Hơn 30 năm bền bỉ vì cuộc sống bình yên của đồng bào dân tộc thiểu số: Dấu chân lặng lẽ của lực lượng an ninh

Bài 1: Vạch trần bản chất của ‘tổ chức’

PHAN HẢI DƯƠNG - ĐỖ THỊ MINH NGUYỆT
Cái gọi là “tín ngưỡng Dương Văn Mình” là một tổ chức bất hợp pháp khoác áo tôn giáo nhằm trục lợi cá nhân, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây ra tình hình phức tạp về an ninh, trật tự trong vùng đồng bào dân tộc Mông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
LTS: Tổ chức bất hơp pháp Dương Văn Mình, một tổ chức “khoác áo tôn giáo” đã tồn tại hơn 34 năm trong vùng đồng bào dân tộc Mông trên một số địa bàn thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Lào Cai, gây nên nhiều hệ luỵ về an ninh, trật tự và đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào. Và cũng suốt ngần ấy năm, những dấu chân không mệt mỏi của lực lượng Công an đã kiên trì, mưu trí, sáng tạo để đưa hơn 8 nghìn đồng bào người Mông bị tổ chức này mê muội, lừa phỉnh, có những hành động chống đối chính quyền, từ bỏ các quyền công dân thiêng liêng của mình, trở lại thực tế, chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên các nương rẫy, bản làng.

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình (“tổ chức”) do đối tượng Dương Văn Mình (1961-2021) sáng lập, là tổ chức núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp lực lượng, tìm cách móc nối, tìm kiếm sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, phản động nhằm hình thành, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập, thành lập “Nhà nước Mông”, thực hiện ý đồ “xưng vua”, “ly khai, tự trị”.

Hoạt động của “tổ chức” đi ngược lại với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

Bài 1: Vạch trần bản chất của ‘tổ chức’
Đoàn lãnh đạo Cục An ninh Nội địa, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương về những hành vi vi phạm của "Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình". (Nguồn: cand.com.vn)

Núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo

Cuối năm 1989, một bộ phận đồng bào dân tộc Mông (trong đó chủ yếu là ngành Mông Trắng) ở một số tỉnh phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên đã tin và nghe theo cái gọi là “Tín ngưỡng Dương Văn Mình”, “đạo Dương Văn Mình”.

Thực chất cái gọi là “tín ngưỡng Dương Văn Mình” là một tổ chức bất hợp pháp khoác áo tôn giáo do Dương Văn Mình và các đối tượng cầm đầu, cốt cán lập ra nhằm trục lợi cá nhân, làm xáo trộn cuộc sống của một bộ phận đồng bào dân tộc Mông, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây ra tình hình phức tạp về an ninh, trật tự trong vùng đồng bào dân tộc Mông.

Đây không phải là một tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng do không có giáo lý, giáo luật; không có các hiến chương, điều lệ, tôn chỉ, đường hướng hành đạo và chưa hình thành chức sắc, chức việc; không có cơ sở thờ tự, cơ sở tu hành và đào tạo những người hoạt động tôn giáo; không kế thừa các truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông ở nước ta.

Từ khi sáng lập cho đến khi bị xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2023, có thể nhận biết bản chất của tổ chức này thông qua một số dấu hiệu đặc trưng cơ bản như:

Về cái gọi là “giáo lý”, “giáo luật” mà Dương Văn Mình tích cực tuyên truyền được cóp nhặt, vay mượn nội dung giáo lý, giáo luật của đạo Tin Lành. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức hạn chế nên những giáo lý, giáo luật chính thống của đạo Tin Lành mà Dương Văn Mình nghe được gần như “tai nọ sang tai kia” và bị sai lệch rất nhiều.

Tổ chức này đã tuyên truyền những luận điệu phi lý như: không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người trẻ mãi không già, ốm đau sẽ tự khỏi, tiền tự khắc trên trời rơi xuống, chỉ cần đưa người chết vào “nhà đòn”, khấn vái đủ 24 giờ, có khả năng người chết sẽ sống lại… để tuyên truyền mị dân.

Với âm mưu thành lập một tín ngưỡng mới, đối tượng đã cải biên, biến tấu những giáo lý, giáo luật này thành của mình. Cái gọi là quy ước “Tổ chức đời sống người Mông mới” của tổ chức này đều dựa vào những nội dung quy định trong việc thực hiện đời sống văn hóa mới do cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra...

Từ đó đã gây ra sự ngộ nhận đối với đồng bào, họ tôn sùng Dương Văn Mình là “giáo chủ” của người Mông; cho rằng những lời nói của Dương Văn Mình là giáo lý, giáo luật và tự coi “đạo Dương Văn Mình” là một loại hình tín ngưỡng mới để thay thế loại hình tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

Về cách tổ chức thờ cúng: Dương Văn Mình đã hướng dẫn mọi người dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ thờ đa thần theo phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mông trước đây; học các bài cầu nguyện “Vàng Chứ”, dùng thuốc lá thay vì thắp hương. Dương Văn Mình còn tổ chức lễ gọi vía, cầu hồn cho những người tin theo khỏi đau ốm, khi chết được tổ chức theo nghi thức cầu nguyện tập thể tại “nhà đòn”, dùng con ve sầu, con cóc, chim én, cây thánh giá... để làm lễ hết sức đơn giản, không phải mổ trâu, mổ bò để cúng như phong tục, tập quán cũ, làm giảm gánh nặng về kinh tế.

Một bộ phận đồng bào tin theo Dương Văn Mình đã bỏ phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào, bỏ bàn thờ tổ tiên, khi bị bệnh không đến bệnh viện mà nhờ Dương Văn Mình cúng làm lễ gọi vía, lễ cầu hồn...

Về hệ thống tổ chức: Hệ thống của “tổ chức” do Dương Văn Mình lập ra được xây dựng từ trên xuống dưới, trong đó có sự phân công đối tượng cầm đầu, đối tượng cốt cán, tích cực phụ trách chung ở các tỉnh, phụ trách từng tỉnh đến từng thôn, bản, có đối tượng phụ trách người cao tuổi, nhóm phụ nữ, nhóm thanh niên, nhóm thiếu nhi... để tách biệt với xã hội, dần hình thành một cộng đồng riêng nhằm thách thức chính quyền. Dương Văn Mình đã tự coi mình là “Giáo chủ”, là “Tổng quản trưởng”.

Nhìn chung, “tổ chức” có cơ cấu, tổ chức không rõ ràng, các đối tượng cầm đầu, cốt cán, tích cực thường là anh em, những người thân tín của Dương Văn Mình. Tuy nhiên, các đối tượng hoạt động theo sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ với nhau.

Thông qua hệ thống của tổ chức này, Dương Văn Mình và số cốt cán, tích cực đã tuyên truyền, lôi kéo, khống chế một bộ phận đồng bào dân tộc Mông, tập hợp phát triển lực lượng, từng bước lôi kéo những người tin, nghe theo “tổ chức” tham gia hoạt động ly khai, tự trị.

Bài 1: Vạch trần bản chất của ‘tổ chức’
Công an xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cùng đồng đội đến nhà vận động người dân không tin theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. (Nguồn: congan.sonla.gov.vn)

Lừa phỉnh đồng bào để thu lợi cá nhân, gieo rắc tư tưởng “ly khai, tự trị”

Mục đích hoạt động của “tổ chức” chủ yếu phục vụ cho lợi ích cá nhân của Dương Văn Mình và số tay chân, cốt cán (chủ yếu là thân nhân của y) để thu lợi về kinh tế thông qua các hoạt động như: nộp quỹ, quyên góp, cúng bái.

Với các luận điệu tuyên truyền của Dương Văn Mình và đồng bọn cho rằng: “Năm 2.000 quả đất sẽ bị vỡ tung, con người sẽ chết hết, ai tin theo Dương Văn Mình thì sẽ được Chúa Giêsu đón lên trời sống sung sướng, người Mông sẽ có Tổ quốc riêng, không làm cũng có ăn, người chết sẽ sống lại, người già sẽ lột xác trẻ lại, ốm đau tự khỏi khỏi bệnh, của cải dồi dào chỉ việc lấy ăn uống không cần phải làm gì”.

Một số đồng bào dân tộc Mông đã nhẹ dạ cả tin, bán hết lúa, ngô, trâu, bò để nộp tiền cho Dương Văn Mình dưới danh nghĩa quyên góp vào cái gọi là “Quỹ Vàng Chứ” để phục vụ mua đồ lễ cúng bái. Tuy nhiên, thực tế số tiền trên được Dương Văn Mình và các đối tượng cầm đầu, cốt cán, tích cực dùng vào mục đích cá nhân như mua đất, nhà cửa, chữa bệnh, mua sắm trâu, bò, tivi, xe đạp, đài radio...

Ngoài lợi ích vật chất, đối tượng chủ yếu khuếch trương thanh thế, tự coi mình là “thủ lĩnh” của đồng bào dân tộc Mông, mong muốn quy tụ những người Mông tin theo mình dưới các chiêu bài, luận điệu “đổi mới nếp sống, phong tục của người Mông”.

Phương thức hoạt động của “tổ chức” thường lén lút, do đó, chúng thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động để tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng. Lợi dụng những kẽ hở của pháp luật và công tác quản lý của chính quyền cơ sở để tuyên truyền phát triển tổ chức; lợi dụng trình độ nhận thức, điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe còn hạn chế của đồng bào dân tộc Mông để dụ dỗ, lừa bịp, khống chế, lôi kéo.

Hoạt động của tổ chức do Dương Văn Mình và số cốt cán, tích cực lập ra nhằm thành lập một “tổ chức” riêng cho những người Mông tin theo. Đây là hoạt động của một tổ chức núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo, trái với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của pháp luật; trái với phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, phản văn hóa, phản khoa học (khuyên người ốm không cần dùng thuốc và chỉ cần cầu cúng là khỏi bệnh…), làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại nhiều địa phương trong một thời gian dài.

Để chỉ đạo hoạt động của tổ chức các đối tượng thường chú ý thăm dò phản ứng của chính quyền địa phương, mức độ chống đối từ thấp đến cao: đòi chính quyền địa phương phải công nhận “tín ngưỡng Dương Văn Mình”, tổ chức sinh nhật, tổ chức văn nghệ chào mừng năm mới đến việc dựng “nhà đòn” để khiếu kiện lên các cấp... Dương Văn Mình và số đối tượng cầm đầu, cốt cán còn móc nối, liên lạc và cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức chống phá trong, ngoài nước để xuyên tạc về “dân chủ”, “nhân quyền” ở Việt Nam; cử người tham gia khóa đào tạo, huấn luyện của các tổ chức khủng bố “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS” và khủng bố “Việt Tân”.

Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã lợi dụng số đối tượng này bằng các hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động qua mạng Internet (email, Facebook, Skype, Zalo...), tư vấn pháp lý, cách thức chống đối chính quyền, viết đơn thư khiếu kiện; bố trí và đăng ký tham gia các khóa huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng trực tuyến về kỹ năng báo cáo, tập huấn báo chí, cách thức chống đối... cho số đối tượng hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.

Thông qua việc tổ chức thực hiện quy ước này các đối tượng lôi kéo, tập hợp lực lượng, củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc Mông tin theo, hình thành tổ chức, lực lượng nòng cốt đề ra và thực hiện các hoạt động chống đối của tổ chức, tiến tới thành lập một tổ chức riêng của người Mông do Dương Văn Mình làm người đứng đầu.

Chúng hoạt động theo các quy định ràng buộc, thường xuyên tổ chức học múa, học hát vào các ngày Chủ nhật hằng tuần tại nhà của một số đối tượng cốt cán, tích cực (các bài múa hát đều có nội dung ca ngợi Dương Văn Mình, động viên đồng bào tin tưởng vào “con đường” đã chọn), tiến hành nhóm họp, tổ chức sinh nhật, “Tết chung” theo quy ước mà Dương Văn Mình đặt ra.

Đáng chú ý, thời gian trước bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, số đối tượng cốt cán của “tổ chức” ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn đã bàn bạc, thống nhất sẽ đồng loạt tái dựng “nhà đòn”, gửi đơn thư khiếu kiện vào sát ngày bầu cử; tạo lý do để lôi kéo, kích động người dân tẩy chay, không đi bầu cử, viết đơn đòi chính quyền phải công nhận “tín ngưỡng Dương Văn Mình”.

Khác với tôn giáo truyền thống, “tổ chức” đã sùng bái giáo chủ, thần thánh hóa người cầm đầu là “giáo chủ” Dương Văn Mình (người hiện diện hàng ngày bên cạnh những người tin theo với đầy đủ những nhân tính thế tục như mọi người), chúng cho rằng đối tượng Dương Văn Mình là Chúa Giêsu bằng xương, bằng thịt nhằm hướng số quần chúng tin theo. Với tôn giáo truyền thống, đối tượng sùng bái luôn là những bậc thánh hiền, siêu trần, thoát thế, phát huy được tác dụng hướng thiện, từ đó nâng đỡ cuộc sống của con người về mặt tư tưởng.

(còn tiếp)

Nét đẹp của nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của chị em dân tộc Mông và Dao Tiền

Nét đẹp của nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của chị em dân tộc Mông và Dao Tiền

Đôi bàn tay tài hoa của các chị em đồng bào dân tộc Mông và Dao Tiền thổi hồn vào những tấm vải với kỹ ...

Du lịch cộng đồng 'khoác áo mới' cho huyện biên giới Mèo Vạc

Du lịch cộng đồng 'khoác áo mới' cho huyện biên giới Mèo Vạc

Từng là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang với số hộ nghèo chiếm tới 60%, những năm gần đây, nhờ áp ...

Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Hiện nay, dân số tỉnh Cao Bằng có trên 542.000 người, với hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu ...

Người giữ lửa nghề dệt lanh Lùng Tám

Người giữ lửa nghề dệt lanh Lùng Tám

Ghé thăm hợp tác xã dệt nhỏ nhắn, mộc mạc của thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, Hà Giang, chúng tôi có ...

Bài 1: Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng, dệt mơ ước đổi thay

Bài 1: Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng, dệt mơ ước đổi thay

Niềm vui của anh Nó, anh Đình hay anh Sỹ cũng là niềm vui chung của nhiều hộ gia đình ở huyện Hà Quảng, Cao ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

VinFast Minio Green được đăng ký bản quyền kiểu dáng tại Việt Nam

VinFast Minio Green được đăng ký bản quyền kiểu dáng tại Việt Nam

VinFast Minio Green có thiết kế nhỏ gọn, mức giá hợp lý, thiết kế trẻ trung cùng chi phí vận hành tiết kiệm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: USD trượt giá trên diện rộng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: USD trượt giá trên diện rộng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD trượt giá trên diện rộng khi các nhà đầu tư thận trọng.
Cận cảnh SUV điện BYD Tai 3 vừa trình làng tại Trung Quốc

Cận cảnh SUV điện BYD Tai 3 vừa trình làng tại Trung Quốc

Hãng xe Trung Quốc vừa trình làng mẫu SUV điện BYD Tai 3 tại Triển lãm ô tô Thượng Hải 2025 với thiết kế hầm hố, công nghệ hiện đại ...
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
LAMORI Lam Kinh - tôn vinh vẻ đẹp nguyên bản

LAMORI Lam Kinh - tôn vinh vẻ đẹp nguyên bản

LAMORI là nơi lưu trú tuyệt hảo, vừa là chất liệu kết nối”giữa kho tàng văn hóa - lịch sử vương triều với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lãng ...
Doanh nhân Hồ Huy và hành trình dựng xây Mai Linh từ tâm thế người lính

Doanh nhân Hồ Huy và hành trình dựng xây Mai Linh từ tâm thế người lính

Doanh nhân Hồ Huy - người lính năm xưa, sinh ra và lớn lên tại Quảng Thọ, Sầm Sơn, Thanh Hóa, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, nơi đã ...
GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

GAVI, UNICEF, WHO tái khẳng định cam kết hỗ trợ Bangladesh về tiêm chủng cho trẻ em

Liên hợp quốc tái khẳng định cam kết hỗ trợ chính phủ Bangladesh trong việc bảo vệ mọi trẻ em khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Tháng Nhân đạo năm 2025: Lan tỏa các hoạt động nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025: Lan tỏa các hoạt động nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025 nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, sẻ chia và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Việt Nam lần đầu công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

Ngày 25/4, Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện, minh bạch và lấy con người làm trung tâm.
Sứ mệnh Mang triệu ước mơ trên Chuyến xe Hướng nghiệp

Sứ mệnh Mang triệu ước mơ trên Chuyến xe Hướng nghiệp

Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khởi xướng dự án Chuyến xe Hướng nghiệp nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường lao động quốc tế cho người trẻ tại Việt Nam.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Dấu ấn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra từ ngày 6-8/5 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 80 quốc gia và 5 vùng lãnh ...
Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng đã trao đổi với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành UNODC về tình hình chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Hà Nội.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu về thực tiễn đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Là quốc gia đa dạng tôn giáo, Việt Nam đã sớm hình thành chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Việt Nam có nền tảng vững chắc và triển vọng khả quan cho việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028.
Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Tham gia chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao, Việt Nam gửi gắm đi nhiều thông điệp ý nghĩa tại khóa họp 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho tất cả mọi người được thể hiện rõ trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam...
Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn nỗ lực và đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

77% trong số hơn 550 người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Đối với nhiều thanh thiếu niên Afghanistan, bóng đá không chỉ là một trò chơi mà còn là giấc mơ thay đổi vận mệnh...
Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng sốt rét, với mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 triệu trẻ em dưới hai tuổi.
ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

Hội nghị thượng đỉnh Trẻ em châu Phi (ACS) lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Phiên bản di động