Hơn 30 năm bền bỉ vì cuộc sống bình yên của đồng bào dân tộc thiểu số: Dấu chân lặng lẽ của lực lượng an ninh

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

PHAN HẢI DƯƠNG - ĐỖ THỊ MINH NGUYỆT
Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các chính sách phù hợp...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bài 1: Vạch trần bản chất của ‘tổ chức’

Bài 1: Vạch trần bản chất của ‘tổ chức’

Bằng những luận điệu tuyên truyền phản khoa học, sai sự thật, tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình và các đối tượng cốt cán đã tuyên truyền, lôi kéo đồng bào người Mông đi theo, đẩy người dân vào những hành vi vi phạm pháp luật, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội.

Bởi vậy, đấu tranh ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp này, lật tẩy những luận điệu sai trái, thức tỉnh người dân khỏi những ảo vọng vô căn cứ, trở về cuộc sống bình yên vốn có. là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách. Để hành trình này đến đích, luôn có dấu chân thầm lặng của người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam.

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua
Công an tỉnh Lai Châu tuyên truyền bà con người Mông không nghe theo luận điệu kẻ xấu. (Nguồn: cand.com.vn)

Kiên trì, sáng tạo trong công tác

Xác định công tác tuyên truyền, vận động là nòng cốt trong đấu tranh, xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình (“tổ chức”), lực lượng Công an với vai trò tham mưu nòng cốt đã kiên trì triển khai sáng tạo, đa dạng và hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng cam kết từ bỏ “tổ chức”.

Hàng trăm tổ công tác với hàng nghìn lượt cán bộ đã được tổ chức xuống cơ sở bám địa bàn, hướng dẫn công an xã thực hiện “bốn cùng” với đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiệm vụ đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, những vấn đề bức xúc còn tồn tại, những vấn đề mới nảy sinh từ cơ sở để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người dân và tổ chức tuyên truyền, vận động người dân bị ảnh hưởng của “tổ chức”.

Lực lượng Công an cũng đã thành lập hàng trăm “Tổ tương trợ cộng đồng” tại các thôn, bản bị tác động, ảnh hưởng nhằm trợ giúp các hộ gia đình tin theo “tổ chức”, từng bước tách họ khỏi sự tác động, chi phối của số cầm đầu, cốt cán; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng và số người dân tin theo “tổ chức” chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hiểu rõ về bản chất lừa bịp, mưu đồ lợi dụng người Mông để tập hợp lực lượng, ly khai dân tộc, lập “Nhà nước riêng” của Dương Văn Mình và đồng bọn, không để các đối tượng kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động gây mất ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn.

Trong nhiều năm, với chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”, bền bỉ, kiên trì, lực lượng Công an đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tiến hành vận động quần chúng, xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các thôn, bản ảnh hưởng của “tổ chức”, duy trì hoạt động của các mô hình tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự và mô hình Cụm an ninh liên hoàn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Các thành viên trong mô hình là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, đấu tranh xóa bỏ “tổ chức”.

Công an các cấp đã chủ động tham mưu với tỉnh và huyện quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, cho vay vốn để bà con phát triển kinh tế gia đình, qua đó thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước.

Phát huy vai trò nòng cốt của những người có uy tín, người già trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với người Mông. Cán bộ, chiến sĩ an ninh Công an tỉnh và Công an các huyện đã truyền đạt những thông tin tích cực, những chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng lực lượng Công an vận động đồng bào không bị mê muội, tin theo những luận điệu xấu, phản khoa học của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Một hành trình mà chỉ cần một chút sao nhãng là sẽ phá hủythành quả của bao người đi trước, mỗi cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ luôn phải xác định bám sát cơ sở, nắm chắc địa bàn, bền bỉ, giữ vững phẩm chất người công an cách mạng, để đấu tranh với các hoạt động trái pháp luật, tạo sự chuyển biến tích cực về tâm lý, tư tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực thi pháp luật, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, ký cam kết từ bỏ “tổ chức”; thay đổi tư duy, cách làm trong lao động, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, lực lượng Công an các cấp, mà mũi nhọn là Công an xã đã nắm chắc tình hình, bền bỉ tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ âm mưu của các thế lực thù địch, phản động.

Họ chính là “cánh tay nối dài” để tuyên truyền những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước tới tận từng hộ gia đình ở khắp các bản làng vùng cao trên địa bàn; thực hiện “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào”, là cầu nối tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sinh hoạt, làm việc, đồng thời là yếu tố then chốt góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương, tạo được niềm tin của đồng bào với lực lượng Công an.

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua
Người Mông vùng Lục Khu, Cao Bằng đã được đầu tư hệ thống bể chứa nước sạch đến tận các xóm bản, khu dân cư. (Nguồn: congan.caobang.gov.vn)

Sức sống mới ở vùng đồng bào dân tộc Mông

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cuộc sống của đồng bào Mông tại những địa bàn từng bị ảnh hưởng của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình ngày càng được cải thiện; nhiều địa bàn trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hàng loạt Đề án phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình 135, Chương trình 30a, chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025…), củng cố hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc Mông được triển khai, trong đó ưu tiên các chương trình, dự án tại các địa bàn từng bị ảnh hưởng của “tổ chức”, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Điển hình tại tỉnh Thái Nguyênđến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, trên 99% xóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 100% xóm có điện lưới quốc gia; trên 95% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh ở những nơi cần thiết; 100% xã có trạm y tế, trong đó có 90% xã có bác sĩ; 100 xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại.

Chính quyền địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm 100% đồng bào dân tộc Mông thuộc diện hộ nghèo, sinh sống ở vùng 135 được cấp thẻ BHYT kịp thời; tăng cường y tế cơ sở, xây dựng các cơ chế, chính sách, đầu tư các nguồn lực bảo đảm đồng bào dân tộc Mông được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng tại các tuyến, đặc biệt là tuyến xã, tuyến huyện nơi cư trú; triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở vùng đồng bào dân tộc Mông, nhất là những địa bàn từng bị ảnh hưởng của “tổ chức”.

Hệ thống các trường học từ mầm non đến trung học phổ thông trên tại các địa bàn từng bị ảnh hưởng của “tổ chức” đều được triển khai rộng khắp, tạo điều kiện học tập cho con em người dân tộc thiểu số. Số người Mông theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề ngày càng nhiều.

Điển hình tỉnh Tuyên Quang đã triển khai Đề án thí điểm mở lớp học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông kết hợp với đào tạo trung cấp nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (nơi sinh sống của Dương Văn Mình trước đây) theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông kết hợp với học trung cấp nghề (giai đoạn 2022-2023 mở 3 lớp với 95 học viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Yên Lâm, trong đó có 48 học viên là người dân tộc Mông).

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua
Đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. (Nguồn: baodantoc.vn)

Chính quyền các địa phương đã rà soát, đánh giá, quy hoạch, sắp xếp, di dân, ổn định dân cư để đồng bào yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Điển hình như tại tỉnh Bắc Kạn đã triển khai Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư cho vùng có nguy cơ sạt lở cao tại thôn Cốc Nghè, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm. Tỉnh Tuyên Quang đã sắp xếp, triển khai 4 khu tái định cư… tạo sự giao thoa văn hóa, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, một số bộ, ban, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội tại các địa bàn từng bị tác động bởi “tổ chức”. Trong đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang triển khai chương trình hỗ trợ, xây dựng nhà cho 1.400 hộ nghèo tại địa bàn Tuyên Quang (trong đó có 31 hộ trước đây tin theo “tổ chức”), phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hỗ trợ làm 200 căn nhà cho các hộ nghèo (trong đó có 29 hộ trước đây tin theo “tổ chức”) tại tỉnh Bắc Kạn…

Thời gian qua, các cơ quan, ban ngành, chính quyền các địa phương tại những địa bàn từng bị ảnh hưởng của “tổ chức” đã chủ động xây dựng và triển khai đến tuyến cơ sở việc thực hiện hương ước, quy ước thôn, bản gắn liền với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh nhằm xóa bỏ những phong tục lạc hậu.

Thông qua đó từng bước đưa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đi vào cuộc sống, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, đặc biệt là việc tổ chức đám tang theo nghi lễ truyền thống phù hợp với tình hình mới; từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nhằm tạo không gian, cơ sở vật chất tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng môi trường văn hóa, văn minh, lành mạnh.

Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương đã quan tâm định hướng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào bị ảnh hưởng theo đúng pháp luật và nguyện vọng, nhu cầu của người dân. Để giải quyết khoảng trống về tâm linh và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của những người đã cam kết từ bỏ “tổ chức”, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để đồng bào trở lại theo các phong tục, tập quán tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc Mông hoặc các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động.

Những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Mông tại những địa bàn đã từng bị ảnh hưởng, cũng như những tiến triển tích cực trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, không chỉ củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; mà còn khiến đồng bào tin theo có sự chuyển biến về nhận thức.

Đặc biệt, tác động mạnh đến tư tưởng, tâm lý của số đối tượng cầm đầu, cốt cán, làm cho các đối tượng hoang mang, dao động, mất phương hướng hoạt động, không thực hiện được âm mưu kích động, lôi kéo tụ tập đông người “thần thánh hóa Dương Văn Mình”, tập hợp lực lượng, công khai hóa “tổ chức”, tụ tập đông người trái pháp luật gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.

Đến nay, cuộc sống bình yên đã trở lại với đồng bào dân tộc Mông ở các địa phương nơi có hoạt động của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Những hệ lụy về an ninh, trật tự cũng được gỡ bỏ, nhưng những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào, sống cuộc sống của đồng bào mới có thể đưa ra các chính sách phù hợp, cải thiện ngày càng tốt hơn chất lượng cuộc sống và bảo đảm tốt nhất các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số - đánh thức nguồn lực trong vùng đồng bào, hoà cùng sự phát triển chung của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi ...

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số tại Điện Biên về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số tại Điện Biên về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Ngày 3/12, hơn 150 thanh niên, học sinh đã cùng lắng nghe và thảo luận những câu chuyện thành công, chia sẻ các sáng kiến ...

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ ...

Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Tạo chuyển biến cho các trung tâm học tập cộng đồng

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ...

Gầu Tào - lễ hội đặc sắc của đồng bào Mông

Gầu Tào - lễ hội đặc sắc của đồng bào Mông

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt, Lễ hội Gầu Tào được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Khai mạc Festival Tinh hoa phở Việt: Thương hiệu vươn tầm thế giới

Khai mạc Festival Tinh hoa phở Việt: Thương hiệu vươn tầm thế giới

Tối 18/4, tại Hoàng thành Thăng Long, Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" chính thức khai mạc
Tin thế giới ngày 18/4: Indonesia mua vũ khí của Mỹ, Ukraine trừng phạt 3 thực thể Trung Quốc, Nga phá âm mưu tấn công khủng bố

Tin thế giới ngày 18/4: Indonesia mua vũ khí của Mỹ, Ukraine trừng phạt 3 thực thể Trung Quốc, Nga phá âm mưu tấn công khủng bố

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tiếp Quan chức cao cấp phụ trách Cục Đông Á - Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tiếp Quan chức cao cấp phụ trách Cục Đông Á - Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp ông Sean Kotaro O’Neill, Quan chức cao cấp phụ trách Cục Đông Á - Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus

Tổng Bí thư đề nghị ông Jeff Perlman và các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam tiếp tục ủng hộ, có tiếng nói để đàm phán song phương sớm ...
Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư và thúc đẩy thương mại công bằng, bền vững Việt Nam-Hoa Kỳ

Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư và thúc đẩy thương mại công bằng, bền vững Việt Nam-Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung lẫn nhau.
Con người chính là trung tâm của hành trình phát triển bền vững

Con người chính là trung tâm của hành trình phát triển bền vững

Tổng giám đốc Công ty Stride trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư diễn ra từ ngày ...
Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng đã trao đổi với bà Ghada Fathi Waly, Giám đốc điều hành UNODC về tình hình chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Hà Nội.
Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo tồn thiên nhiên tại Ninh Bình

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong bảo tồn thiên nhiên tại Ninh Bình

WildAct đã tổng kết Dự án 'Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và cộng đồng địa phương'.
Đồng bào Khmer tại TP. Hồ Chí Minh đón Tết Chol Chnam Thmay ở chùa Candaransi

Đồng bào Khmer tại TP. Hồ Chí Minh đón Tết Chol Chnam Thmay ở chùa Candaransi

Những ngày giữa tháng Tư, đồng bào Khmer sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh tưng bừng đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Candaransi (Quận 3).
Colombia cảnh báo tình trạng các nhóm vũ trang ép buộc tuyển mộ trẻ em

Colombia cảnh báo tình trạng các nhóm vũ trang ép buộc tuyển mộ trẻ em

Trong năm 2024 ở Colombia có ít nhất 533 trẻ em bị các nhóm vũ trang ép buộc tham gia hàng ngũ, chủ yếu là trẻ em thuộc các cộng đồng bản địa.
Tuần hành tại Nam Phi hối thúc chính phủ tuyên bố bạo lực giới là thảm họa quốc gia

Tuần hành tại Nam Phi hối thúc chính phủ tuyên bố bạo lực giới là thảm họa quốc gia

Đại diện của những người tham gia cuộc tuần hành đã trao bản kiến nghị tuyên bố bạo lực giới là thảm họa quốc gia tới chính phủ.
Giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và bảo vệ trẻ em

Giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và bảo vệ trẻ em

Vừa qua, Đại sứ quán Nhật Bản, IOM và UNICEF đến thăm vùng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại tỉnh Cao Bằng giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai cho cộng đồng.
Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Việt Nam có nền tảng vững chắc và triển vọng khả quan cho việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028.
Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Tham gia chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao, Việt Nam gửi gắm đi nhiều thông điệp ý nghĩa tại khóa họp 58 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho tất cả mọi người được thể hiện rõ trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam...
Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nỗ lực thúc đẩy tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Việt Nam luôn nỗ lực và đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Phụ nữ Việt Nam: Từ 'nhà bếp' ra thế giới!

Phụ nữ Việt Nam: Từ 'nhà bếp' ra thế giới!

Phụ nữ Việt Nam ở thế kỷ XXI đã có nhiều thay đổi về chức năng, vị trí và vai trò đối với gia đình và xã hội.
Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Để phụ nữ tham gia và dẫn đầu kỷ nguyên số

Nhân Ngày quốc tế Phụ nữ, Điều phối viên LHQ Pauline Tamesis chia sẻ cách thức giúp phụ nữ Việt Nam tỏa sáng trong kỷ nguyên mới của chuyển đổi số.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Thanh thiếu niên Afghanistan theo đuổi ước mơ bóng đá vì tương lai của đất nước

Đối với nhiều thanh thiếu niên Afghanistan, bóng đá không chỉ là một trò chơi mà còn là giấc mơ thay đổi vận mệnh...
Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda: Bước đi táo bạo giải phóng gánh nặng của bệnh sốt rét

Uganda phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng sốt rét, với mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 triệu trẻ em dưới hai tuổi.
ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

ACS - Nơi trẻ em được 'nhìn thấy, lắng nghe và tham gia'

Hội nghị thượng đỉnh Trẻ em châu Phi (ACS) lần thứ hai chuẩn bị diễn ra tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) phê duyệt việc thành lập quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học.
Phiên bản di động