận lợi để LHS tìm hiểu và khám phá về các nền văn hóa khác tại châu Âu. Đến Ba Lan, tôi mới cảm nhận rõ sự giao lưu học thuật trên thế giới là không có giới hạn. Ngoài các giáo sư giảng dạy và hướng dẫn người Ba Lan, tôi còn có một giáo sư hướng dẫn đến từ Đức, đó là một minh chứng cụ thể.

Cộng đồng người Việt tại Ba Lan khá đông (khoảng 40 nghìn người), trong đó đa số là những cựu LHS và tu nghiệp sinh ở lại. Sự phát triển ngày một ổn định và bền vững của cộng đồng người Việt tại Ba Lan là điểm thuận lợi rất lớn, cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho các LHSVN dễ hòa nhập trong môi trường và bối cảnh mới.

Chinh phục thách thức

Bên cạnh những thuận lợi thì lưu học sinh đến Ba Lan cũng phải đối diện với không ít thách thức, buộc phải nỗ lực để vượt qua. Ai đến đây cũng phải thừa nhận tiếng Ba Lan là một ngôn ngữ khó, nhất là đối với những LHS lớn tuổi đến từ các nước có ngôn ngữ đơn âm tiết như tiếng Việt. Để khắc phục được điều này, ngoài sự miệt mài trong học tập, LHS phải biết linh động về phương pháp và chịu khó giao tiếp với người dân bản địa.  Mặt khác, khoản sinh hoạt phí từ Chính phủ Việt Nam theo diện học bổng Hiệp định vốn không cao (hiện là 480 USD/tháng), trong khi Chính phủ Ba Lan không có hỗ trợ gì thêm cho các học sinh diện học bổng Hiệp định.

Môi trường học tập ở Ba Lan tuy khá cởi mở về đầu vào,  nhưng lại rất nghiêm về đầu ra và không có tiêu cực. Do đó, nhiều LHSVN đã không vượt qua được những rào cản nên đành lỡ dở việc học hành.

Ngoài ra, những khác biệt về văn hóa phương Đông và phương Tây nói chung, giữa Việt Nam và Ba Lan nói riêng, có thể tạo nên những khó khăn, những tình huống hiểu nhầm hoặc khó xử trong giao tiếp. Sự khác biệt này đến từ nhiều khía cạnh như tôn giáo, văn hóa lối sống, tập tục và phong tục ăn uống, ứng xử… đòi hỏi người đến phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để thích ứng được với môi trường mới này.

Tuy nhiên, đất nước Ba Lan đang tiến nhanh trên con đường phát triển và thịnh vượng, hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 - 6 trong Liên minh châu Âu (EU). Cùng với những điểm thuận lợi nêu trên, ngày càng có nhiều lưu học sinh Việt Nam muốn sang Ba Lan du học. Từ năm học 2014 - 2015 đến nay, hàng năm có khoảng trên 200 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học Ba Lan. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu ở hai nước đã có sự hợp tác tốt nên sẽ tạo ra nhiều thuận lợi và khắc phục dần những khó khăn cho LHS.

Trong thời gian tới, hướng trao đổi giáo dục theo chiều từ Ba Lan sang Việt Nam cũng hứa hẹn sẽ được đẩy mạnh. Đặc biệt, việc thành lập Bộ môn tiếng Việt và Văn hóa Việt tại Đại học Tổng hợp Adam Mickiewicz, Krakow, từ đầu năm 2017 là một bước quan trọng giúp đào tạo các sinh viên Ba Lan sử dụng thông thạo tiếng Việt, sẽ là cầu nối góp phần tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước và xúc tiến sự hợp tác toàn diện giữa hai bên. 

ba lan chua xa da bin rin Chung nhịp yêu thương tại Warsaw

Mới đây, đêm nhạc từ thiện “Chung nhịp yêu thương” nhằm quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn do bão ...

ba lan chua xa da bin rin Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Ba Lan

Ngày 19/11 tại Thủ đô Warszawa (Ba Lan), Hội người Việt Nam và Ban liên lạc các nhà giáo Việt Nam tại Ba Lan đã ...

ba lan chua xa da bin rin Người Việt tại Ba Lan hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài

Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan vừa tổ chức mít tinh tại thủ đô Warsaw hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng tài ...

NGUYỄN THỨC TUẤN (từ Ba Lan)

Đọc thêm

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động