Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

TS. Vũ Đăng Minh
Thế giới đã rất mệt mỏi, bất an trước cuộc xung đột khốc liệt, đẫm máu, kéo dài chưa thấy điểm dừng ở Ukraine và Trung Đông thì lại đứng trước nguy cơ một cuộc xung đột mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong vòng 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia đánh giá, hai bên đang dần rơi vào tình thế “bên miệng hố chiến tranh”.

Hàn Quốc và Triều Tiên sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn toàn diện mà hậu quả rất khó lường? (Nguồn: AP)
Dù căng thẳng leo thang, Hàn Quốc và Triều Tiên chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn toàn diện mà hậu quả rất khó lường. (Nguồn: AP)

Nóng bỏng vì đâu

Đường bộ, đường sắt liên Triều, biểu tượng cho cố gắng kết nối hai miền bị phá tung. Hơn thế nữa, tình trạng đối đầu còn được Triều Tiên luật hóa bằng việc sửa Hiến pháp, xác định Hàn Quốc là thù địch. Cùng với các tuyên bố rất cứng rắn, quân đội hai bên đặt trong tình trạng “đạn lên nòng”. Súng chưa nổ, nhưng những hành động ăn miếng trả miếng khiến cộng đồng quốc tế như ngồi trên đống lửa.

Sau Hiệp định đình chiến năm 1953, Hàn Quốc và Triều Tiên đi theo hai con đường trái ngược. Dù cố gắng tìm kiếm cơ hội tạo dựng quan hệ hợp tác, hòa giải, nhưng Bình Nhưỡng và Seoul không có lòng tin thực sự với nhau.

Bất chấp nỗ lực cấm vận của phương Tây, Triều Tiên công khai xác nhận là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc bất an, nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh. Sau những động thái “mềm dẻo” không kết quả, Seuol chuyển sang lập trường cứng rắn hơn. Hai bên có những động thái theo kiểu ăn miếng trả miếng, khiến con đường thống nhất trở nên xa vời.

Trong nhiều năm, mong muốn phi hạt nhân hóa và tìm kiếm con đường thống nhất là hai nhân tố cơ bản giữ quan hệ liên Triều trong trạng thái nhùng nhằng, lúc căng, lúc chùng. Nay hai nhân tố đó có sự thay đổi lớn, nên các bên có tính toán mới với những ưu tiên khác.

Bên trong đã thế, bên ngoài lại đổ thêm dầu vào lửa. Thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ thiên về đối thoại, đàm phán để Bình Nhưỡng dừng chương trình hạt nhân đổi lấy dỡ bỏ lệnh cấm vận và giảm sức ép từ bên ngoài. Chính quyền Mỹ hiện nay theo đường lối cứng rắn, thiết lập liên minh Mỹ-Nhật-Hàn, sẵn sàng triển khai “ô hạt nhân”, vây ép, răn đe Bình Nhưỡng. Mỹ và đồng minh không che giấu mục tiêu thay đổi Triều Tiên theo mô hình Hàn quốc.

Bình Nhưỡng có “con bài hạt nhân”, lại thêm tự tin khi mới ký kết hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện với Moscow. Trong đó có điều khoản quan trọng, hai bên sẵn sàng hỗ trợ quân sự khi bị xâm lược, an ninh bị đe dọa.

Với bối cảnh và những nhân tố đó, tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên nóng bỏng cũng không quá bất ngờ và không quá khó để giải thích. Vấn đề là tại sao lại nóng lên vào thời điểm này?

Thời điểm và những thông điệp

Các điểm nóng kéo dài nhiều năm, tháng, nhưng điểm đáng chú ý là gần như cùng leo lên nấc thang căng thẳng mới vào nửa cuối tháng 10/2024. Một trong những lý do cơ bản là nhắm đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ còn ít ngày nữa và đang vào hồi gay cấn. Sự lựa chọn của cử tri Mỹ sẽ liên quan đến chiến lược toàn cầu, chính sách đối ngoại của Washington trong nhiệm kỳ tới, nhất là trên những khu vực trọng điểm.

Dù do nguyên nhân khác nhau, đối tượng khác nhau, nhưng cuộc xung đột ở Ukraine, Trung Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác đều liên quan đến sự đối đầu địa chính trị giữa các cường quốc và chiến lược, chính sách của phương Tây do Mỹ dẫn đầu.

Mỹ đang gặp khó khi đồng thời đối mặt với hai điểm nóng ở Ukraine, Trung Đông và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Thêm một cuộc chiến nữa ở bán đảo Triều Tiên sẽ càng chồng chất khó khăn, là điều ông chủ Nhà Trắng không muốn, vào lúc này.

Vì thế, xung đột, các điểm nóng đều có sự liên quan, tác động lẫn nhau. Căng thẳng ở khu vực này có thể buộc Mỹ và phương Tây phải giảm bớt sự chi viện, can dự ở khu vực khác. Trong lúc chính quyền Mỹ tập trung giải quyết những vấn đề đối nội, cuộc bầu cử phức tạp, không muốn chiến sự bùng phát ngoài vòng kiểm soát, thì các bên xung đột đều muốn tạo ra sự đã rồi, giành lợi thế lớn nhất có thể, sẵn sàng ứng phó với những biến động mới.

Không chỉ gửi thông điệp đến cử tri Mỹ, Bình Nhưỡng còn muốn khẳng định chính sách cấm vận, trừng phạt, răn đe của phương Tây đang và sẽ thất bại. Washington cần thay đổi chính sách chuyển hóa chế độ, chấp nhận hai nhà nước tồn tại lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Bầu cử Tổng thống Mỹ. (Nguồn: NBC)
Bán đảo Triều Tiên nóng ran trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang vào hồi gay cấn. (Nguồn: NBC)

Kịch bản chiến tranh

Cả Seoul và Bình Nhưỡng đều tuyên bố cứng rắn và có những hành động sẵn sàng ăn miếng trả miếng. Nhưng thực lòng họ chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn toàn diện mà hậu quả rất khó lường.

Nếu chiến tranh xảy ra, Triều Tiên sẽ phải đối đầu với Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia phương Tây khác. Bắc Kinh sẽ hỗ trợ, chi viện vũ khí, phương tiện, vật chất, nhưng vì lợi ích quốc gia, họ sẽ không đưa quân can dự trực tiếp như trong cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đây (1950-1953). Moscow vướng bận cuộc chiến, khả năng chi viện cũng có hạn.

Trong lúc thế giới đang tồn tại nhiều điểm nóng, duy trì tình trạng “bên miệng hố chiến tranh” cũng là một cách phản ứng của Triều Tiên, buộc Mỹ và đồng minh phải cân nhắc, tính tới những nhượng bộ nhất định.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là chuyện riêng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Nó ảnh hưởng lớn đến chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Đằng sau điểm nóng đó là sự đối đầu giữa Mỹ và đồng minh với trục liên kết giữa Trung Quốc, Nga và Triều Tiên. Bùng phát cuộc chiến dễ lôi kéo đồng minh, đối tác các bên vào cuộc, trong lúc họ còn nhiều mối bận tâm khác.

Giữ căng thẳng ở mức độ nhất định cũng có thể là cách thức để các nước lớn kiềm chế lẫn nhau và có những toan tính chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác. Vì thế, Bình Nhưỡng và Seoul không thể tự mình định đoạt có bùng phát thành xung đột toàn diện hay không.

Với ý đồ chiến lược của các cường quốc, tương quan thế và lực hiện nay, bùng phát xung đột toàn diện trên bán đảo Triều Tiên không hoàn toàn có lợi cho các bên. Vì thế, khả năng xảy ra cuộc chiến giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ít khả năng xảy ra.

Nhưng như biểu tượng con đường kết nối liên Triều bị phá, cả Bình Nhưỡng và Seoul khó quay lại trạng thái trước đây. Giới hạn cũ bị vượt qua, chiến tranh thì không mong muốn, tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn kéo dài phức tạp.

Căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cũng như xung đột ở các khu vực khác, phụ thuộc vào việc xử lý, kiểm soát mâu thuẫn của hai bên và sự chi phối, tác động của các cường quốc. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là các bên kiềm chế, không để tình hình vượt quá tầm kiểm soát. Các cường quốc không vì lợi ích của mình mà đổ thêm dầu vào lửa.

Bình luận của Việt Nam về tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Bình luận của Việt Nam về tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 17/10, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã có bình luận về diễn biến căng ...

Bán đảo Triều Tiên trước bước ngoặt mới

Bán đảo Triều Tiên trước bước ngoặt mới

Căng thẳng liên Triều tiếp tục được đẩy lên cao trào trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ. Đợt căng thẳng lần này bắt đầu ...

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm Triều Tiên, họp trao đổi chính sách hai nước lần thứ 5

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm Triều Tiên, họp trao đổi chính sách hai nước lần thứ 5

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Sang Gil vui mừng trước những bước phát triển của ...

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) - viện nghiên cứu chính sách độc lập của Mỹ đưa ra những phân tích, nhận ...

Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Bán đảo Triều Tiên: Căng thẳng dâng cao, Bình Nhưỡng nổi giận ra tuyên bố, Seoul sẵn sàng 'nghênh chiến'

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tăng cao khi hai miền đều đưa ra các tuyên bố cứng sau phản ứng của Bình Nhưỡng ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ tiết lộ kế hoạch sẽ cải tổ ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ Frank McCourt sẽ thay đổi mô hình quảng cáo của công ty trên Tik Tok để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại ...
Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung tại vùng nước lịch sử hai nước

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung tại vùng nước lịch sử hai nước

Sáng 21/12, Tàu 263 đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Tàu 1143 thuộc Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng ...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Nga tố khoản vay của G7 cho Ukraine từ tài sản phong tỏa của Moscow là hành vi gian lận

Nga tố khoản vay của G7 cho Ukraine từ tài sản phong tỏa của Moscow là hành vi gian lận

Ngày 21/12, Đại sứ quán Nga tại Anh chỉ trích kế hoạch chuyển hơn 2 tỷ bảng Anh (2,5 tỷ USD) cho Ukraine của Anh là 'âm mưu gian lận'.
Nga tấn công cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine, Kiev hoàn tất thử nghiệm UAV cảm tử điều khiển bằng cáp quang

Nga tấn công cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine, Kiev hoàn tất thử nghiệm UAV cảm tử điều khiển bằng cáp quang

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã phá hủy cơ sở năng lượng hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine và cơ sở hạ tầng các sân ...
Những chiếc xe an toàn nhất 2024, thương hiệu xe châu Á lại thống trị

Những chiếc xe an toàn nhất 2024, thương hiệu xe châu Á lại thống trị

Thương hiệu giành được nhiều giải thưởng xe an toàn nhất năm 2024 thuộc về Mazda với 8 giải thưởng Top Safety Pick+.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động