Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong buổi thị sát việc sản xuất hệ thống tên lửa chiến thuật vào ngày 14/5. (Nguồn: KCNA) |
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng thuộc Ủy ban Kinh tế thứ hai đã triển khai kế hoạch sản xuất quân sự trong nửa đầu năm nay và sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất hệ thống vũ khí tên lửa chiến thuật do Quân ủy Trung ương đảng Lao động đặt hàng vào cuối năm.
Tin liên quan |
Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân |
Tại sự kiện trên, ông Kim Jong-un bày tỏ sự hài lòng với hoạt động sản xuất nửa đầu năm, nhấn mạnh việc thực hiện kế hoạch sản xuất quốc phòng trong năm 2024 là yêu cầu quan trọng.
Nhà lãnh đạo cho rằng, điều này sẽ mang lại bước đột phá về khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội quốc gia Đông Bắc Á.
Theo KCNA, các bệ phóng tên lửa được sản xuất trong nửa đầu năm nay sẽ được lắp đặt tại các đơn vị hỏa lực phía Tây chịu trách nhiệm thực hiện "các nhiệm vụ tấn công quan trọng".
Tuần trước, Chủ tịch Kim Jong-un đã kiểm tra hệ thống vũ khí pháo binh của quân đội Triều Tiên và thị sát buổi thử nghiệm các loại vũ khí này.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 14/5, Yonhap dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink cho biết, nước này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc "tăng gấp đôi" hợp tác an ninh với Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như thực thi các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.
Phát biểu tại một diễn đàn do Viện Brookings có trụ sở tại Washington tổ chức, ông Kritenbrink nhấn mạnh, Washington chắc chắn sẽ tập trung vào vấn đề Triều Tiên bởi đây là một trong những thách thức an ninh "quan trọng nhất" ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Lưu ý rằng Mỹ đã theo đuổi đối thoại với Triều Tiên "không cần điều kiện tiên quyết", quan chức trên nhấn mạnh cam kết an ninh của Washington với các đồng minh và nêu rõ, sự hợp tác ba bên với Tokyo và Seoul đã đạt đến mức độ chưa từng có và phần lớn nhằm ứng phó Bình Nhưỡng.
Nhận xét của ông Kritenbrink được đưa ra khi có nhiều ý kiến cho rằng, cách tiếp cận của Tổng thống Joe Biden đối với Bình Nhưỡng không có nhiều tiến triển trong khi Triều Tiên lại kiên trì theo đuổi các chương trình vũ khí tiên tiến và hợp tác quân sự với Nga.
| Tin thế giới 14/5: Tướng Nga bị bắt vì nhận hối lộ, Mỹ ra 'tối hậu thư' cho một công ty Trung Quốc, hồi ký của 'bà đầm thép' Đức Angela Merkel Tình hình nhân sự trong Bộ Quốc phòng Nga, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, Tổng thống Putin sắp thăm Bắc Kinh, diễn biến xung đột ở ... |
| Israel không kích trung tâm chỉ huy của Hamas bên trong cơ sở do Liên hợp quốc điều hành Ngày 14/5, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã tấn công vào trụ sở của phong trào Hamas tại một trường học do ... |
| Chủ tịch Triều Tiên khẳng định ngành công nghiệp quốc phòng 'phát triển vượt bậc ở cấp độ thế giới' Ngày 13/5, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Chủ tịch nước này Kim Jong-un đã kêu gọi nỗ lực tăng cường ... |
| Những công trình kiến trúc hiện đại ‘phủ’ kín thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên Thủ đô Bình Nhưỡng (Triều Tiên) đang chuyển mình trở thành đô thị hiện đại với những đường phố sầm uất, nhộn nhịp cùng các ... |
| Tổng thống Putin thăm Trung Quốc: Tiết lộ về văn kiện quan trọng nhất sẽ được ký kết, ai tháp tùng nhà lãnh đạo Nga? Trong chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh từ 16-17/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ký ... |