Các binh sĩ Ba Lan canh gác tại biên giới với Belarus, ngày 12/11. (Nguồn: Reuters) |
Trả lời phỏng vấn hãng tin Đức DPA, Thủ tướng Morawiecki nhấn mạnh: "Nếu Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko có thiện chí, chúng tôi sẽ ngay lập tức bắt lấy tín hiệu tích cực đó và sẽ hợp tác hỗ trợ tài chính cho việc đưa người di cư hồi hương về Iraq và các nước khác".
Theo nhà lãnh đạo Ba Lan, "đó phải là nỗ lực chung, song phía chúng tôi cũng có thể hành động rất nhanh chóng".
Theo ông Morawiecki, EU cũng nên hỗ trợ do người di cư không định ở lại Belarus hay Ba Lan mà nhắm đích đến là Đức hoặc Hà Lan.
Tuy nhiên, Ba Lan không yêu cầu hỗ trợ của Cơ quan Biên phòng EU Frontex do cơ quan này chỉ có 1.200 nhân viên bảo vệ biên giới và bờ biển cho toàn bộ khu vực biên giới bên ngoài của EU, trong khi Warsaw đã có 15.000 nhân viên biên phòng và 15.000 binh sĩ.
Hàng nghìn người di cư tìm cách tới EU đã bị mắc kẹt tại biên giới giữa Ba Lan và Belarus trong vài tuần qua. Giới chức Warsaw đã tăng cường an ninh biên giới, đưa quân đội tham gia và tìm cách ngăn chặn dòng người bất hợp pháp xâm nhập lãnh thổ nước này.
Ba Lan cáo buộc Belarus kích động cuộc khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, Minsk bác bỏ mọi cáo buộc, cho rằng Warsaw đã dùng vũ lực để xua đuổi người di cư ra khỏi nước này.
| Tin thế giới 29/11: Tổng thống Belarus ra khẩn lệnh; tập đoàn Gazprom của Nga đếm tiền mỏi tay; tiêm đủ vaccine có thoát Omicron? Tình hình Belarus giữa "tứ bề thọ địch", quan hệ Nga-Mỹ, đàm phán hạt nhân Iran, khủng hoảng năng lượng, tình hình Afghanistan và phong ... |
| Khủng hoảng di cư châu Âu: EU lên lịch trừng phạt Belarus, Đức gạt phăng đề xuất của Minsk Ngày 22/11, Ngoại trưởng Estonia Eva-MariaLiimets cho biết, một loạt biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với Belarus dự ... |