Công sự ở biên giới Ba Lan nằm trong Dự án Lá chắn phía Đông. (Nguồn: AP) |
Ngày 30/11, Thủ tướng Ba Lan gọi dự án trị giá 2,5 tỷ USD của nước này nhằm củng cố biên giới phía Đông là dự án lớn nhất thuộc loại này ở châu Âu kể từ năm 1945.
Trong chuyến thăm để xem tiến độ xây dựng Dự án có tên gọi là East Shield (tạm dịch Lá chắn phía Đông), ông Donald Tusk cho biết có "hàng kilomet" các công trình lắp đặt "ấn tượng", không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Lá chắn phía Đông là sáng kiến quốc phòng do chính phủ khởi xướng nhằm củng cố 500 dặm biên giới chủ yếu với Belarus và vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.
Đây cũng là khu vực biên giới ngoài cực Đông của cả Liên minh châu Âu và NATO.
Đây vẫn là dự án lớn nhất cùng loại trong lịch sử châu Âu sau năm 1945. "Lá chắn phía Đông sẽ là một dự án chưa từng có. Chúng tôi cũng làm những việc này ở biên giới với Belarus và Ukraine. ", thủ tướng Ba Lan cho biết và nói thêm: "Nỗ lực chúng tôi đang làm là để ngăn chặn và làm nản lòng những kẻ tấn công tiềm tàng. Đây thực sự là một khoản đầu tư cho hòa bình".
Ông không nói rõ về kế hoạch củng cố biên giới với đồng minh thân cận Ukraine.
Ông cho biết, Lá chắn phía Đông cuối cùng sẽ được mở rộng để bảo vệ các quốc gia vùng Baltic nhỏ hơn là Estonia, Latvia và Lithuania.
Hãng thông tấn nhà nước PAP đưa tin, các công sự dự kiến bao gồm các chướng ngại vật trên địa hình, cơ sở hạ tầng quân sự, hệ thống trinh sát và phát hiện mối đe dọa, căn cứ tiền phương, trung tâm hậu cần, nhà kho và hệ thống chống máy bay không người lái.
Chuyến thăm của ông Tusk tới khu vực này diễn ra một tháng trước khi Ba Lan tiếp quản chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu. Dự kiến, Ba Lan sẽ ưu tiên quốc phòng châu Âu trong bối cảnh lo ngại về cam kết của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đối với an ninh châu Âu.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các máy bay ném bom chiến lược của Nga và Trung Quốc đã thực hiện một cuộc tuần tra chung.
Máy bay Tu-95MS của Nga và H-6K của Trung Quốc đã bay qua Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và vùng phía tây Thái Bình Dương, được hộ tống bởi các chiến đấu cơ.
Máy bay Nga cất cánh và hạ cánh tại một sân bay ở Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các chuyến bay không vi phạm không phận của bất kỳ quốc gia nào và không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Trước đó, vào tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận hải quân giữa Nga và Trung Quốc là nỗ lực nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự và chính trị của Mỹ.
| Nga tuần tra chung với Iran ở biển Caspi và Biển Đen Nga đã điều các tàu chiến tham gia cuộc tuần tra chung với Iran ở biển Caspi, trong khi điều các máy bay tiêm kích ... |
| Nga nói có thể 'xuống tay' đến tận biên giới Ba Lan nếu Ukraine có vũ khí tầm xa, Kiev 'đặt cược' vào 4 nước Ngày 4/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nếu vũ khí tầm xa được chuyển cho Ukraine, Moscow sẽ ... |
| Máy bay tuần tra Mỹ P-8A Poseidon bay qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc điều chiến đấu cơ theo sát Ngày 17/9, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ xác nhận, một máy bay tuần tra Boeing P-8A Poseidon của lực lượng này đã bay ... |
| Bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng 'áp đảo' Ngày 3/11, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận không quân chung với sự tham gia của loại máy bay ném ... |
| Máy bay tuần tra Poseidon của Australia tới Biển Đông, mục đích là gì? Bộ Quốc phòng Australia đã triển khai 2 máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia (RAAF) tiến hành tuần ... |